Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nô lệ lao động Việt Nam ở Serbia

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Hơn 400 công nhân Việt xuất khẩu lao động bị 2 công ty Trung Quốc  đối xử như nô lệ ở Serbia.

 

Theo tin của trang mạng Mạch Sống(1), ngày 21 tháng 3 vừa qua, văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ công bố giác thư gửi nhà nước Việt Nam và 3 công ty tuyển dụng người đi lao động nước ngoài là Kaizen(2), Song Hỷ Gia Lai, và Bảo Sơn về tình trạng của hơn 400 công nhân Việt xuất khẩu lao động bị 2 công ty Trung Quốc đối xử như nô lệ ở Serbia. 

Tin tức các báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc ghi nhận trong giác thư gửi những công ty xuất khẩu lao động trùng hợp với tin tức của phóng viên Việt Nam Thời Báo tại Belgrade và cộng tác viên tại Serbia cung cấp trước đó

Ngày 27/112021 phóng viên Anh Quân của Việt Nam Thời Báo trong bài Tin Mới Nhận: Công nhân Việt Nam ở Serbia bị buộc ký giấy tự nguyện tiếp tục làm việc (2) đã cho biết về tình trạng sống và làm việc như nô lệ của hơn 400 công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam tại Serbia:

– Hai mươi công nhân Việt Nam làm việc tại công trình dự án lốp xe của công ty LingLong Duo tại Zrenjanin, Serbia, đã bị công ty này buộc ký vào văn bản có nội dung như sau “Tôi tự nguyện tiếp tục làm việc tại dự án lốp xe Zrenjanin Linglong ở Serbia và hài lòng với chỗ ăn ở chủ sử dụng cung cấp. Tôi hứa sẽ tuân thủ các quy định và sự sắp xếp của công ty.”  Hai mươi công nhân từ chối ký văn bản này đã không được cho làm việc dù vẫn còn được ở và trong trại và được cung cấp thực phẩm.

– Âm 2 độ C, không máy sưởi, không nước nóng, không giường nệm, chân đi dép lê, đó là điều kiện sống mà hơn 400 công nhân Việt Nam tại công trường nhà máy lốp xe của công ty LingLong Duo, Trung Quốc đang phải trải qua ở thành phố Zrenjanin. Serbia. Phần lớn những công nhân này là người ở các tỉnh miền Trung và Bắc Việt Nam. Cũng theo những người công nhân này, trước đó, họ đã được chuyển qua chỗ ở mới – chỗ cũ là trong công-ten-nơ, chứa 12 đến 20 người – 

Bài báo cũng mong mọi người, mọi tổ chức hỗ trợ các công nhân này tạm thời bớt được hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của họ. Việt Nam Thời Báo đã nhanh chóng gửi đến cho họ một số máy sưởi, tiền bạc. Một vài công nhân chịu không nổi sự khắc nghiệt của cả thời tiết và hoàn cảnh ăn, ở, làm việc đành phải xin về Việt Nam. Họ chấp nhận bị cắt hợp đồng lao động và tự túc trả tiền vé máy bay. Không may, họ đã không được chính phủ Việt Nam và công ty tuyển dụng giúp đỡ. VNTB đã giúp họ bù đắp vào phần tiền thiếu hụt mua vé. Nhiều công nhân đã cho phóng viên chúng tôi biết họ sẽ bị bán sang làm việc cho các công ty Trung Quốc khác cũng ở Serbia, sẽ bị di chuyển đến nơi khác và đặc biệt bị tịch thu điện thoại. Cho đến nay chúng tôi không thể liên lạc được với họ.

Một số công nhân mong muốn Việt Nam Thời Báo giúp họ trốn khỏi nơi làm việc để tỵ nạn ở nước thứ ba. VNTB đã không thể thỏa mãn ý họ mặc dù biết những người Việt Nam xuất khẩu lao động ở Serbia này đang mắc kẹt trong tình trạng bị buôn bán giữa chính phủ Việt Nam, qua các công ty kể trên, và các chủ nhân là các công ty Trung quốc sử dụng lao động ở Serbia.

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, buôn người là “việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người làm, bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hoặc các hình thức ép buộc khác, bắt cóc, lừa đảo, lừa dối, lạm dụng quyền lực hoặc chức vụ cho hoặc nhận các khoản thanh toán hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của một người có quyền kiểm soát đối với người khác nhằm mục đích lợi dụng.”

Theo Báo cáo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, buôn bán người liên quan đến cả nam và nữ, những người bị ép buộc bóc lột tình dục hoặc lao động và cũng bao gồm những người lao động đến nước khác với hy vọng có sinh kế tốt hơn nhưng lại bị lừa vào những tình trạng bị mua bán tương tự.

Giác thư ngày 21 tháng 3 của LHQ đã vạch trần tình trạng hơn 400 người Việt xuất khẩu lao động ở Serbia đang bị buôn, bán.

Một số dấu chỉ, hoặc riêng lẻ hoặc kết hợp, một người hay nhóm người là nạn nhân của buôn người:

– Họ có đang bị mất quyền sở hữu hoặc bị kiểm soát giấy tờ tùy thân và giấy thông hành không?

– Tiền lương của họ có bị giữ lại không?

– Có phải việc khấu trừ vào lương của nạn nhân để trang trải các chi phí sẽ gây ra nợ nần không bao giờ hoàn trả được hoặc liên tục tăng lên không?

– Họ có được tuyển dụng vì một mục đích nhưng buộc phải tham gia vào các công việc khác nhau ở các vị trí khác nhau, thậm chí với các nhà tuyển dụng khác nhau không?

– Quyền tự do đi lại của họ có bị hạn chế hoặc bị kiểm soát theo bất kỳ cách nào không?

– Họ hoặc gia đình của họ có bị đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào nếu họ không làm những gì họ được hướng dẫn không?

– Họ có bị đe dọa trục xuất hoặc đưa ra pháp luật không?

– Họ có bị thiếu thức ăn, nước uống, giấc ngủ, dịch vụ chăm sóc y tế hoặc các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống không?

– Ho có bị cấm liên lạc với bạn bè hoặc gia đình không?

– Họ bị ép buộc thực hiện hành vi giao cấu.

Những người đi xuất khẩu lao động tại Serbia, theo giác thư của LHQ gửi cho chính phủ Việt Nam cùng với ba công ty tuyển dụng lao động, và tin tức của Việt Nam Thời Báo cho thấy họ đang ở trong các trường hợp nêu trên. Họ là nạn nhân của nạn buôn người của chính phủ VN thông qua các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động, hay ít nhất chính phủ Việt Nam cũng thiếu trách nhiệm đối với người đi lao động nước ngoài.

Liên minh Xóa Bỏ Chế Độ Nô Lệ Hiện Đại Tại Châu Á, The Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, (CAMSA) (4) là một liên minh quốc tế gồm các tổ chức phi chính phủ hợp tác hoạt động để chống lại nạn buôn người ở châu Á, chống tội phạm buôn người xuyên quốc gia. Các thành viên và đối tác của liên minh này hoạt động ở Hoa Kỳ, Canada, Đức, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.

Kể từ khi thành lập vào năm 2008, CAMSA đã giải cứu hơn 4.000 nạn nhân của nạn buôn người, gần 70 trường hợp ở sáu quốc gia, bao gồm Malaysia, Đài Loan, Jordan, Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ và Việt Nam.

Người tự nhận thấy mình trong hoàn cảnh bị buôn bán lao động như kể trên có thể liên lạc với tổ chức CAMSA để được giúp đỡ hay giải thoát khỏi tình trạng nô lệ. Một số người vì không chịu được hoàn cảnh nô lệ khi lao động ở nước ngoài, nay đã về VN cũng có thể liên lạc với tổ chức này theo các địa chỉ dưới đây để được giúp đỡ. Các giao dịch có thể dùng tiếng Việt. 

Dưới dây là một số địa chỉ liên lạc:

 

1/Email CAMSA: camsa.quocte@gmail.com

 

CAMSA Malaysia

Ground Floor,

34 Jalan SS 20/26,

Damansara Utama,

Petaling Jaya,

47400 Selangor,

Malaysia

 

Telephone : +603-7726-8497

 

3/CAMSA Taiwan

4F, No. 186, Sec. 1,

Zhongshan Road,

Shulin District,

New Taipei City 238,

Taiwan

Telephone : +886-2-2682-0619

 

______________

Tham khảo

(1)http://machsongmedia.org

(2) https://vietnamthoibao.org/vntb-to-chuc-nhan-quyen-lien-hiep-quoc-to-giac-nan-buon-nguoi-tu-viet-nam-sang-serbia/?fbclid=IwAR1gLRcX4lquUEd7poGProZJONhnJMutLZjcBlPuim5WmQSgSlOxOdW_VVo

(3)https://vietnamthoibao.org/vntb-tin-moi-nhan-cong-nhan-viet-nam-o-serbia-bi-buoc-ky-giay-tu-nguyen-tiep-tuc-lam-viec/

(4) https://www.camsa-coalition.org/vi/


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Phỏng vấn đạo diễn, nhà báo Song Chi sau buổi rà soát về Quyền Trẻ Em Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

Do Van Tien

VNTB – Làm sao phòng chống nạn buôn người? ( Bài 4)

Do Van Tien

VNTB – Làm sao để phòng chống nạn buôn người? ( bài 6)

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo