Việt Nam Thời Báo

VNTB- Hướng đi chệch của sự học trong xã hội cộng sản

Đào Đức Thông

(VNTB) – Hơn bốn mươi năm qua, đất nước  Việt Nam đã nghèo đói, lạc hậu vì chủ nghĩa Cộng Sản, nay lại thêm những tư tưởng cải cách giáo dục quái đản góp phần ngu dân, triệt tiêu phát triển.
Kết quả hình ảnh cho hinh anh ngu hóa

Nhân bất học bất tri lý
Sự học của con người chúng ta là một quá trình tiếp thu kiến thức. chúng ta có thể tự học, học trong và sau quá trình cọ sát thực tế. Người học không cứ phải đến trường mới  là học được kiến thức, chúng ta có thể tự học, học trong cuộc sống hàng ngày,v.v…nhưng ở trường lớp thì có chương trình, bài vở, giáo viên giàu kinh nghiệp thì kiến thức người học tiếp thu được bài bản hơn.
Nghề là kiến thức, kỹ năng kiếm sống

Từ xưa ông cha ta đã hiểu rằng để lại nhiều tiền của cho con thì không bằng để lại kiến thức.

Dù cho trâu ruộng bề bề
Không bằng để lại một nghề cho con“.

Trong xã hội chúng ta đang sống, các bậc cha mẹ có cho con cháu mình đi học đến tiến sĩ thì cũng chỉ là cho con cái nghề, trước là tự kiếm sống, tự mưu sinh, sau là giúp đời.

Vừa rồi có một  tiến sĩ đi học ở đâu đó bên Hungary về cổ suý cái sự ngược lại, là cho trẻ con chơi chứ đừng cho học, rằng không cần chữ đẹp, không cần làm toán giỏi vì đã có máy tính, rằng đừng cho điểm mà chỉ cho mặt cười… Tối về trẻ chỉ coi ti vi chứ không còn nghe tiếng ê a học bài và ba mẹ không biết con mình được dạy gì. Cuối năm thì đứa nào cũng giỏi, cũng có phần thưởng..

Họ cho rằng học nhiều tạo áp lực căng thẳng cho học sinh. Nếu cho điểm thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa điểm thấp, tức những học sinh yếu. Vì những học sinh yếu mà tạo nên chính sách áp dụng luôn cho các em học sinh giỏi. Lẽ ra nên có chương trình riêng cho trẻ chậm tiếp thu chứ không thể có kiểu cách dạy phi lý như vậy.

Lúc sinh tiền ông Hồ Chí Minh có làm bài thơ:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”

Thế mà ngành giáo dục Việt Nam ngày này dưới sự lãnh đạo của Đảng CS do ông sáng lập lại đi ngược lại, chơi bài mơn trớn trẻ em, tập cho trẻ em thói ỷ lại, mất khả năng ganh đua, lười nhác, không biết vận động trí óc.
Sự học  như một chuyến hành trình đi rất xa

Giáo dục Việt Nam trải qua những đợt cải cách, đã và đang đi từ thái cực này sang thái cực khác. Những người cải cách giáo dục lúc thì bắt học sinh tiểu học nhét hàng lô hàng lốc đủ thứ kiến thức vô bổ, lúc khác lại bảo chẳng cần học gì cả.

Nếu ngẫm kĩ sẽ thấy sự học của con người cũng như một chuyến hành trình đi rất xa. Chúng ta phải đem theo đồ đạc cần thiết nhưng không thể đem quá nhiều, phải chọn những thứ tối cần, không có nó thì không thể đi, không thể trèo đèo vượt suối. Những thứ cần thiết khác, nếu thấy có thể kiếm được dọc đường thì không phải mang theo. Có thế mới đi được xa. Khuynh hướng ngược lại, lại bảo chả cần mang gì hết , chẳng cần học gì cả. Sự học giống như xây một lâu đài kiến thức, tầng trên đứng vững nhờ tầng dưới chắc chắn. Bây giờ lại bảo cứ xây lâu đài trên cát, chẳng cần nền tảng gì hết, thì sập là chắc chắn.

Hơn bốn mươi năm qua, đất nước  Việt Nam đã nghèo đói, lạc hậu vì chủ nghĩa Cộng Sản, nay lại thêm những tư tưởng cải cách giáo dục quái đản góp phần ngu dân, triệt tiêu phát triển. Rồi thời gian, tương lai sẽ sản sinh ra một thế hệ mới vật vờ, lười suy nghĩ, kém cạnh tranh, không cầu tiến thì lúc ấy không có sức mạnh nào có thể gìn giữ và bảo toàn mảnh đất hình chữ S này, vận mệnh của dân tộc Việt Nam cũng vì thế sẽ bị tiêu diệt, bị Trung Quốc đồng hóa.

Tin bài liên quan:

VNTB- Nhân dân Việt Nam hãy lên tiếng bảo vệ Sơn Trà!

Phan Thanh Hung

VNTB- Con đường tơ lụa: Tham vọng bành trướng của Trung Quốc

Phan Thanh Hung

VNTB- ‘Cá chết sai quy trình’: Sai lầm của cả hệ thống

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo