Trần Quí Thường
(VNTB) – Nếu càng mập mờ thì người dân càng dễ bị lung lay bởi những lời đồn
Ở các nước phương tây, khi tranh cử cho vị trí nguyên thủ quốc gia, lý lịch của ứng viên là một trong những đề tài được báo chí khai thác nhiều nhất. Ở Việt Nam, đột ngột có một người nhận chức Chủ tịch nước mà không cần tranh cử, và thông tin về gia đình lại rất mơ hồ.
Việc mập mờ thông tin gia đình tân chủ tịch nước
Cho tới ngày 02/03 (lúc ông Thưởng tuyên thệ nhậm chức), thông tin về cha mẹ của ông này gần như không có gì được công khai. Mặc dù quá trình học tập, làm việc của ông này được công bố rất rõ ràng, chi tiết. Trang thông tin về ông Võ Văn Thưởng trên bách khoa từ điển mở Wikipedia bị sửa hơn 60 lần từ ngày 01/03 (từ lúc Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường). Chỉ tới ngày 03/03, các trang báo đảng mới đưa tin về cha và mẹ của tân chủ tịch nước.
Theo đó, ông Võ Văn Thưởng sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970 tại Hải Dương, nguyên quán ở An Phước, Mang Thít, Vĩnh Long. Gia đình của ông Thưởng rời vùng miền Nam trong thời kỳ Chiến tranh chống Mỹ. Báo chí nhà nước cũng đưa tin ông Võ Văn Thưởng là con trai Võ Trần Chí, cháu ngoại Võ Văn Kiệt. Phân tích các dữ liệu này, chúng ta sẽ thấy rất nhiều điểm bất hợp lý, đáng ngờ về gia thế, cha mẹ của tân chủ tịch nước.
Võ Trần Chí có phải là cha của Võ Văn Thưởng?
Có 2 thông tin đáng chú ý về nhân vật này. Thứ nhất, Võ Trần Chí sinh năm 1927. Thứ 2, năm 1954 ông Chí không tập kết ra bắc.
Võ Văn Kiệt sinh năm 1922, lớn hơn Võ Trần Chí 5 tuổi, cùng hoạt động cách mạng tại miền Nam. Nếu Võ Trần Chí là con rể Võ Văn Kiệt thì chẳng khác nào ông Chí ngủ với con gái của đồng chí?
Nếu nói ông Võ Văn Thưởng sinh ra ở Hải Dương, là “con của một gia đình cách mạng miền Nam tập kết ra bắc”; thì giai đoạn 1954-1975, Võ Trần Chí chỉ hoạt động ở miền Nam, làm sao có thể là cha của Võ Văn Thưởng?
Võ Văn Kiệt có phải là ông ngoại Võ Văn Thưởng?
Người vợ đầu tên Trần Kim Anh (1932-1966), bà này sinh ra 2 con trai, 2 con gái. Năm 1966, bà Kim Anh cùng 2 người con bị thiệt mạng bởi tên lửa Mỹ, trong đó bao gồm người con trai út và người con gái duy nhất là Phan Thị Ánh Hồng. Vậy người con gái này mất khi mới 8 tuổi. Không thể sinh ra cháu ngoại cho ông Kiệt được. Người con gái còn lại là bà Phan Hiếu Dân, sinh năm 1955. Khả năng bà Dân 15 tuổi sinh ra ông Thưởng (1970) là gần như không thể.
Người vợ không hôn thú của Võ Văn Kiệt là bà Hồ Thị Minh chỉ sinh 1 người con trai là Phan Thanh Nam (1952), ở miền bắc. Ông Nam là người đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông Võ Văn Kiệt.
Còn bà Phan Lương Cầm thì học ở Liên Xô từ 1968-1973, kết hôn với ông Kiệt năm 1984, trong các tư liệu công khai thì bà này không có con. Vậy bà này và ông Kiệt cũng không thể có cháu ngoại. Tuy nhiên một số thông tin cho rằng Phan Lương Cầm chính là mẹ của Võ Văn Thưởng.
Bà Cầm đã tháp tùng ông Võ Văn Kiệt trong chuyến công tác Đông Đức 1973, với vai trò nữ hộ lý. Vì sợ bị dị nghị nên đã đôn năm sinh ông Thưởng lên năm 1970. Đây là thông tin được nhiều người cho rằng hợp lý nhất. Nó cũng trả lời cho câu hỏi tại sao ông Kiệt 62 tuổi mà vẫn phải cưới bà Cầm. Tuy là nguồn tin khó kiểm chứng, nhưng việc lập lờ của đảng càng làm củng cố thêm quan điểm này.
Nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam cũng mập mờ về cha mẹ
Trường hợp được nhắc đến nhiều nhất là cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh. Khi ông này nhậm chức Tổng bí thư, có nhiều tin đồn cho rằng ông là con rơi của Hồ Chí Minh. Đại Sứ Australia lúc bất giờ là bà Sue Boyd – người nổi tiếng là bộc trực- đã hỏi thẳng Nông Đức Mạnh có phải là con của Hồ Chí Minh không? Ông Mạnh đã trả lời “Ở Việt Nam ai cũng đều là con của Bác”.Câu trả lời lập lờ không phủ nhận cũng không khẳng định này càng củng cố thêm quan điểm rằng ông Mạnh là con ông Hồ Chí Minh.
Ngay cả trường hợp của ông Hồ Chí Minh cũng có nhiều tranh cãi về nguồn gốc.
Một số người cho rằng ông Hồ không phải người Việt Nam, theo quan điểm này thù trong quá trình hoạt động cách mạng có thể dùng bí danh, nhưng khi thành công thì lại không quay lại họ cha mà vẫn giữ họ Hồ.
Gần đây nhất là trường hợp cựu chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Đức Chung (đang ở tù vì tham nhũng), ông này bị đồn đoán là con của cố chủ tịch nước Lê Đức Anh. Nhưng trong danh sách con cái của Lê Đức Anh do đảng cộng sản công bố thì
không có tên Nguyễn Đức Chung. Trong khi đó người con đọc lời cảm tạ trong lễ truy điệu Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà, thì lại có khuôn mặt được cho là rất giống Võ Nguyên Giáp.
Trước những tin đồn về các mối quan hệ bất minh này, thiết nghĩ đảng cộng sản Việt Nam cần phải công khai minh bạch thông tin tiểu sử của các đảng viên. Vì nếu càng mập mờ thì người dân càng dễ bị lung lay bởi những lời đồn, dẫn tới suy giảm niềm tin vào cái gọi là đạo đức cách mạng và uy tín của lãnh đạo đảng cộng sản.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
1 comment
Một trong những tư tưởng “tuyệt vời” trong hệ thống lý luận Cộng sản chủ nghĩa, đó là phủ nhận việc tư hửu của con người = ở đời muôn sự là của chung. Chính vì vậy nên cán bộ cộng sản, ngoài việc vô tư xài chùa công sản, ngoài việc vô tư chiếm đoạt mọi thứ họ ham muốn từ người dân, thì họ cũng vô tư “chịch” vợ – con – cháu – ..v.v. của đồng chí với nhau trong lúc động tình như mèo hoang là chuyện bình thường. Của chung và xài chùa thỏa mái mà!
Cái lý do mà đa số cán bộ đảng viên cộng sản không dám minh bạch là mình chui ra từ cái lỗ nào, và chủ nhân của cái lỗ liên quan cũng chẳng biết chính xác ai đã làm cho cái bụng mình phềnh lên cũng chẳng có gì khó hiểu. Việc truy tìm gốc gác cha mẹ thực sự thì dù đơn giãn nhưng đảng viên cao cấp không muốn làm, cứ để mọi việc mờ ảo để được xem là “hạt giống đỏ” của tay trùm đỏ nào đó thì vẫn tốt hơn là biết mẹ của mình được tay đầu bếp lực điền cấy giống cho. Mọi sự việc đều nằm trong “định hướng xã hội chủ nghĩa” cả.
Là người trong cuộc nên tôi rất hiểu rõ chuyện này, việc thật – người thật là đây.