Việt Nam Thời Báo

VNTB- Paul Nguyễn Hoàng Đức: Một cây bút đương đại

Phùng Hoài Ngọc

(VNTB) – Việt Nam Thời Báo xin giới thiệu sáng tác mới của nhà thơ Nguyễn Hoàng Đức. Tác giả gọi là “trường ca cập thời”.

                       Paul Nguyễn Hoàng Đức

Đôi lời giới thiệu

Đất Hà thành có một cây bút đương đại độc đáo: Paul Nguyễn Hoàng Đức. Tốt nghiệp Đại học An ninh, đi công tác miền núi ít lâu, rồi anh bỏ nghề luôn. Đi học tiếng Anh tiếng Pháp, nghiên cứu triết học, kinh thánh, sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật và văn hóa và chơi đàn piano. Ông tự biết mình đọc sách triết học nhiều hơn những người dạy môn triết học ở Việt Nam. Các tiến sỹ triết học ở Việt Nam luôn luôn bị ông nhìn với một nửa con mắt. Cái gì ông cũng lấy thước đo của lý luận, của triết học để phán xét. Ông sáng tác cũng theo các tiêu chuẩn của triết học. Hàng nghìn trang sách đã in ấn phát hành. Hàng ngày viết và viết. Kẻ cầm bút ở Hà Nội đều biết tiếng ông, thích giao tiếp với ông tuy còn ngỡ ngàng phân vân. Riêng Hội nhà văn giật mình không dám mời ông làm hội viên mặc dù ông thừa tiêu chuẩn.
Gia tài văn học của Nguyễn Hoàng Đức khá đồ sộ, chỉ tính cuốn tiểu thuyết “Xử lưu đầy” dày hơn 2.000 trang, tiểu thuyết “Ngưỡng cửa làm người” 4.000 trang chưa in, và sẽ rất khó in nhưng ông đã tnhận là tác giả tiểu thuyết dày nhất, dài nhất Việt Nam.
Nguyễn Hoàng Đức sinh năm 1957, viết văn từ 1991 với truyện ngắn đầu tay “Những người chăn kiến”. Nhà thơ đạo diễn Đỗ Minh Tuấn gọi thân mật là “Anh hề triết học, chàng Đông-ki-sốt văn chương”.
Tác phẩm đã in:

1. Những người chăn kiến: Tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 1992.
2. Luận về tình yêu, Tiểu luận, NXB Thanh niên, 1998
3. Ý hướng tính văn chương. Chuyên luận, NXB Văn hóa dân tộc, 1999
4. Leo gác ngược. Tập truyện ngắn, NXB Văn hóa dân tộc, 2000
5. Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ. Tiểu luận phê bình, NXB Văn hóa dân tộc, 2000
6. Tình yêu phong thánh con người, Tiểu luận, NXB Văn hóa dân tộc, 2001
VNTB xin giới thiệu sáng tác mới của nhà thơ Nguyễn Hoàng Đức. Tác giả gọi là “trường ca cập thời”. Thông thường, trường ca là thể loại gắn với sự kiện lớn trong lịch sử quá khứ, riêng ông gắn thêm đuôi “cập thời” với nghĩa đương đại, kịp thời gian. Nhân vật ẩn dụ của trường ca là Vua Thủy Tề và Cá Hồi đàm thoại liên tục. “Quốc gia không mộ” nghĩa hẹp là biển cả vũ trụ, nghĩa bóng thì tùy ý bạn đọc cảm nhận. Thời đại ngày nay là thời đại của đàm thoại, trăn trở. “Trường ca phúng dụ” là một minh chứng cho sự “nổi loạn” thể loại của nhà thơ triết học Nguyễn Hoàng Đức.
Trường ca gồm các khúc liên tục không giới hạn.
Trường ca cập thời
VUA THỦY TỀ VÀ QUỐC GIA KHÔNG MỘ
Khúc 106 “CẦN XÂY DỰNG ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI ĐUÔI”.
Tác giả: Paul Nguyễn Hoàng Đức
*
Cá Hồi ơi
– Có vẻ ngươi muốn đưa ra
Một vấn đề hệ trọng
Mang nguyên lý tối cao?
– Thưa bệ hạ, chính thế
Nếu là ngôi nhà
Của ông chủ
Thì nó sẽ to lớn đàng hoàng
Còn nhà cho con ở
Khác gì bầy chuột
Luôn ăn nhờ ở đợ
Chờ người ta xây nhà xong
Thì khoét một cái lỗ chui vào
Ông chủ và đầy tớ
Khác nhau không phải
Ở cơm ăn áo mặc
Hay nhà to cửa rộng
Mà ở cách suy nghĩ
Và tầm của cái đầu
Người đời bào
“Rắn mất đầu”
Nghĩa là
Khi cái đầu đó mất
Thì con rắn
Không còn sống nổi
Tất cả sức mạnh
Nằm ở đầu rắn
Cho dù nó chỉ bé
Bằng một phần trăm cơ thể
Và trên cái đầu đó
Còn chứa nguồn nọc độc
Để hạ thủ đối phương
Lớn gấp cả nghìn lần
Đầu con người
Chứa một phần bảy
Cũng chỉ huy
Mọi tư duy và hành động
Đầu não đó
Được bao bọc
Bằng một hộp sọ cứng
Và cơ chế tinh vi.
Cho đến bây giờ
Dù khoa học tiến bộ
Cũng chẳng hiểu được bao nhiêu
Cơ thể lấy cái đầu làm trọng
Và một nhà nước
Phải coi chính phủ
Như đầu não
Chỉ huy tất cả
Đó là hệ điều hành
Cũng là quản lý chung.
Để đào luyện cái đầu xứng đáng
người ta dùng báo chí
tác động vào cơ chế thượng tầng
Mong cảnh giác và biến cải
Và dùng luật pháp cho đầu
Như một thành phần kiểu mẫu ưu tiên.
Nhưng nước Việt Nam
Thời cộng sản
Thì không vậy.
Người ta ưu tiên bảo vệ cái đầu tuyệt đối
Giới lãnh đạo
Vừa là tinh hoa
Vừa sáng giá
Là “đỉnh cao trí tuệ”
Của loài người
Tuyệt đối đúng
Nên không cần phản biện.
Báo chí chỉ ca tụng cấp trên
Và vạch vòi xấu xa mọi thứ
Thì nhắm vào kẻ dưới
Thấp cổ bé họng
Hay lang thang
Đầu đường xó chợ
Làm vậy là ngược đời
Cũng như chẳng ích lợi gì
Vì báo chí là chữ nghĩa
Và trí tuệ
Nó phải được
Nhắm đến thượng tầng
Mong cảnh tỉnh và hoán cải
hệ lập trình
Cho toàn quốc gia được hưởng
Còn pháp luật cũng rứa
Chính quyền mang luật to luật bé
Những thứ luật chưa bao giờ hoàn thiện
Theo đúng nghĩa của mình
Bởi vì
Bên trên nó
Vẫn còn “nghị quyết”
Của đảng dẫn đường hay chỉ lối
Luật đó được áp dụng
Cho dân chúng
Với những sai phạm nhỏ
Nhưng lại buông thả cấp trên
Dù dính phải
Những vụ án tham nhũng tầy đình
– Tại sao như vậy
 ơi cá Hồi ơi?
– Bởi vì
Cái đầu hiển nhiên
Phải nhỏ hơn cơ thể
Nó là tinh hoa
Như một đỉnh tháp
Nằm nơi cao nhất
Nhưng lúc làm “cách mạng”
Người ta muốn số đông
Lực lượng vô sản
Công nông binh theo mình
Nên đã đề cao
Những phẩm chất lãnh đạo
Mà những giai tầng thấp hèn này
Không có.
Những giai tầng này
Hiển nhiên đã trở thành
Chân tay hay chi thể
Lãnh đạo xã hội
Theo lực lượng số đông
Như người ta ví
Đó là một hình tháp
Lộn ngược
Đỉnh tinh hoa lộn xuống
Còn đáy mặt bằng
Lại nằm trên cao nhất
Trời ơi!
Một xã hội như vậy
Thì khác gì
Rắn mất đầu
Làm sao tiến bộ?

(nguồn: *Fb.NHĐ*).

Tin bài liên quan:

VNTB – Bình 3 sự kiện đất đai nóng: Đồng Tâm – Sân golf – Yên Bái

Phan Thanh Hung

Ai yêu thi hào Nguyễn Du hơn: Tố hữu hay Phạm Thiên Thư?

Phan Thanh Hung

VNTB- Luật Dịch biến và giáo dục của cha con Trịnh Xuân Thanh

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo