Hòa Cầm
(VNTB) – Một bài viết trên Forbes của tác giả Anders Corr đã vẽ ra một bức tranh về liên minh Mỹ-Việt. Theo tác giả, một liên minh Mỹ-Việt Nam mạnh sẽ tăng cường răn đe trước mắt, tận dụng ảnh hưởng thương mại kinh tế đến Trung Quốc, đưa Châu Á hướng đến liên minh đa phương mạnh mẽ trong tương lai hơn, trong đó Mỹ là quốc gia dẫn đầu và dân chủ hóa Trung Quốc là một trong nhiều mục tiêu của liên minh đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng cho rằng Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh
Nhiều quan điểm tiêu cực ở Mỹ nhìn nhận mối quan hệ với Việt Nam như một cái nôi cộng sản, dù rằng, mối quan hệ hai nước đã tốt lên kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Obama đã đáp ứng mong muốn của Việt Nam nhằm xây dựng quan hệ liên minh mạnh mẽ như một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong đó có cả dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây chết người.
“Quan hệ Việt -Mỹ đã có bước tiến lớn trong 21 năm qua, từ cựu thù đến bạn bè và từ bạn bè cho đến đối tác”, ông Trần Việt Thái, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược tại Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục mua thiết bị quân sự của Nga và tìm kiếm các mối quan hệ ổn định với Trung Quốc, họ xem Mỹ như một lực lượng tích cực trong sự phát triển của nó, Trần nói.
Một trong những vấn đề cốt lõi liên quan đến lựa chọn các chiến lược của Việt Nam đó chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Do đó, Việt Nam buộc phải có các lựa chọn sau:
1) tiếp tục các chiến lược đi dây hiện tại với Mỹ, Trung Quốc và Nga;
2) liên minh với Mỹ
3) phát triển khả năng quân sự của Việt Nam, bao gồm răn đe hạt nhân.
Đối với chiến lược đi dây giữ Mỹ – Trung và Nga: Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam chủ yếu liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Việt Nam có khả năng giải quyết các mối đe dọa thông qua ba chiến lược nêu trên, nhưng đồng thời nó có khả năng gây ra nhiều rủi ro, bao gồm cả việc Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện trên vùng Biển Đông; dàn lãnh đạo Việt Nam; và chiến lược của Trung Quốc với các nước.
Chiến lược của Việt Nam hiện nay gặp rào cản giữa Mỹ – Trung và Nga. Việt Nam có thể tận dụng hướng chủ động đàm phán; viện trợ phát triển và tăng cường thương mại với cả Trung – Mỹ, cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng, trong đó có khả năng đưa đến răn đe hạt nhân.
Trong trường hợp Việt – Mỹ trở thành liên minh, thì nó sẽ dẫn đến biện pháp trả đũa của Trung Quốc đối với nước này, và Nga cũng sẽ có phản ứng tương tự. Răn đe hạt nhân sẽ tạo ra phản ứng ngoại giao tương tự, nhưng tiêu cực hơn, ít nhất là từ Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc tăng sức mạnh kinh tế, quân sự trên vùng Á Châu, đồng nghĩa là sẽ khiến Việt Nam dễ tổn thương hơn. Và sự tổn thương này khiến Việt Nam tăng cường nhượng bộ chính trị, ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc trong vòng hai thập kỷ tới. Điều này có thể khiến cho tính bất ổn định chính trị tăng lên.
Đối với chiến lược liên minh với Mỹ: điều này đồng nghĩa sẽ loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc vào Việt Nam và quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ. Là một phần của chiến lược, Việt Nam có thể tiến hành kiện Trung Quốc thông qua UNCLOS. Chiến lược liên minh với Mỹ nhiều khả năng sẽ duy trì sự độc lập và chủ quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đổi lại, Việt Nam cần phải có những thay đổi tích cực hơn về mặt dân chủ và tự do ngôn luận. Sự cải cách này có thể đưa đến phong trào xã hội yêu cầu Chính phủ phải thay đổi Hiến Pháp, và đi đến một Chính phủ do người dân bầu trực tiếp. Những người chống lại chiến lược này lo ngại sự bất ổn định chính trị, nội chiến.
Trong khi đó, một bài viết trên Forbes của tác giả Anders Corr đã vẽ ra một bức tranh về liên minh Mỹ-Việt. Theo tác giả, một liên minh Mỹ-Việt Nam mạnh sẽ tăng cường răn đe trước mắt, tận dụng ảnh hưởng thương mại kinh tế đến Trung Quốc, đưa Châu Á hướng đến liên minh đa phương mạnh mẽ trong tương lai hơn, trong đó Mỹ là quốc gia dẫn đầu và dân chủ hóa Trung Quốc là một trong nhiều mục tiêu của liên minh đó.
Liên minh Mỹ-Việt Nam cần sự hợp tác kinh tế, ngoại giao và quân sự lớn hơn bằng cách điều hòa sự khác biệt về chính trị giữa trên giá trị hai quốc gi; tăng cường cam kết quốc phòng của Mỹ đối với châu Á trong đó trọng tâm là Việt Nam; tăng cường chiều thương mại giữa hai nước; giảm phụ thuộc kinh tế – quốc phòng của Việt Nam vào Trung Quốc và Nga.
Rõ ràng, một liên minh Việt – Mỹ là cần thiết, khi mà liên minh đa phương như ASEAN đã không hiệu quả trong ngăn chặn tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc cấp 600 triệu USD cho Campuchia trong trung tuần tháng 7, và ba ngày sau khi Tòa án Thường trực đưa ra phán quyết có lợi cho phía Philippines, một tuyên bố về vấn đề Biển Đông của ASEAN đã bị chặn lại vào ngày 24 – 7.
Vậy Nga thì sao? Rất khó, bởi nước này phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc qua xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và công nghệ quốc phòng. Mối quan hệ này khiến Nga có nhiều khả năng chiều Trung Quốc trong một vài trường hợp. Việt Nam không thể dựa vào quốc phòng – công nghệ Nga trong trường hợp Việt – Trung xảy ra chiến tranh.
Trong trường hợp Việt Nam muốn giữ tính trung lập trong các cuộc xung đột mới giữa hai đối tác là Trung Quốc và Mỹ thì nó cũng tạo ra nguy cơ lớn đến với vùng EEZ của Việt Nam khi nó có thể bị Trung Quốc lấn át, và nền kinh tế của Hà Nội bị khuất phục bởi chủ nghĩa trọng thương mới của Trung Quốc.
Chiến lược thứ ba là phát triển khả năng quân sự của Việt Nam đến điểm mà Trung Quốc ít có khả năng gây sự. Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm lớp kilo từ Nga trong vài năm qua. Nó có thể mang tên lửa hành trình tấn công các căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Theo thời gian, Việt Nam có thể mua hoặc nội địa hóa phát triển đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa.
Chiến lược quân sự ít có khả năng gây ra sự thay đổi chế độ, và do đó là một con đường có nhiều khả năng mà Hà Nội lựa chọn. Nhưng nó sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang lớn ở châu Á, và nếu là vũ khí hạt nhân, chắc chắn sẽ dần đến làn song phản đối ngoại giao quốc tế và trừng phạt kinh tế.
Và Việt Nam đã lựa chọn nhiều hơn một chiến lược, trong khi vừa liên minh chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ, thì Việt Nam có thể tăng cường khả năng quân sự của mình.
Rõ ràng, một liên minh quốc phòng Mỹ-Việt Nam sẽ làm cho cuộc xung đột quân sự hay kinh tế với Trung Quốc ít có khả năng diễn ra.
Tham khảo:
http://www.nytimes.com/2016/09/02/business/international/pacific-trade-pact-faces-rough-road-in-congress.html?_r=0