Việt Nam Thời Báo

Ai phải chịu trách nhiệm chính trong việc nhập toa tàu cũ?

Những toa tàu cũ có tuổi đời hơn 20 năm và chuẩn bị “yên nghỉ” tại các bãi rác tái chế của Trung Quốc đã được mua lại nhập về Việt Nam với số lượng lớn. Ai phải chịu trách nhiệm chính?
Người ta hay nhắc đến khái niệm “rác thải công nghệ” hay những câu khẩu hiệu đại loại như “đừng biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ của thế giới” nhưng phần lớn nhiều người vẫn chưa hình dung được “rác thải công nghệ” là gì, và tại sao lại có khái niệm như vậy. Tuy nhiên, qua những lần báo chí nhắc đến các lô hàng điện tử đã qua sử dụng bị cấm nhập cảng Việt Nam hay những lô hàng máy tính cũ các nước quyên góp cho trẻ em Việt Nam bị đưa vào nước thì người ta dần hình dung ra được khái niệm rác thải công nghệ là như thế nào.
Những đồ dùng công nghệ, dù hiện đại tới đâu thì cũng tới giai đoạn bỏ đi vì lỗi thời và “quá lớn tuổi” để thay vào đó là những thiết bị hiện đại, tân tiến hơn. Kinh phí để xử lý những sản phẩm già cỗi này phải nói là rất lớn so với những loại rác thải thông thường vì nó ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống. Để tiết kiệm chi phí xử lý, nhiều quốc gia tìm cách “quyên tặng” hoặc bán rẻ những sản phẩm công nghệ hết hạn sử dụng này đến các nước đang phát triển hoặc các quốc gia nghèo. Và khâu quản lý hải quan thật sự rất vất vả khi phải kiểm soát không cho những sản phẩm này đi vào trong lãnh thổ quốc gia mình. Nếu không, đất nước đó sẽ là nơi tiếp nhận rác thải công nghiệp miễn phí của những nước phát triển.
 
Đừng biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ của thế giới.
Một câu chuyện chúng tôi từng được biết, đó là khi Việt Nam mới bắt đầu xử dụng rộng rãi máy vi tính để bàn thì các nước trên thế giới đã sử dụng nhiều năm và chuyển sang dòng máy tính xách tay. Những chiếc máy bàn cũ kỹ được đóng gói và đẩy về cảng Việt Nam với danh nghĩa “quyên góp” cho trẻ em người Việt được tiếp cận công nghệ. Mặc dù những sản phẩm đó vẫn còn dùng được và trẻ em Việt Nam rất cần, người Việt Nam rất cần nhưng khi hải quan chúng ta “lắc đầu” từ chối cho nhập cảng vì những sản phẩm công nghệ này có tuổi thọ cũng trên dưới 4-5 năm thì người dân nước ta vẫn rất đồng tình và ủng hộ. Dù là cần đó, nhưng chúng ta vẫn không muốn biến đất nước mình thành một bãi rác công nghệ cho thế giới.
Những ngày giáp Tết, dư luận xôn xao bàn tán chuyện Tổng Giám đốc công ty vận tải bị cách chức vì mua toa xe Trung Quốc đã qua sử dụng mà mỗi toa cũng có tuổi đời trên 20 năm. Lý do do đâu mà một công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải, liên quan đến mạng sống của hàng triệu hành khách lại nhập về những toa tàu đó khiến nhiều người bức xúc.
Liệu chăng lý do khiến công ty này quyết định mua lại “đồ lâu năm nhà người” vì các toa cũ Trung Quốc được thiết kế chạy trên khổ đường sắt 1m, phù hợp với đường sắt trong nước hay đơn giản chỉ vì giá đồ cũ thì rẻ hơn mua mới?
Liên quan đến chủ trương nhập 160 toa xe hàng của Trung Quốc đã qua sử dụng. Đường sắt Việt Nam cũng cho biết, năm 2013, Cục Đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) chủ trương hạn chế vận chuyển hàng hóa bằng tuyến đường sắt khổ 1m để chuyển sang khổ 1,435m và mời các công ty đường sắt nước ta khảo sát, nghiên cứu việc mua lại các đầu máy, toa xe này phục vụ nhu cầu vận chuyển trong nước.
Đây là thời điểm ngành đường sắt đang thiếu toa xe hàng do nhu cầu vận tải hàng hóa liên tục tăng cao, vì vậy, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã giới thiệu 2 đơn vị trong tổng công ty là CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội và CTCP Vận tải và Thương mại đường sắt sang Trung Quốc khảo sát, tìm hiểu về tình trạng chất lượng kỹ thuật, giá trị còn lại và giá cả của các toa xe này để báo cáo.
Sau khi việc nhập hàng cũ bị phát hiện và khiến dư luận giận dữ, CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết đã nhận được sự chấp thuận từ Tổng công ty đường sắt Việt Nam về việc mua lại hơn 160 toa xe cũ từ Cục đường sắt Côn Minh. Trong lô này có tới 120 toa được đóng từ hơn 20 năm trước và gần 20 toa mới nhất cũng đã có tuổi đời hơn 12 năm.
Tân Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, trước khi chính thức được Bộ Chính trị cử về TP.HCM làm Bí thư Thành ủy TP.HCM, trong vai trò là Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải ông đã kịp ký văn bản về kiểm điểm các bộ thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam về việc giao cho các đơn vị đường sắt trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng và làm thủ tục mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc. Đồng thời, ông Thăng cũng chỉ đạo cho ông Nguyễn Viết Hiệp thôi làm người đại diện vốn nhà nước tại CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội và cách chức đối với ông này nhằm xoa dịu dư luận.
Mặc dù Tổng Giám đốc nhập toa tàu cũ đã bị cắt chức nhưng việc mua toa xe cũ của Trung Quốc không khỏi khiến dư luận bất an.
Cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng Giám đốc CTCP đường sắt Hà Nội liệu đã giải quyết dứt điểm mọi chuyện và làm yên òng dư luận?
Thiết nghĩ, trong sự việc này lãnh đạo công ty đường sắc Việt Nam phải là nơi chịu trách nhiệm lớn nhất chứ không phải cá nhân ông Hiệp. Bởi lẽ, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã được CTCP đường sắt Hà Nội báo cáo xin chủ trương và nhận được sự đồng ý mới dám thực hiện. Nếu Tổng công ty đường sắt Việt Nam không đồng ý, liệu rằng một công ty nhỏ bé như CTCP đường sắt Hà Nội có dám ra tận nước bạn để đàm phán?

Theo NĐT

Tin bài liên quan:

Tầng lớp siêu giàu ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

Từ việc “giải cứu” dưa hấu: Nghi vấn lợi ích nhóm trong kênh phân phối

Phan Thanh Hung

Văn phòng Ủy ban thành phố Đà Nẵng bị kiểm điểm vì giấu 17.000 lô đất

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo