Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thư số 136c: năm 2050 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển với thu nhập cao

Phạm Bá Hoa

 

Với lá Thư này, tôi tóm lược những bản tin liên quan đến: 

1. Khinh khí cầu do thám của Trung Cộng bay vào không phận Hoa Kỳ bị bắn hạ.

2. Nhật Bản với Philippines ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự. 

3. Lãnh đạo Việt Cộng tuyên bố năm 2050 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển với thu nhập cao.

 

(1) Khinh khí cầu Trung Cộng bay vào không phận Hoa Kỳ.

 

Ngày 31/1/2023, khinh khí cầu của Trung Cộng bay vào không phận tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ.  

Ngày 2/2/2023, khinh khí cầu của Trung Cộng đã bay vào không phận  Canada, rồi vào không phận tiểu bang Montana -nơi có các căn cứ hỏa tiễn nguyên tử của Hoa Kỳ- Theo viên chức Hoa Kỳ, sự kiện này đã gây ra cơn bão dư luận từ trong hệ thống hành chánh và an ninh liên bang, đến khối truyền thông báo chí, và người dân Hoa Kỳ. 

Bộ Ngoại Giao Trung Cộng ra cái điều nhũn nhặn khi tuyên bố rằng: “Chúng tôi đang tìm hiểu rõ tình hình, truyền thông (Hoa Kỳ) không nên suy đoán và thổi phồng”. 

Ngày 3/2/2023, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng lại lập luận rằng: “Đó là khinh khí cầu dân sự không người lái, được sử dụng trong nghiên cứu khoa học của chúng tôi bay lạc vào Hoa Kỳ, các phương tiện truyền thông không nên lợi dụng chủ đề này để tấn công và bôi nhọ chúng tôi”.

Ngày 4/2/2023, khinh khí cầu được cho là có kích thước bằng ba chiếc xe bus, đã bị bắn hạ bởi hoả tiễn Sidewinder từ một trong ba phản lực cơ F-22. Khinh khí cầu rơi xuống biển lúc 2 giờ 39 phút chiều, cách bờ biển phía Đông Hoa Kỳ khoảng 6 hải lý. 

Các đài truyền hình Hoa Kỳ chiếu đoạn video ngắn lúc hỏa tiễn trúng khinh khí cầu, và nó rơi xuống biển sau một tiếng nổ nhỏ.

Cùng ngày 4/2/2023, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ –Ông Blinken- điện thoại nói với Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị, rằng: “Đó là khinh khí cầu gián điệp, và chúng tôi quyết định bắn hạ. Sự hiện diện của khinh khí cầu giám sát này trong không phận Hoa Kỳ, rõ ràng Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế, đó là hành động vô trách nhiệm”.

Ngày 5/2/2023, Bộ Quốc Phòng Trung Cộng phản đối Hoa Kỳ đã bắn hạ khinh khí cầu không người lái của họ, họ nói rằng: “Đó là một phản ứng thái quá”.

Cùng ngày 5/2/2023, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng lên án mạnh mẽ cuộc tấn công quân sự nhằm vào khí cầu mà họ nói là được sử dụng cho mục đích khí tượng và khoa học, đồng thời nói rằng: “Việc nó bay lạc vào không phận Hoa Kỳ là “hoàn toàn vô tình”. 

Tuyên bố trên đây đã bị các viên chức Hoa Kỳ thẳng thừng bác bỏ, vì đường bay của nó ngang qua các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, không thể nói nó là khinh khí cầu dân sự và nó “bay lạc”.                   

Trong khi đó, một viên chức cao cấp Hoa Kỳ cho biết: “Sau khi bắn hạ khinh khí cầu, chính phủ Hoa Kỳ đã nói chuyện trực tiếp với chánh phủ Trung Cộng về sự kiện này. Trong khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng thông báo đến các đồng minh và các quốc gia hợp tác trên khắp thế giới. Hiện vẫn còn câu hỏi: “Liệu Trung Cộng có thể đã thu thập được bao nhiêu tin tức khi khinh khí cầu bay trên các căn cứ quân sự Hoa Kỳ?”

(Hải Quân Hoa Kỳ vớt xác khinh khí cầu Trung Cộng, và các thợ lặn đang tiếp tục tìm kiếm các mảnh vỡ)

Theo dự định, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Blinken sẽ đến thăm Trung Cộng vào ngày 2/2/2023, nhưng sau khi phát giác khinh khí cầu Trung Cộng bay trên không phận Alaska ngày 31/1/2023, thì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo Bộ Ngoại Giao Trung Cộng là chuyến thăm của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đình hoãn vô thời hạn. (trích bản tin đài VOA ngày 7/2/3023)

Ngày 5/2/2023, trong cuộc phỏng vấn của Epoch Times, Ông Dư Mậu Xuân –cựu cố vấn Ngoại Trưởng Hoa Kỳ- trả lời:Trung Cộng bị Hoa Kỳ bắt quả tang, nhưng với thói quen trí trá của họ, họ không thể dùng để bào chữa được. Tình hình quốc gia như Trung Cộng, thì vấn đề liên quan đến không phận của một quốc gia rộng lớn như Hoa Kỳ, thì không thể do dân sự vận hành kinh khí cầu này, trong khi họ không tường trình rõ ràng đó là tổ chức dân sự nào? Trụ sở chánh ở đâu? Ai điều hành? Mục đích hoạt động là gì?”

“Ban đầu viên chức cao cấp của Trung Cộng nói rằng: “Điều này là do Hoa Kỳ bịa đặt, chớ không có vấn đề khinh khí cầu của họ bay vào không phận Hoa Kỳ. Sau khi được Hoa Kỳ đưa ra bằng chứng, thì họ  thay đổi giọng điệu nói là khinh khí cầu đó của một công ty tư nhân bị mất kiểm soát. Rõ ràng là xảo biện của Trung Cộng, và Hoa Kỳ không chấp nhận cách xảo biện của họ.

Nhà nghiên cứu quốc phòng tại King’s College London –bà Marina Miron- nói với đài BBC rằng: 

Vụ khinh khí cầu có thể phức tạp hơn so với tuyên bố của Trung Cộng. Khinh khí cầu này có thể được điều khiển từ xa bởi người điều hành từ mặt đất, nó có thể nâng lên hoặc hạ xuống đón các luồng khí khác nhau và đi theo các hướng khác nhau, nó cũng có thể dừng lại ở một điểm cố định để thu thập hình ảnh, vấn đề mà vệ tinh không làm được”.

Trung Cộng với bản chất xảo trá.

Sau khi quân đội Hoa Kỳ bắn hạ khinh khí cầu gián điệp ngày 4/2/2023, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã đưa ra tuyên bố: “Họ phản đối Hoa Kỳ đã sử dụng vũ khí để tấn công khinh khí cầu dân sự không người lái. Hoa Kỳ vẫn cố tình dùng vũ lực, như vậy là vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế”.

Về vấn đề này, ông Dư Mậu Xuân trả lời: “Trên thực tế, không ai đầu óc tỉnh táo có thể tin được những lời đó, ngược lại Trung Cộng nên xin lỗi, sau đó tường trình thực tế vụ việc cho Hoa Kỳ biết, cũng là cách học sửa chữa những lời dối trá trước đây. Trung Cộng là một quốc gia không có thể diện, cũng không có bản lãnh, đó là một chánh phủ chỉ biết dối trá. Một chánh phủ không có tư cách trở thành nhà lãnh đạo thế giới.”

Vấn đề “khinh khí cầu quân sự” như thế nào từng được truyền thông nhà nước Trung Cộng đưa tin. Ngày 11/12/2022, báo Giải Phóng Quân của Trung Cộng đã đăng một bài có tiêu đề “Khinh khí cầu quân sự, như sau:  

Trôi nổi trong vết nứt của chiến trường”, khinh khí cầu tầm cao có thể mang theo pin mặt trời và các thiết bị trinh sát, giám sát, và liên lạc, có khả năng trú ngụ ở độ cao hàng chục ngàn thước trong thời gian dài, và hoạt động như một vệ tinh có quỹ đạo cực thấp”.

Điều này có nghĩa là ngay cả cái gọi là khinh khí cầu dân sự cho nghiên cứu khoa học, cũng có thể có khả năng trinh sát, nếu được trang bị các thiết bị liên quan… (tóm tắt bản tin trong e-mail tmyloan@…… ngày 8/2/2023)

Tại sao không bắn hạ Khinh Khí Cầu khi nhìn thấy nó?

Với một “Khinh Khí Cầu” của Trung Cộng trên đường bay ngang nhiều căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, dấy lên nhiều câu hỏi: Tại sao Trung Cộng lại sử dụng khinh khí cầu dọ thám Hoa Kỳ? Tại sao Hoa Kỳ không bắn hạ ngay từ đầu? Làm thế nào mà “nó” từ Trung Cộng bay một mạch sang tận Hoa Kỳ? 

Thông tấn xã AFP mời một chuyên gia sử dụng “khinh khí cầu” để theo dõi các hoạt động trên mặt đất –William Kim- thuộc trung tâm chuyên về an ninh The Marathon Initiative, trụ sở tại Hoa Thịnh Ðốn, trả lời các câu hỏi trên.

Trước hết theo ông William Kim: 

Khinh khí cầu của Trung Cộng được phát giác trên bầu trời tiểu bang Montana gần các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ được “điều khiển từ xa”. Trong ruột quả bóng trắng, người ta trông thấy rất nhiều trang thiết bị điện tử, kể cả pin mặt trời. Không loại trừ khả năng Trung Cộng sử dụng những kỹ thuật điều khiển từ xa. Đương nhiên là kỹ thuật đó đòi hỏi “bộ não” trong quả khinh khí cầu phải được kết nối liên lạc với một căn cứ trên mặt đất”.

Về câu hỏi khinh khí cầu có hiệu quả hơn vệ tinh quan sát hay không, ông William Kim trả lời:

Các vệ tinh càng lúc càng dễ bị tấn công từ mặt đất hoặc từ không gian. Trong khi đó khinh khí cầu có nhiều lợi thế: Một là không dễ bị radar phát giác. Quả bóng càng nhỏ thì càng dễ thoát khỏi “tai mắt của radar” mà đối phương sử dụng. Lợi thế thứ nhì là một quả bóng như vậy có thể “đứng im tại chỗ” trong một thời gian khá lâu, để “quan sát những mục tiêu, trong khi các vệ tinh dọ thám phải bay theo các quỹ đạo”.

Về khả năng khinh khí cầu Trung Cộng “vô tình bay lạc” vào không phận Hoa Kỳ, chuyên gia trung tâm The Marathon Initiative giải thích: 

Rất có thể” là ban đầu quả bóng trắng đó được lệnh thu thập thông tin bên “ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ” hay để “hoạt động ở một độ cao cao hơn nữa”, nhưng rồi vật thể bay này gặp trục trặc kỹ thuật, để bị phát giác ở độ cao 14.000 thước, thay vì độ cao bình thường của nó là từ 20.000 đến 30.000 thước”.

Tại sao Hoa Kỳ không bắn hạ khinh khí cầu trên bầu trời Montana? William Kim trả lời: 

“Khinh khí cầu hoạt động nhờ chất helium. Người ta không thể bắn vào quả bóng đó khiến nó cháy hay phát nổ. Dù có bị chọc thủng, nó cũng mất nhiều thời gian mới xì hơi. Năm 1998, Không Quân Canada đã bắn khoảng 1.000 viên đạn cỡ 20 ly vào một quả bóng tương tự, và phải đợi đến 6 ngày sau quả bóng đó mới xì hết hơi. Vì vậy, trường hợp dùng phi đạn “đất đối không” để bắn vào khinh khí cầu này chưa chắc là nó rớt ngay lập tức. Ngoài ra, các bộ phận được lắp ráp trong ruột quả bóng, có thể có khả năng “săn lùng” những gì bay chung quanh nó”. (trích trong e-mail newvtlv2021@ …….ngày 6/2/2023)

Hoa Kỳ sẽ không trả lại các mảnh vỡ.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí ngày 6/2/2023, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ –John Kirby- xác nhận: 

Các đội tìm kiếm ngoài khơi bờ biển bang South Carolina, đã “thu hồi được một số mảnh vỡ của khinh khí cầu nổi trên mặt nước”. Vì thời tiết xấu, chưa thể lặn tìm để trục vớt thiết bị của nó để biết rõ mục đích của khinh khí cầu này. Có điều là Hoa Kỳ không có ý định trả lại cho Trung Cộng các mảnh vỡ thu hồi được”.

Cùng ngày 6/2/2023, trong một cuộc họp báo riêng, Tướng Glen VanHerck -Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Phòng Thủ Không Gian Bắc Mỹ (Norad)- cho biết: 

Hải Quân Hoa Kỳ khoanh vùng địa điểm mà các mảnh vỡ rơi xuống. Khinh khí cầu của Trung Cộng cao khoảng 60 thước, và mang theo một khối máy móc nặng hơn một tấn. Vì vậy mà các mảnh vỡ tìm được sẽ nghiên cứu cẩn thận”.

Ngày 9/2/2023, Reuters dẫn nguồn tin từ viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cho biết: “Hoa Kỳ có kế hoạch đáp trả các tổ chức có liên hệ với quân đội Trung Cộng, hỗ trợ cho khinh khí cầu do thám nước này bay vào không phận Hoa Kỳ”. 

Cùng ngày 9/2/2023, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng -Mao Ninh- tái khẳng định: “Đó là khinh khí cầu dân dụng của chúng tôi, trôi lạc vào không phận Hoa Kỳ là một rũi ro bất khả kháng”, vì vậy mà Bộ Trưởng Quốc Phòng chúng tôi “không chấp nhận điện đàm với Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, vì hành động sai lầm nghiêm trọng của Hoa Kỳ”. 

Hoa Kỳ bắn hạ thêm một “vật thể” trên bầu trời ngoài khơi Alaska.

Ngày 10/2/2023, người phát ngôn của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ -John Kirby- phát biểu trong cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc, rằng: “Lúc 3 giờ hôm nay -10/2/2023- theo nguồn tin của New York Post, thì Hoa Kỳ đã bắn hạ một “vật thể” tầm cao khác, trên vùng biển ngoài khơi tiểu bang Alaska. Vật thể này bay ở độ cao 40.000 feet, đe dọa sự an toàn của các chuyến bay hàng không thương mại. Chưa rõ vật thể này của quốc gia nào nên không gọi nó là khinh khí cầu. 

Phi cơ trinh sát U2 chụp hình khinh khí cầu Trung Cộng.

Ngày 21/2/2023, trên trang Dragon Lady Today có bản tin cho biết: “Trước khi khinh khí cầu Trung Cộng bị bắn hạ, Hoa Kỳ cho phi cơ trinh sát U2 bay quan sát khinh khí cầu Trung Cộng, và bay sát cạnh đến mức bóng của chiếc trinh sát cơ hiện rõ trên nền trắng khổng lồ của khinh khí cầu”. 

Ngày 8/2/2023, một viên chức xin giấu tên nói rằng: “Phi công U-2 chụp ảnh khí cầu Trung Cộng ở khoảng cách gần và “bức ảnh đã được phổ biến ở Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Lệnh Phòng Không Bắc Mỹ (NORAD). Trinh sát cơ U2 có nhiệm vụ giám sát, vì đây là mẫu phi cơ duy nhất trong tổ chức Không Quân Hoa Kỳ, có thể bay cao hơn khí cầu ở độ cao 21 cây số, thời gian bay hơn 11.000 cây số, và theo dõi trong thời gian dài. Trinh sát cơ U2, được trang bị nhiều cảm biến quang – điện tử và chụp ảnh radar, thiết bị tình báo tín hiệu, và tác chiến điện tử tùy thuộc nhiệm vụ.

 

(2) Nhật Bản – Philippines.

Ngày 9/2/2023, trong cuộc gặp Tổng Thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tại thủ đô Tokyo, Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida, phát biểu: 

“Nhật Bản đang tìm cách tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung với Philippines khi hai đồng minh của Hoa Kỳ cam kết củng cố bang giao và hợp tác an ninh chặt chẽ hơn vào lúc mà Hoa Kỳ đang căng thẳng với Trung Cộng. 

Hai quốc gia đã ký một thỏa thuận cho phép các lực lượng quân sự phối hợp với nhau trong các hoạt động cứu trợ thảm họa. Thỏa thuận được coi là một bước sẽ tiến tới một Hiệp Ước rộng lớn hơn, có thể cho phép hai quốc gia được thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của nhau. Nhật Bản đặt nặng vấn đề hợp tác với Philippines”.  (trích bản tin đài VOA ngày 9/2/2023 dẫn tin từ Reuters)

(3) Lãnh đạo Việt Cộng tuyên bố năm 2050 sẽ là …

Ngày 9/1/2023, Quốc Hội Việt Cộng trong họp phiên bất thường, sau khi biểu quyết -theo lệnh Bộ Chính Trị-  chấp nhận hai Phó Thủ Tướng “thôi việc” là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, lại thông qua Nghị Quyết “Quy Hoạch Tổng Thế Quốc Gia Giai Đoạn 2021 – 2030, Tầm Nhìn Đến Năm 2050”.

Theo đó, lợi tức đầu người của người dân:

– Năm 2030, sẽ vào khoảng 7.500 mỹ kim, gọi là “thu nhập trung bình cao” theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc của quốc gia “đang phát triển có nền kỹ nghệ tân tiến”.

– Đến năm 2050, sẽ vào khoảng từ 27.000 đến 32.000 mỹ kim, và Việt Nam trở thành “quốc gia phát triển với thu nhập cao”.

 

Nếu theo cái kế hoạch đó thì 8 năm nữa (2030), lợi tức trung bình đầu người của Việt Nam mới bằng Thái Lan bây giờ (năm 2022), nhưng thua xa Malaysia đang là 11.000 mỹ kim, và thua thật xa Singapore đang là 64.000 mỹ kim. Và mỗi năm họ càng phát triển, vì vậy thu nhập đầu người  của Việt Nam không bao giờ ngang bằng những quốc gia này, dù Việt Nam có gia tăng trong tương lai.  

Bản Nghị Quyết nêu trên, thật ra là Bộ Chính Trị đã thông qua hồi tháng 10/2022, lúc ấy “tầm nhìn” đến năm 2045, sau đó chỉnh lại đến năm 2050.

Nội dung Nghị Quyết không phải là lần đầu tiên, mà là có từ nhiều năm trước, nhưng có đạt được gì đâu, vậy mà lãnh đạo Việt Cộng vẫn đưa “tầm nhìn trống rỗng” để người dân tưởng như thật mà trông chờ, và lần này vẫn “tầm nhìn phía trước”. 

Năm 2006, sau vài năm được các định chế tài chánh quốc tế tài trợ với tín dụng ưu đãi giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, Tổng Bí Thư đảng Việt Cộng thời ấy là Nông Đức Mạnh đã mạnh miệng tuyên bố tại “đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng” là đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành “quốc gia với nền kỹ nghệ tân tiến”.

Và thật sự đến năm 2020, Việt Nam vẫn là nước nghèo nàn, lợi tức đầu người trung bình 3.700 mỹ kim. Tham nhũng bùng phát tràn lan từ trung ương xuống đến mọi ngóc ngách trong xã hội. Hàng hóa xuất cảng với kỹ nghệ cao như điện thoại thông minh, hay màn hình tinh thể lỏng, đều do các công ty ngoại quốc đầu tư sản xuất hoặc lắp ráp tại Việt Nam vì giá nhân công rẻ mạt. Trong khi hàng hóa xuất cảng do Việt Nam sản xuất chỉ là nông sản.

Ngày 27/12/2022,  theo bản tin cuối năm của Tổng Cục Hải Quan Việt Cộng liệt kê tổng số hàng hóa xuất cảng của Việt Nam năm 2022 được 701 tỷ mỹ kim, trong số đó hàng xuất cảng do đầu tư ngoại quốc chiếm tới 73.8%. Nền kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ khu vực ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam, đến mức truyền thông quốc tế nhận xét rằng: “Khi hãng Samsung ở Việt Nam mà “nhức đầu sổ mũi” thì nên kinh tế của Việt Nam cũng sụt sùi theo”.

Vậy là, kế hoạch đưa Việt Nam lên hàng cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2020 của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền. Bây giờ, ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại tuyên truyền cái khẩu hiệu “Việt Nam là quốc gia phát triển với thu nhập cao” vào năm 2050. (tóm lược bài viết của Tư Ngộ trong e-mail ykhoahue@googlegroups.com ngày 29/1/2023)

Trong kỳ họp đầu năm 2020, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố rằng: “Năm 2020 là một năm rất quan trọng, đánh dấu 5 năm thực hiện nhiệm kỳ 2016-2020, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo 2021-2025. Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia kỹ nghệ phát triển vào năm 2045, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập quốc gia này”.

Phú Yên như cô gái đẹp đang ngủ quên.

Ngày 28/8/2016, làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ví: “Phú Yên như cô gái đẹp đang ngủ quên, và yêu cầu tỉnh xúc tiến những dự án lớn như những con chim đại bàng, để làm sao nhiều đại bàng làm tổ ở Phú Yên”.

Việt Nam phải là thủ phủ tôm thế giới.

Ngày 6/2/2017, trong hội nghị phát triển ngành nuôi tôm tại Cà Mau, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, cùng các Bộ ban ngành liên quan, phải trình chánh phủ chương trình hành động phát triển ngành tôm Việt Nam, để Việt Nam trở thành thủ phủ tôm của thế giới.

Tháng 10/2017, khi đến thăm tỉnh Nghệ An, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng: “Tại sao Nghệ An là một vùng đất anh hùng, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, lại được nhân dân đồng tình hưởng ứng, trung ương quan tâm ủng hộ, cán bộ có trình độ như thế, mà Nghệ An vẫn chưa bứt phá mạnh mẽ?”

Với những câu nói của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, và Nguyễn Xuân Phúc nêu trên, thật ra là  những câu nói rỗng tuếch, vì sau đó “chẳng có con chim đại bàng” nào đến làm tổ ở Phú Yên, cũng chẳng có quốc gia nào gọi Việt Nam là “thủ phủ tôm” cả, và người dân Nghệ An biến thành di dân lậu sang Nga rồi sang Anh Quốc –ngày 23/10/2019 có 21 người gốc Nghệ An trong số 39 người chết thê thảm trong xe đông lạnh tại Anh Quốc- trên đường đi tìm việc làm bất hợp pháp trong rừng sâu, để có tiền gởi về Nghệ An cho thân nhân cất nhà mua xe, chớ có phải là “vùng đất anh hùng” tự nhiên mà có nhà có xe đâu.  


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Từ Trung Quốc đến EVFTA: giàu có sẽ là dân chủ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Trung Quốc lật kèo: xả lũ ngập bắc bộ

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Liên Hợp Quốc đang đánh mất chính mình?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo