Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Hồ sơ Predator” có liên quan đến một số nhà báo độc lập ở Việt Nam?

Nguyễn Nam

 

(VNTB) – Một nhà báo từng làm việc ở tờ Thanh Niên nói rằng ông đã từ chối các trả lời phỏng vấn với đài nước ngoài vì ông đang bị tình nghi liên quan đến “Hồ sơ Predator”.

 

Ông viết bằng tiếng Anh nội dung được chuyển Việt ngữ như sau:

“Gần đây, các thành viên của Tổ chức Hợp tác Điều tra Châu Âu (EIC) đã liên hệ với tôi trong khuôn khổ dự án điều tra của họ về thị trường phần mềm gián điệp quốc tế, được gọi là ‘Hồ sơ Predator’.

Họ thông báo với tôi rằng họ đã phát hiện ra một nỗ lực xâm nhập vào điện thoại di động của tôi bằng cách sử dụng phần mềm gián điệp Predator do công ty Intellexa phát triển. Cuộc tấn công này xảy ra thông qua Twitter/X.

Nỗ lực này diễn ra vào ngày 14 tháng 4 năm 2023, khi tài khoản Joseph_Gordon16 phản hồi một trong những dòng tweet của tôi (“Vùng cấm bay được thực thi ở phía bắc Đài Loan do vụ phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh thời tiết Fengyun-3G vào ngày 16 tháng 4”).

Dòng tweet trả lời, sau đó đã bị xóa, chứa URL lây nhiễm Predator độc hại dẫn đến một bài báo giả mạo trên tờ South China Morning Post với tiêu đề, “Các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan vào tháng 5 để tăng cường hợp tác an ninh”. Việc nhấp vào URL này bằng điện thoại di động có thể dẫn đến việc thiết bị đang được sử dụng bị lây nhiễm.

Vì vậy, tôi muốn thông báo cho những người theo dõi tôi về vấn đề này để bạn có thể kiểm tra xem mình có nhấp vào URL này hay không. Nếu bạn đã làm vậy, xin vui lòng thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp. Cảm ơn!”.

“Predator” là phần mềm do công ty AMES của Pháp chế tạo và được cho là rất mạnh. Nó có thể tìm và bật lên microphones và camera trên điện thoại iPhone và các điện thoại sử dụng phần mềm Android, lấy các hồ sơ và tin nhắn ngay cả khi có sử dụng mã hóa đầu cuối. Theo tìm hiểu của báo chí nước ngoài, phía Việt Nam đã có hợp đồng trị giá 5,6 triệu euro trong vòng hai năm với công ty Pháp vào khoảng năm 2020.

Theo các tài liệu được cung cấp cho hãng tin Mediapart có trụ sở tại Paris và tuần báo Der Spiegel có trụ sở tại Hamburg, các nỗ lực tấn công mới diễn ra sau các cuộc đối thoại kéo dài và chuyển giao công nghệ giữa các cơ quan Việt Nam và các công ty con của những kẻ tạo ra phần mềm gián điệp.

Việc cài phần mềm này theo một chủ đích nào đó đối với các cá nhân người Việt Nam là điều rất dễ dàng, khi Bộ Công an Việt Nam đang buộc tất cả người dân từ đủ 14 tuổi trở lên phải hoàn tất thủ tục gọi là “định danh điện tử mức độ 2” tại trụ sở của công an địa phương. Ứng dụng định danh điện tử quốc gia VneID này, do Bộ Công an phát triển.

Báo cáo điều tra nói “các đặc vụ của chính quyền Việt Nam hoặc những người đại diện cho họ có thể đứng đằng sau chiến dịch phần mềm gián điệp”. Các nhà nghiên cứu thuộc Nhóm phân tích mối đe dọa của Google, nơi chuyên theo dõi các tin tặc được nhà nước hậu thuẫn, nói với CNN rằng tài khoản X (Twitter) phát tán phần mềm gián điệp dường như có trụ sở tại Việt Nam.

Ngoài các chính khách, chính phủ Việt Nam cũng được cho là đã cố gắng sử dụng phần mềm gián điệp Predator để truy cập dữ liệu của các phóng viên và nhân viên của các viện nghiên cứu tập trung vào châu Á trong lúc chính quyền Biden thực hiện một thỏa thuận phát triển kinh tế với các quan chức Việt Nam, theo Washington Post.

 

Tham khảo

https://www.washingtonpost.com/politics/2023/10/10/trail-predator-spyware-leads-targets-congress/

https://www.washingtonpost.com/technology/2023/10/09/vietnam-predator-hack-investigation/


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Quốc hội Việt Nam lại họp bất thường

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Uy quyền của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Ai sẽ lên dàn hỏa năm con chuột?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo