Việt Nam Thời Báo

Cần khẩn cấp xóa bỏ cây cao su…ở một số tỉnh miền Trung và Tây Bắc?

Nguyễn Như Phong

(VNTB) – Hỏi ra mới biết, cây cao su ở Hà Tĩnh cho sản lượng cực thấp, chất lượng mủ kém…Và thu nhập từ 1 héc ta cao su không bằng nuôi …10 con bò.

Tôi vừa đi Hà Tĩnh về và đi qua những cánh rừng cao su ở huyện Hương Khê.

Hỏi ra mới biết, cây cao su ở Hà Tĩnh cho sản lượng cực thấp, chất lượng mủ kém…Và thu nhập từ 1 héc ta cao su không bằng nuôi …10 con bò.

Lãnh đạo huyện Hương Khê đã nhiều lần kiến nghị phải xem xét lại hiệu quả từ trồng cây cao su… Tuy nhiên, vấp phải sự phản ứng của doanh nghiệp trồng cao su.

Có một thực tế không thể chối cãi là :


-Cây cao su chính là loại cây độc hại. Không có loại chim thú nào ( kể cả chuột) sống nổi trong rừng cây su. Tôi đố ai nghe thấy tiếng chim hót trong vườn cao su?
-Rừng cây cao su trồng trên đất có độ dốc hoàn toàn không có tác dụng giữ nước, ngăn lũ lụt… mà nơi nào có rừng cao su thì nơi đó đất đai bị bào mòn nhanh kinh khủng?

Đây là loại cây tàn phá môi trường tự nhiên dã man nhất trong các loại cây.

Năm 2010, tôi đi sang Lào và có hỏi kỹ về việc trồng cao su ở một số tỉnh Bắc Lào như Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, U Đôm Say, Luông Nậm Thà… Thì một vị Phó Thủ tướng của Lào cũng đã phải nói rằng Lào đã sai lầm khi cho doanh nghiệp TQ ( và có cả VN) sang đầu tư trồng cây cao su…Và nghe nói từ năm 2012 là Lào cấm trồng cao su ở những vùng đồi núi.

Ở Việt Nam, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên cũng cho phát triển trồng cao su và theo thông tin ( tôi chưa kiểm chứng) thì các doanh nghiệp trồng cao su này lo phá rừng, lấy gỗ rồi sau đó có trồng, có bỏ chút ít đầu tư…nhưng gần như rồi họ bỏ mặc. Đó là chưa kể họ cấu kết với chính quyền địa phương, phá cả những khu rừng nguyên sinh để trồng cao su.Ở một số tỉnh miền Trung cũng vậy…cây cao su mà trồng nơi gió bão, khi hậu cực kỳ khắc nghiệt thì làm sao có sản lượng tốt.

Khẩn thiết đề nghị chính phủ cho “Tổng thanh tra ” lại việc trông cao su ở miền Trung và Tây Bắc. Nếu nơi nào trồng cao su mà không lãi hơn trồng cỏ nuôi bò thì kiên quyết cho xóa. Và nhân đây, cũng đề nghị lãnh đạo Bộ NN&PT Nông thôn: Không được đưa diện tích trông cao su, cà phê…vào cái gọi là ” diện tích rừng” , mà gọi là ” diện tích… vườn”

***

“Con số Bộ trưởng đưa ra có gì đó thực sự là sai sai”

Cũng trong sáng cùng ngày, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT làm rõ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, vì vai trò của hai loại rừng này khác nhau.

“Không phải ngẫu nhiên mà ở các quốc gia rộng lớn về lãnh thổ như Mỹ hay Canada đều kiên quyết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng tự nhiên”, ông Nghĩa nêu vấn đề.

Trả lời câu hỏi của ĐB Trương Trọng Nghĩa vào chiều nay, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nói trong 30 năm qua, diện tích rừng từ 9 triệu ha tăng lên 14,6 triệu ha. Trong số này có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên. Như vậy, so với 30 năm trước, diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 1,3 triệu ha.

“Tuy nhiên, phải khẳng định diện tích rừng tự nhiên hiện nay chưa được tốt, bởi vì trong tổng số 10,3 triệu ha, chỉ có 15% rừng giàu trữ lượng, 50% rừng trung bình, 35% rừng nghèo. Đây là thực tế mà chúng ta phải có trách nhiệm”, Bộ trưởng Cường thừa nhận.

Vì vậy, ông nói tới đây phải tăng hơn nữa định mức hỗ trợ để người dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên ngày càng giàu về trữ lượng và đa dạng sinh học.

“Với 14,3 triệu ha rừng trồng, tới đây cũng được thay bằng cơ cấu cây rừng lâu năm, kết hợp với nhóm cây bản địa. Chiến lược phát triển rừng 2021 – 2030 sẽ cố gắng để có rừng ngày càng chất lượng”, ông Cường cho biết.

Tranh luận lại với giải trình trên, Thiếu tá Ksor H’Bơ Khắp cho rằng việc tăng diện tích rừng từ 9 triệu lên 14,6 triệu là con số phấn khởi.

Tuy nhiên, ĐB cảm thấy con số Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đưa ra là vô lý và “có gì đó thực sự là sai”.

Theo ĐB, ít nhất trong nhiệm kỳ này, mỗi kỳ họp chúng ta đều được nghe các dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Tức là chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ (rừng tự nhiên).

“Làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại có thể tăng lên được, làm gì có con số 14 triệu ha rừng ấy. Với cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng hay sao?

Tỷ lệ che phủ rừng là gì, là nơi chứa CO2 để thải ra O2. Còn cây cao su là cây hút O2, thải ra CO2, không có con gì sống đước ở đó”, ĐB Ksor H’Bơ Khắp nói và đề nghị Bộ trưởng NN&PTNT cần nghiên cứu lại các dự án phải điều chỉnh diện tích rừng tự nhiên.

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Câu nói còn nguyên…

Phan Thanh Hung

“Không chính thống”: Chia sẽ sâu sắc trong làng báo nhà nước (*)

Phan Thanh Hung

VNTB – Đảng nói và Đảng làm … nhiều khi nói vậy mà không phải vậy

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo