Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vingroup đã giấu mình như thế nào? 

 Son Tran

 

(VNTB) – Cho đến lúc này, có thể nói việc đốt tiền vào Vinfast và đưa lên sàn Nasdaq của Mỹ là một quyết định rất dũng cảm của ông Vượng.

 

Từ dấu vết trong báo cáo tài chính Vinfast

Cho đến lúc này, có thể nói việc đốt tiền vào Vinfast và đưa lên sàn Nasdaq của Mỹ là một quyết định rất dũng cảm của ông Vượng. Vì không chỉ đốt hơn 10 tỷ USD cho Vinfast mà khi ông Vượng list lên sàn Nasdaq đã phải hé lộ khá nhiều các cách thức ông Vượng xào nấu sổ sách trong báo cáo tài chính của Vinfast.

Trong Filling SEC báo cáo tài chính Q2 , 2023 vừa rồi, phần “Business Cooperation Contract with Nam An” có tiết lộ:

“On March 9, 2023, VinFast entered into a BCC with Nam An Investment and Trading Joint Stock Company (“Nam An”) for Nam An to provide VND5,875.0 billion ($248.9 million) of cooperation capital to fund the development and construction of VinFast’s automobile manufacturing facilities in Hai Phong. Funding by Nam An is subject to, among other things, Nam An completing its own funding arrangements. In consideration for the cooperation capital, Nam An would be entitled to receive (i) quarterly distributions of 1.5% of VinFast’s total revenue from sales of EVs in all markets in 2023 and (ii) quarterly distributions of 0.5% of VinFast’s total revenue from sale of EVs in all markets or 5.0% of VinFast’s gross profits in 2024 as determined by mutual agreement between the parties. The BCC has a term of 18 months from March 10, 2023, following which Nam An may receive the cooperation capital amount, or extend the agreement for an additional 18 months or convert the cooperation capital amount into a secured loan at a rate of interest to be mutually agreed based on market conditions at the time of conversion.”

Dịch một cách đơn giản là Vinfast ký hợp đồng với thỏa thuận công ty Nam An sẽ tài trợ (provide) cho Vinfast hơn 5.875 tỷ VND ~ 248 triệu USD để xây nhà máy ở Hải Phòng. Đổi lại Nam An sẽ nhận 1.5% doanh thu năm 2023 và 0.5% doanh thu năm 2024.

XIN LƯU Ý, đây là hợp đồng TÀI TRỢ chứ không phải là cho VAY NỢ.

Mãi sau 18 tháng Nam An mới có quyền chuyển đổi khoản tài trợ này thành nợ. Như vậy, sổ sách VF sẽ không ghi nhận nợ ít nhất là tới 18 tháng sau. Mục này cũng được ghi nhận là “Cash received under a business cooperation contract” trong BCTC Q2 của Vinfast.

Ta có thể thấy rõ dù không cần là một chuyên gia tài chính đây là một hợp đồng quá mức thua thiệt và phi lý đối với Nam An. Ví dụ tổng doanh thu quý 3/2023 của Vinfast gần nhất là 342 triệu USD thì 1.5% là 3.42 triệu USD. Như vậy nhân lên 1 năm là chỉ thu về 13.68 triệu USD. Và để hoàn vốn 248 triệu USD tài trợ kia thì phải mất tới 72 năm. Không một công ty hay nhà đầu tư chuyên nghiệp nào lại đi ký một cái hợp đồng tài trợ dài tới đứt hơi như vậy cả. Vậy công ty Nam An này là ai mà lại ký một hợp đồng thua thiệt đến trắng trợn như vậy?

Nam An kiếm tiền tài trợ cho Vinfast như thế nào?

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nam An có trụ sở chính tại Tầng 2, khu Almaz Market, Đường Hoa Lan, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside (q.Long Biên, Hà Nội). Xin lưu ý, đây cũng chính là khu trụ sở của Vingroup, cũng là trụ sở của một số doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn này.

Công ty thành lập năm 2016, ngành nghề kinh doanh chính là Kinh doanh bất động sản. Hiện tại, người dại diện theo pháp luật là ông Hoàng Quốc Thuỷ, cũng là một nhân vật rất quen thuộc với ông Vượng và Vingroup khu cùng là đồng sáng lập của Technocom, công ty khởi nghiệp của ông Vượng bên Urkaine và cũng từng là Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Quang Thái, công ty này từng là cổ đông lớn của Tập đoàn Vingroup.

Trước đây, khi CTCP Hàng không Vinpearl Air được thành lập, ông Hoàng Quốc Thủy là một trong 3 cổ đông sáng lập, nắm giữ 30% vốn cổ phần bên cạnh CTCP Phát triển du lịch VinAsia (góp 45% vốn) và ông Phạm Khắc Phương (25%).

Theo tìm hiểu, ngay trước thời điểm huy động trái phiếu một ngày, Nam An đã thế chấp tại Techcombank quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án tổ hợp sản xuất ô tô VinFast ngày 09/03/2023 giữa bên bảo đảm và chủ đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia doanh thu liên quan tới dự án. Đồng thời, Công ty cũng thế chấp tại VPBank (HOSE: VPB) tất cả quyền và lợi ích hợp pháp thuộc sở hữu của bên bảo đảm phát sinh từ các hợp đồng mua bán ký với chủ đầu tư là chi nhánh tại Hưng Yên – CTCP Vinhomes (Vinhomes, HOSE: VHM).

Như vậy, thực tế Vinfast đã thông qua Nam An để phát hành trái phiếu và vay bên quỹ tín phiếu bên Techcombank Security bằng cách mua số trái phiếu đó. Do là hợp đồng tài trợ nên Vinfast nghi nhận đây là khoản đầu tư chứ không phải khoản nợ và nghĩa vụ nợ hoàn toàn thuộc về Nam An khi đúng ra đây phải thuộc về Vinfast. Do đó, khoản vay hơn 248 triệu USD này hoàn toàn không ghi nhận vào BCTC của Vinfast cũng như không ảnh hưởng tới Vingroup. MỘT CÁCH THỨC GIẤU NỢ TÀI TÌNH.

Mạng lưới các công ty vỏ bọc chằng chịt của Vingroup

Thực tế, các công ty BĐS Việt Nam dùng các công ty vỏ bọc để mua bán các dự án và không phải công bố thông tin là rất nhiều. Ví dụ điển hình gần đây nhất của VHM là bán một phần Vinhomes Smart City cho CapitalLand thông qua Công ty Ánh Sao, một công ty vỏ bọc khác của Vingroup. Số tiền bán không được tiết lộ nhưng vốn điều lệ của Ánh Sao trước lúc thời điểm bán là hơn 7.660 tỷ đồng.

Hay mới gần đầy gây xôn xao giới buôn bán bất động sản là Vinhomes đã thành lập công ty TNHH SV Holding và nâng vốn điều lệ lên 5.248 tỷ đồng và bán ngay sau đó chỉ 10 ngày cho MIK Group thông qua Công ty TNHH Phát triển Delta Hà Nội (49,99%), Công ty TNHH Hải An Huy (49,99%) và ông Vũ Đình Chiến (0,02%). Theo tiết lộ từ trang Thương Mại 360 thì SV Holding nắm giữ một dự án bất động sản lớn của Vinhomes ở phía Tây Hà Nội.

Nhưng nếu chỉ là tạo ra một công ty vỏ bọc để chuyển quyền sở hữu một dự án BĐS thì mọi thứ sẽ không có gì đặc biệt. Còn với ông Vượng thì các công ty này chuyển cổ phần qua lại liên tục giữa các công ty con với nhau một cách bí ẩn hoặc sở hữu chéo với nhau rất nhiều. Ví dụ như trường hợp công ty Đầu tư và Xây dựng Thái Sơn này:

– VinGroup sở hữu 69% công ty Thái Sơn thông qua Metropolis Hà Nội, Công ty Thiên Niên Kỷ, Công ty Đô thị Cần Giờ.

– Metropolis Hà Nội do VIC sở hữu 69%.

– Công ty Thiên Niên Kỷ do VIC sở hữu 69%.

– Công ty Đô Thị Cần Giờ do Tập đoàn VinGroup sở hữu 69%, thông qua các công ty Vinhomes, Metropolis Hà Nội, Công ty Thiên Niên Kỷ, Tây Tăng Long.

– Sau đó công ty Thái Sơn tiếp tục sở hữu 46,7% Berjaya Financial Vietnam và 67% Berjaya University Urban. Bạn đã thấy rối não chưa? Đây mới chỉ là một mắt xích trong một mạng lưới công ty vỏ bọc phức tạp của ông Vượng và VIC mà thôi.

Ta còn thêm một ví dụ khác về hành vi chuyển đổi quyền sở hữu một cách kỳ lạ này nữa là Công ty CP Kinh Doanh Thương Mại SADO, goi tắt là SADO:

1. Tại thời điểm 31/12/2022, VIC sở hữu trực tiếp 59,52% cổ phần của Sado Trading và 40,48% gián tiếp thông qua Vinpearl, Vincom Security, Vinbus.

2. Tại thời điểm 31/05/2023, VIC sở hữu trực tiếp 15,70% và gián tiếp 83,97% đối với 100%, trong đó Vinpearl được loại bỏ và thay thế bằng SDI Trading. Mà SDI Trading là công ty mới thành lập vào ngày 16/2/2023 và sở hữu 99% bởi Vinpearl.

Rõ ràng VIC sở hữu SADO 100% trong cả hai trường hợp thì tại sao lại cần chuyền quyền sở hữu qua lại như vậy?

Vậy ta liệu chăng có một câu hỏi cần đặt ra là tại sao một công ty SADO dù chuyển nhượng thế nào thì VIC vẫn không thay đổi tỷ lệ nắm giữ hoặc một công ty mà sở hữu vốn chồng chéo lên nhau như Thái Sơn. Vậy ông Vượng phải cất công hoán đổi qua lại làm gì nếu công ty vỏ bọc đó đơn giản chỉ để bán dự án cho MIK như SV Holding?

VIG – Phần chìm trong tảng băng trôi Vingroup

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Tài Chính Việt Nam, viết tắt là VIG, thuộc sở hữu 100% của ông Vượng, ban đầu có lẽ được lập ra để nắm 33% lượng cổ phiếu VIC. VIG cũng nổi lên gần đây khi nắm tới 33.4% cổ phiếu VFS. Và đặc biệt là VIG hay Asia Star Trading & Investment đều là Công ty tư nhân sở hữu bởi ông Vượng và người thân tín nên hoàn toàn ẩn mình có trong báo cáo của Vingroup. Nhưng công ty qua một phần trong hồ sơ nộp lên IPO cho SEC Mỹ đã hé lộ một phần nghiệp vụ nâng khống giá trị tài sản và tạo ra lợi nhuận ảo cho Vinfast chỉ thông qua 1 – 2 hợp đồng.

Trong F-1 Filling vào năm 2022 khi VF gửi lên để đăng kí IPO, phần “Transactions with VIG JSC related to ICE assets disposal” đã thiết lộ một cách thức chuyển giá rất tài tình của ông Vượng để tạo hơn 500 triệu doanh thu cho Vinfast.

“As disclosed in Note 1, in 2022, VinFast Vietnam disposed ICE Assets amounting to VND12,817.7 billion (USD542.8 million) to VIG at total contractual consideration amount of VND28,999 billion (USD1,228.1 million), including VAT. After the ICE Assets were legally transferred in June 2022, a portion of these assets was leased back until early November 2022, at which point ICE vehicle production was ceased, resulting to the disposal of ICE Assets being completed by that time, at net gain of VND13,604.2 billion (USD576.1 million). During 2022, VIG settled (i) VND2,000 billion (USD84.7 million) in cash, (ii) VND24,208.3 billion (USD 1,025.3 million) through the assignment of the Share Acquisition P-Note held by VIG to VinFast Vietnam in 2022 and (iii) VND1,148.2 billion (USD48.6 million) through offsetting against outstanding fixed rental fee receivables for the leased-back period due from VinFast Vietnam. For the purpose of presentation, the net gain of VND13,604.2 billion (USD576.1 million) is presented net of the outstanding receivable due from VIG of VND1,642.5 billion (USD69.5 million). As a result, the net impact of VND11,961.7 billion (USD506.6 million) is recognized in the consolidated statements of shareholders’ equity as a deemed contribution arising from the disposal of the ICE assets.”

Viết ngắn gọn đơn giản lại là Vinfast bán tài sản và dây chuyền sản xuất xe ICE cho VIG (100% của ông Vượng) với giá 1,23 tỷ USD trong khi giá trị tài sản dây chuyền xe ICE trên sổ sách Vinfast là 542.8M USD, mang lại “lợi nhuận” 576,1 triệu USD. Hơn nữa, VIG không thanh toán tiền mặt cho Vinfast, họ sử dụng P-Notes (một dạng trái phiếu chuyển đổi phát hành riêng lẻ cho 1 tổ chức) và sau đó có quyền chuyển đổi chúng sang cổ phiếu VFS. Vâng VF được trả bằng chính cổ phiếu của mình trong tương lai. Một kiểu in lợi nhuận từ không khí của ông Vượng.

Như đã nói ở trên, các công ty thuộc sở hữu ông Vượng như VIG hay Asia Star Trading hoặc thân tín của ông như công ty Nam An đều không có xuất hiện trên báo cáo tài chính do không thuộc VIC. Nhưng ta hãy nhìn lại các động thái LẠ của VIC với Làng Vân và có thể cảm nhận được là VIG hay các công ty vỏ bọc thuộc sở hữu ông Vượng như Nam An nó như cái phần chìm trong tảng băng trôi tài chính mà ở đó ẩn chứa rát nhiều vấn đề xấu của Vingroup hay Vinfast không được tiết lộ.

Động thái lạ từ dự án Làng Vân

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Làng Vân là công ty vỏ bọc để Vingroup triển khai dự án Vinpearl Làng Vân dưới chân đèo Hải Vân tại Đà Nẵng. Trên truyền thông báo chí thì chỉ công bố thông tin là Vinhomes chuyển nhượng cổ phần lại cho tập đoàn mẹ Vingroup và không có gì đặc biệt.

Nhưng thực tế trong BC Bạch của Vingroup thì lại không đơn giản như vậy. Nó phức tạp hơn nhiều. Tại thời điểm 31/12/2022, VIC sở hữu 69,23% cổ phần Đầu tư và Phát triển Làng Vân (mã số thuế 0401880908) không trực tiếp mà thông qua phát triển Bất động sản Thiên Niên Kỷ, Vinhomes, Hoàng Gia.

Tại thời điểm 31/05/2023, tức là 5 tháng sau, tất cả các công ty trên không còn nắm giữ Làng Vân và hiện tại Làng Vân được VIC sở hữu 100%, trực tiếp 91,47% và 8,53% thông qua Vinbus và Vincom Security.

Như các bạn có thể thấy là trên mặt báo thì VIC nhận chuyển nhượng của VHM nhưng thực tế là đều nắm giữ thông qua các công ty vỏ bọc con này.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là ban đầu Vingroup sở hữu 69,23% Làng Vân nhưng sau 5 tháng lại Vingroup  lại tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 30%. Vậy cái phần 30% này đâu ra? Không lẽ ông Vượng ban đầu bán cho 1 một đối tác rồi lại bung tiền để mua lại phần cổ phần này chỉ sau 5 tháng? Chắc chắn là không rồi mà đó có thể là do VIG hay các công ty vỏ bọc sở hữu bởi ông Vượng đã sở hữu hơn 30% đó và vì một lí do nào đó mà lại chuyển nhượng về VIC như vậy. Bạn có thể nói đây là giả thuyết nhưng liệu bạn có thể có lời giải thích nào hợp lý hơn?

Có thể thấy, với thủ thuật giấu khoản vay đã áp dụng với Nam An, cũng như nâng khống lợi nhuận của Vinfast thông qua công ty vỏ bọc VIG nêu trên, kết hợp với sự hoạt động ẩn mình đến gần như tuyệt đối của VIG hay các công ty vỏ bọc của ông Vượng khỏi các báo cáo tài chính nêu trên thì ông Vượng có thể nấu số lợi nhuận hay tăng khống giá trị tài sản và ẩn các khoản vay phải trả kia khỏi báo cáo tài chính thì thực tế số lỗ của Vinfast hay Vinhomes, Vingroup còn có thể lớn cỡ nào.

XIN NHẮC LẠI, đây đều là giả thuyết vì VIG hoàn toàn không có thông tin gì cả. Nhưng những gì VIG đã xào nấu sổ sách ở dây chuyền xe xăng với Vinfast được công khai thì những cái khác hoàn toàn có thể diễn ra những thủ thuật như vậy. Chứ không lẽ ông Vượng rảnh mà cứ chuyển nhượng cổ phần qua lại liên tục.

Hé lộ Vinfast đã được bơm tiền qua các công ty vỏ bọc như thế nào?

Trong BCTC của Vinfast Quý 2 gửi lên SEC Mỹ, Vinfast đã hé lộ hàng loạt các công ty vỏ bọc đã thực hiện các khoản cho vay tổng cộng lên tới hơn 1.5 tỷ USD dành cho Vinfast bao gồm: Vinmec, Đầu tư và Phát Triển Đô Thị Gia Lâm, VinRetail, TNHH Vinretail Operation, Đầu tư và Xây dựng Thái Sơn, VinBioTech (sau sát nhập thành VinBioCare), Đầu tư và Phát Triển Đô Thị Suối Hoa, và cả Vinpearl. Đó là chưa kể các khoản vay được ẩn đi như Nam An mà ta không thể biết được là có bao nhiêu khoản vay qua trái phiếu như vậy.

Bạn có thấy công ty Thái Sơn hồi nãy đã nhắc ở trên không ? Ngoài ra còn VinBioTech trong khi nó hoàn toàn không có hoạt động gì cả. Chắc các bạn không quên VinBioCare với 30% cổ phần Việt Á chứ. Rồi cả Đô Thị Gia Lâm, Suối Hoa. Nếu đọc bản full và sơ đồ sở hữu chéo chằng chịt của các công ty vỏ bọc ông Vượng sẽ thấy ông Vượng có thể dùng những công ty này để nâng khống tài sản hoặc giấu khoản vay như dây chuyền xe ICE cũng như Nam An để bơm tiền cho Vinfast mà vẫn có số liệu tài chính đẹp.

Như vậy, với những gì được hé lộ một phần ở trên, ta có thể hình dung phần nào một số cách thức và toàn cảnh bức tranh mạng lưới mà ông Vượng đã lập ra để xào nấu sổ sách và đi vay với bơm tiền một cách tài tình cho Vinfast hay có thể một tài sản hay dự án nào khác thông qua các công ty vỏ bọc này. Những gì ở trên chỉ là một phần rất nhỏ vì ta có danh sách tới 108 công ty kiểu như vậy.

Trong đó bạn sẽ bất ngờ khi có cả Vinpro và Vinsmart đã tưởng chừng như đóng cửa. Và có cả các công ty nước ngoài mà ta biết chắc là đã không còn hoạt động như Vinfast Australia hay không kinh doanh tại thị trường như Vinfast Myanmar, Vinsmart Ukraine. Hay thậm chí đã từng có công ty bị chính phủ tuýt còi bắt giải trình như Vinfast Hà Lan.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Vinfast có thể hòa vốn vào cuối năm 2024 và có lãi sau năm 2025.

Do Van Tien

VNTB – Đầu tư vào bất động sản thương mại ở Việt Nam: canh bạc đầy rủi ro

Do Van Tien

VNTB – Có thật là “nửa đường gãy gánh” áp phe giữa Vingroup – Việt Á?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo