Việt Nam Thời Báo

VNTB – Không có doanh nghiệp Việt Nam nào là ‘đối tác linh kiện’ cho Apple

Lynn Huỳnh

 

(VNTB) – 25 doanh nghiệp tại Việt Nam là đối tác cung cấp linh kiện cho công ty Apple (Mỹ), và đều là công ty nước ngoài.

 

Hiện Việt Nam xếp thứ 6 về số lượng công ty đối tác của Apple. Tuy nhiên, tất cả các đối tác của Apple tại Việt Nam đều là công ty nước ngoài, không có doanh nghiệp trong nước nào tham gia.

Samsung Việt Nam đến nay có hơn 40 nhà cung cấp thuần Việt trong khi có hàng trăm linh kiện cần nội địa hóa. Canon Việt Nam có 147 nhà cung cấp tại Việt Nam, nhưng trong số này chỉ có hơn 20 nhà cung cấp thuần Việt…

Vì sao số lượng doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt?

Câu trả lời cho thắc mắc trên từ nhà quản lý, đó là do thiếu vốn, thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thiếu cơ chế liên kết vùng, cụm công nghiệp…. Và điều này đặt ra yêu cầu về việc cần thiết sớm hoàn thiện một khung pháp lý về phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới.

Tuy nhiên trước thắc mắc và câu trả lời tiếp theo đó trong vấn đề trên đang cho thấy dường như mọi chuyện vẫn đi vào ngõ cụt: Tại một cuộc hội thảo gần đây, trước tham vãn của doanh nghiệp tự giới thiệu là một trong số hai trăm doanh nghiệp điện tử của Việt Nam về chuyện đã phải tiếc nuối khi không đủ khả năng sản xuất được cái ốc vít theo đơn đặt hàng của Samsung, thì phía Bộ Công thương đã trả lời nguyên văn như sau:

“Việc sản xuất một linh kiện, phụ tùng ngoài yêu cầu về mặt chất lượng còn nhiều yêu cầu về khía cạnh khác. Cho nên việc chúng ta sản xuất, hay không sản xuất được linh kiện phụ tùng, vấn đề là có tiêu thụ được hay không?

Vấn đề ở đây tương tự như câu chuyện của Samsung đã nêu, trên thực tế là chúng ta sản xuất được rồi chất lượng đảm bảo, tuy nhiên, có đưa được sản phẩm vào chuỗi sản xuất của Tập đoàn SamSung không phải chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn cầu là câu chuyện khác.

Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam, nhất doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ ngoài các cơ chế chính sách, Nhà nước cũng cần các chương trình hợp tác với nước ngoài, nhất là những quốc gia có kinh nghiệm như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước chỉ mang tính thúc đẩy, còn quyết định có tham gia được công nghiệp hỗ trợ hay không vẫn là phải tự bản thân các doanh nghiệp”.

Không đồng tình với cách ‘đổ thừa’ ở trên, ông Mẫn Chí Trung, Tổng Giám đốc Công ty An Trung Industries cho biết, sản xuất công nghiệp đang phát triển nên công nghiệp hỗ trợ cũng phát triển theo. Với dân số Việt Nam gần 100 triệu người, nhu cầu sử dụng đồ điện tử, ô tô, xe máy rất lớn nên đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện cho các ngành điện tử, ô tô, xe máy.

Mặc dù cơ hội rất lớn nhưng theo ông Trung, chi phí đầu tư ban đầu tốn kém hơn các lĩnh vực khác, bởi máy móc đòi hỏi rất hiện đại và có độ chính xác cao. Nhà xưởng cũng phải đạt tiêu chuẩn cao nhất. Nguồn nhân lực cũng phải tuyển chọn kỹ lưỡng, đồng thời phải bỏ ra chi phí lớn để đào tạo cho chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài được miễn, giảm tiền thuê mặt bằng thời gian đầu như mọi doanh nghiệp khác đầu tư vào khu công nghiệp, công ty ông không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào khác. Doanh nghiệp cần nhất là vốn và công nghệ thì cả hai đều không được hỗ trợ.

Ông Trung cho rằng, các công ty công nghiệp hỗ trợ của Trung Quốc được tạo điều kiện rất tốt về đất đai, nhà xưởng, nguồn vốn và thuế. Nhà nước còn kết nối doanh nghiệp với chuyên gia, đơn vị nghiên cứu nước ngoài, hỗ trợ thu hút người tài, liên kết các với nhau… Còn ở Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp phải “độc lập tác chiến”.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, thì đến nay đếm trên đầu ngón tay những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được hưởng chính sách ưu đãi mà Nhà nước ban hành.

“Vấn đề ở đây có thể là chưa rõ về chính sách, vấn đề thứ hai là cái thực thi nó, cụ thể hóa nó và một số chính sách nó đan chéo lẫn nhau, dẫn tới là chính sách đó chưa đi vào thực tế của đời sống của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ” – ông Nguyễn Hoàng nhận xét.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Quy định về kiểm định ra sao mà giờ đã nhập về vẫn chưa cho chích?

Phan Thanh Hung

VNTB – Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị đơn phương đóng cửa khẩu với Trung Quốc?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tìm đâu tiếng chuông chùa ngày xuân cũ…

Phan Thanh Hung

1 comment

Công Tâm 19.10.2022 3:44 at 15:44

Nên tập trung vào ngành phân lô bán nền để phát triển kinh tế vĩ mô. Sản xuất linh kiện làm gì cho khổ?

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo