Cân nhắc thêm quyền Thủ tướng đề nghị trưng cầu ý dân

Chính phủ cho rằng, cần cân nhắc bổ sung quy định Thủ tướng là chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.

Đề xuất này được đưa vào dự án Luật Trưng cầu ý dân vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chuẩn bị cho việc lấy ý kiến lần đầu tại kỳ họp Quốc hội thứ 9 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Theo đó, tại văn bản góp ý, Chính phủ đã thể hiện nhiều chính kiến liên quan đến các quy định tại dự thảo luật, trong đó có quy định về chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.
Còn nhiều băn khoăn
Luật trưng cầu dân ý còn nhiều băn khoăn

Cụ thể, Chính phủ cho rằng, cần cân nhắc bổ sung quy định Thủ tướng là chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân, với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính từ nhà nước Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia.
Trước đó tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội Luật gia Việt Nam trình hai phương án về chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.
Phương án một gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.
Ngoài các chủ thể nêu trên, phương án hai mở rộng thêm chủ thể khác cũng có quyền đề nghị trưng cầu ý dân, như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Và ở dự thảo luật gửi đến đại biểu Quốc hội lần này, tại phương án hai còn có thêm cả Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Kso Phước cho rằng đây là luật rất quan trọng, nếu xử lý không khéo “sẽ tự đẩy vào nguy cơ bất ổn, tự ta làm rối ta”.
Còn ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm ủy ban tài chính – ngân sách nêu 6 câu hỏi cần được trả lời gồm: khi nào thì trưng cầu ý dân; nội dung của trưng cầu ý dân là gì; ai là người được trưng cầu; ai quyết định thời điểm; trưng cầu phải tổ chức toàn quốc; ai sẽ công nhận kết quả trưng cầu.

Phương Nguyên (Tổng hợp)/ Đất Việt
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)