Ngọc Lan
(VNTB) – Chính quyền Tân An, Long An yêu cầu gỡ bỏ một bảng hiệu nhà quàn thiện nguyện.
Ở quận 8 Sài Gòn có một tổ chức xã hội thiện nguyện của những tín đồ đạo Cao Đài mang tên Phước Thiện 257 với các công việc như là nấu cơm phát miễn phí ở bệnh viện, cho xe y tế chở người bệnh gặp khó khăn từ nơi chữa trị về đến tận quê nhà cũng hoàn toàn miễn phí.
Một điểm khác của Phước Thiện 257 đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An, lại chuyên về cung cấp áo quan và các nghi thức lễ tang miễn phí đối với các hoàn cảnh khó khăn.
Khá bất ngờ lại tại Phước Thiện 257 ở quận 8 thì việc treo bảng tên của nhóm dân sự thiện nguyện này không gặp cản trở nào từ chính quyền địa phương, thế nhưng ở Tân An, Long An thì nơi đây lại yêu cầu “gỡ bảng”, mà không cho biết căn cứ quy định nào của pháp luật để đưa ra mệnh lệnh miệng đó.
Theo tìm hiểu, điểm chung của tổ chức xã hội thiện nguyện có tên Phước Thiện 257 là phần lớn những thành viên tham gia đều chung tín ngưỡng tôn giáo Cao Đài. Chính điều này giải thích vì sao trên tấm bảng treo ở điểm cung cấp áo quan miễn phí tại Tân An ghi các nội dung: “Đại đạo – Tam kỳ – Phổ độ. Tòa thánh – Tây Ninh. Văn phòng hương đạo Hướng Thọ Phú. Phước – Thiện 257. Ấp 1, Hướng Thọ Phú – TP Tân An – Long An – ĐT: 037 628 0116”.
Nhìn ở giác độ điều chỉnh của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, thì tấm bảng có nội dung như trên được bảo hộ theo “Điều 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo”.
Như đã nói ở trên, những tín đồ chung niềm tin tôn giáo cùng sinh hoạt ở nhóm Phước Thiện 257, họ đều không có các hành vi vi phạm nào được quy định tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo; ngược lại phía cản trở việc treo bảng nhằm xác định địa điểm phục vụ cộng đồng miễn phí, bất vụ lợi, thì đã có dấu hiệu vi phạm quyền tự do biểu đạt niềm tin tôn giáo được ghi ở Điều 4.c:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”.
Bài viết này mong được nhắn gửi đến chính quyền sở tại nơi đang xảy ra vụ yêu cầu tháo bảng, đó là cần “thực hiện tốt nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm” mà trang thông tin điện tử của Chính phủ đã mới tái nhắc lại hôm 27-11-2022 (https://xaydungchinhsach.