Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam cần đấu tranh nhiều hơn ở Biển Đông

 

Khánh Anh

(VNTB) – Đánh giá chiến lược của Hà Nội sau sự kiện Bãi Tư Chính

Sau sự kiện Bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc, cần phải xem xét việc nắm bắt chiến lược an ninh của Hà Nội đã diễn ra như thế nào trong việc chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam đồng thời “vừa hợp tác vừa đấu tranh” trực tiếp với tất cả các nước – kể cả Trung Quốc – ra sao để bảo đảm lợi ích quốc gia.

Hợp tác nhiều, ít đấu tranh

Trong thời gian diễn ra đối đầu ở Bãi Tư Chính , Việt Nam đã sử dụng chiến lược “vùa hợp tác vừa đấu tranh” cổ điển. Bắt đầu từ tháng 7, Bắc Kinh đã cho tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và tàu hải cảnh hộ tống để ngăn chặn các hoạt động khoan dầu của của Hà Nội hợp tác với nước ngoài nơi có giàn khoan dầu Hakuryu-5 gần quần đảo Trường Sa.

Hà Nội đã im lặng trong gần hai tuần, nhưng rõ ràng Bắc Kinh không rời đi.

Trong hai tháng tiếp theo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ban hành một loạt các tuyên bố leo thang xác định tên Trung Quốc là kẻ xâm lược và yêu cầu Trung Quốc NGAY LẬP TỨC [tất cả được viết in hoa trong nguyên bản] rút ra khỏi Bãi Tư Chính và đi lại khắp vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Ngoài ra, Hà Nội tiếp tục cho khoan dầu khí từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 15 tháng 9, và chứng kiến sự hiện diện của Trung Quốc trong suốt thời gian này và lâu hơn nữa. Đến tháng 10, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam bắt đầu lên tiếng.

Tuyên bố của Tổng Bí thư và Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng vào ngày 15 tháng 10 là một ví dụ điển hình cho việc “vừa hợp tác vừa đấu tranh”. Để lại cánh cửa mở cho hòa giải, Trọng kêu gọi duy trì một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển quốc gia. Đồng thời, ông cam kết sẽ “không bao giờ nhân nhượng các vấn đề về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.”

Trong thời gian tàu Trung Quốc ngang dọc ở Bãi Tư Chính Hà Nội đã “hợp tác” rất nhiều. Hà Nội, ví dụ, đã cố gắng liên hệ Bắc Kinh ít nhất 40 lần. Họ cũng ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tham dự Diễn đàn Hương Sơn Trung Quốc, một sự kiện an ninh đa quốc gia nhằm thúc đẩy yêu sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Việt Nam cũng huỷ bỏ các hoạt động khác để tránh làm tổn hại mối quan hệ song phương. Trong đó bao gồm các cuộc tuần tra bảo vệ bờ biển chung hàng năm lần thứ hai ở Vịnh Bắc Bộ đã được phân định trước đó, có vẻ như là để phản đối chính sách hàng hải của Trung Quốc.

Đến ngày 23 tháng 10, tàu Hải Dương 8 rời đặc khu kinh tế của Việt Nam. Các nhà quan sát có thể khẳng định Hà Nội đã giành chiến thắng vì “đã giữ vững lập trường”, nhưng phân tích như vậy là quá sớm và có thể không chính xác.

Thắng lợi!?

Ly do thứ nhất là Bắc Kinh đã thách thức sự hiện diện của dàn khoan Hakuryu-5 cho đến cùng. Chỉ sau khi dàn khoan được dời đi, Bắc Kinh mới rút tàu Hải Dương 8 về.

Trung Quốc dường như sẵn sàng ở lại lâu dài. Chẳng hạn, tàu Hải Dương 8 dường như rời khỏi khu vực vào tháng 8, nhưng sau khi tiếp nhiên liệu tại đảo Chữ thập ở quần đảo Trường Sa thì quay trở lại. Các đảo nhân tạo Bắc Kinh có cơ sở hạ tầng quân sự bảo đảm tàu tuần tra có thể hoạt đông lâu hơn bất kỳ đối thủ lãnh thổ nào.

Cũng cần phải nhìn nhận lại cuộc đối đầu khác giữa hai bên.

Tháng 5 năm 2014, Bắc Kinh đã kéo giàn khoan dầu HS 981 vào vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Sau một loạt các cuộc đụng độ – kể cả đâm tàu vào nhau và đe dọa lẫn nhau – Bắc Kinh đã gỡ bỏ giàn khoan dầu.

Trung Quốc công khai tuyên bố hoạt động hoàn thành trước thời hạn. Có lẽ Bắc Kinh lo ngại sự lên án quốc tế, đặc biệt là từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Washington.

Bắc Kinh dường như chẳng còn quan tâm mấy tới phản ứng cộng đồng quốc tế. Có ý kiến cho rằng Hà Nội dự kiến Bắc Kinh sẽ rút ra khỏi Bãi Tư Chính trước lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, vì sợ làm lu mờ đi sự kiện lớn đó. Nhưng ngay cả khi Hoa Kỳ gay gắt lên án “hành vi bắt nạt” của Trung Quốc cũng không khiến Bắc Kinh nhúc nhích. Thật vậy, Trung Quốc đã tiếp tục tiếp nhiên liệu cho tàu Hải Dương 8 và quay lại Bãi Tư Chính.

Chiến lược “vừa hợp tác vừa đấu tranh” của Hà Nội dường như đã thiếu gì đó lần này. “Hợp tác” là trung lập nhất và phản tác dụng nhất vì quan hệ song phương riêng biệt vẫn để các hoạt động khác diễn tiến bình thường bất chấp sự vi phạm của Trung Quốc. Về mặt “đấu tranh” Trung Quốc hung hăng đã chẳng làm gì cả.

Tăng đấu tranh, giảm hợp tác!

Vậy điều này nói lên điều gì cho tương lai của chiến lược Việt Nam? Hà Nội có thể xem xét tăng cường đấu tranh – mà không làm gián đoạn sự cân bằng giữa “hợp tác và đấu tranh” – bằng cách nâng cao mối quan hệ với Washington lên “quan hệ đối tác chiến lược”.

Một thông báo như vậy sẽ báo hiệu rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng lợi ích chiến lược lâu dà – ngầm thách thức Trung Quốc. Hà Nội vẫn có thể hợp tác với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh sẽ biết rằng các cuộc khủng hoảng Biển Đông trong tương lai có thể thu hút nhiều sự tham gia của Washington hơn.

Hà Nội cũng có thể tiếp tục phát triển và tăng cường mạng lưới quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Lôi kéo các quốc gia này lên tiếng trong cuộc khủng hoảng tiếp theo – lần này không có quốc gia nào lên tiếng – sẽ là một thách thức, nhưng không phải là không thể. Một cách để đảm bảo sự hỗ trợ của họ là Hà Nội cởi mở hơn trong việc thảo luận về những thách thức an ninh và cách đối phó chung ra sao.

Trở ngại chính cho cách tiếp cận này là chính sách phòng thủ Ba không của Việt Nam: không liên minh, không căn cứ và không làm việc với nước thứ hai chống lại nước thứ ba.

Nhưng Việt Nam đã âm thầm tìm mọi cách để đến với có gần đây. Ví dụ, vào tháng 5 năm 2018, Việt Nam đã tập trận chung với Ấn Độ và đang tiến hành một loạt các hoạt động quân sự với Washington mà là liên minh. Nếu Hà Nội muốn gửi cho Trung Quốc một thông điệp thực sự nghiêm khắc, họ có thể tham gia Đối thoại An ninh Bộ Tứ, là đối tác đối thoại với Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Điều đó, tuy nhiên, gần như chắc chắn là một cầu nối quá xa đối với Hà Nội.

Ở mức độ “đấu tranh” nhẹ nhàng hơn, Việt Nam có rất nhiều lựa chọn. Họ có thể ngừng kiểm duyệt tin tức trong nước về các cuộc đụng độ giữa thuyền đánh cá Trung Quốc-Việt Nam để xóa tan sự phẫn nộ của công chúng và đe dọa lợi ích kinh doanh của Trung Quốc tại Việt Nam.

Họ có thể,, kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về các yêu sách Biển Đông quá đáng như Philippines đã làm. Hà Nội có thể đưa ra thương lượng cứng rắn trong quá trình đàm phán Bộ luật Ứng xử khi là Chủ tịch ASEAN, và nêu rõ những vi phạm của Trung Quốc với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc – hai vị trí mà Hà Nội sẽ giữ trong năm 2020. Hà Nội cũng có thể hợp tác ít hơn để thể hiện rằng hành vi của Bắc Kinh đã làm tổn hai toàn bộ mối quan hệ.

Trước một Bắc Kinh ngày càng tự tin và quyết đoán, có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần cân nhắc việc điều chỉnh lại cẩn thận để cho đấu tranh nhiều hơn và hợp tác ít hơn.

+ Nguồn: https://thediplomat.com/…/vietnam-needs-to-struggle-more-in…

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam có nên chấp nhận tình trạng cường quốc bậc trung?

Phan Thanh Hung

VNTB – “Vạn lý trường thành” trên Biển Đông?

Phan Thanh Hung

VNTB – Chọn lựa duy nhất của dân tộc Việt Nam

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo