AFP- ngày 16/6/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Vụ việc cá chết hàng loạt đã ảnh hưởng rất lớn đến ngư dân địa phương và gây tức giận trong xã hội, với nhiều cuộc biểu tình bị đàn áp bởi nhà cầm quyền. Nhiều nhà hoạt động môi trường đã bị bắt.
Đài Bắc: Vào ngày 16/6, nhiều nghị sỹ Đài Loan đã kêu gọi chính phủ điều tra vai trò có thể của tập đoàn Formosa trong việc gây ra cái chết hàng loạt của thủy sản tại Bắc Trung Bộ của Việt Nam, khi nhiều nhà hoạt động cho biết ô nhiễm công nghiệp từ một nhà máy thép nhiều tỷ USD có thể gây ra thảm họa môi trường trên.
Nếu Formosa là nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam bắt đầu từ hai tháng trước đây, nó có thể gây nguy hiểm cho chính sách của Tổng thống mới đắc cử Tsai Ing-wen trong việc thúc đẩy đầu tư trong khu vực Đông Nam Á trong một nỗ lực để giảm sự phụ thuộc kinh tế của Đài Loan vào Trung Quốc, các nhà lập pháp nói.
“Sự cố sẽ không có kết thúc” cho cái gọi là chính sách hướng Nam nếu chính phủ mới của Tsai không cẩn thận giải quyết mối quan ngại lớn của công chúng Việt Nam qua vụ việc, Nghị sĩ lâu năm Su Chih-phong của đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền nói.
Việc cá chết hàng loạt đã gây khó khăn cho ngư dân địa phương và gây ra sự tức giận trong quốc gia cộng sản Việt Nam, với nhiều cuộc biểu tình công khai hiếm hoi và bị chính quyền đàn áp với việc bắt giữ hàng chục nhà hoạt động.
Phương tiện truyền thông nhà nước của Việt Nam ban đầu đổ lỗi cho nhà máy thép Formosa ở tỉnh miền trung Hà Tĩnh, nhưng sau đó đã im lặng.
Chính phủ Việt Nam đã tiến hành điều tra nhưng chưa công bố một phán quyết chính thức về nguyên nhân gây ra cá chết, làm cho các nhà hoạt động môi trường cho rằng có sự che giấu của chính phủ nước này trong vụ việc.
Hồ sơ xấu về môi trường của Formosa
Formosa có một hồ sơ xấu với nhiều vụ bê bối về môi trường khắp toàn cầu, từ Texas đến Sihanoukville, Campuchia. Công ty này cũng bị cáo buộc gây ô nhiễm tại Đài Loan, bao gồm khu phức hợp hóa dầu ở miền nam Vân Lâm nơi Su đã từng là trưởng quận.
Nhà chức trách ở Đài Loan cần phải can thiệp và đảm bảo các công ty đáp ứng “chuẩn quốc tế về nhân quyền, môi trường và lao động”, ông Chang Yu-yin, giám đốc của Hiệp hội luật gia môi trường, một tổ chức của Đài Loan nói.
Peter Nguyễn, một linh mục Việt tại Đài Loan, nói chính phủ của Tsai phải đảm bảo Formosa – nếu được chứng minh là thủ phạm, phải khắc phục thảm họa môi trường và bồi thường đầy đủ cho các nạn nhân.
“Việt Nam muốn đầu tư nước ngoài nhưng nó phải là có lợi cho cả đôi bên,” ông nói. “Nếu môi trường của chúng tôi và nhân dân Việt Nam phải chịu đựng, nó sẽ đặt ra những thách thức lớn và nhiều vấn đề” cho các khoản đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam trong tương lai, ông nói thêm.
Đài Loan và Việt Nam không có quan hệ ngoại giao chính thức nhưng vẫn duy trì mối quan hệ thương mại chặt chẽ. Khoảng 250.000 người Việt sinh sống tại Đài Loan, hoặc là vì công việc hay do kết hôn.
David Wang của Cục dịch vụ đầu tư của Đài Loan, cho biết hòn đảo này đã đề nghị hỗ trợ chính phủ Việt Nam đề điều tra vụ cá chết nhưng đã bị từ chối.
Hà Nội sẽ công bố kết quả điều tra – được tiến hành với sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia quốc tế – vào cuối tháng Sáu, ông nói thêm.
Formosa thổi bùng ngọn lửa của sự nghi ngờ trong tháng Tư khi một trong những nhân viên của mình tại Việt Nam nói với phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam rằng nước này phải “chọn cá và tôm hoặc nhà máy thép nhà nước được xây dựng với công nghệ hiện đại nhất”.
Nhân viên này sau đó đã phải rút lại câu nói của mình và xin lỗi công luận.
“Tôi không thể bắt một con cá từ tháng Ba,” ngư dân 29 tuổi Lê Quang Dũng nói với AFP, và thêm rằng ông đã bị buộc phải di chuyển đến Đài Loan để tìm việc làm. “Tôi hy vọng nhà máy Formosa sẽ bị đóng cửa và chúng tôi có thể có được biển sạch sau đó,” anh nói.