Sáng 11/12, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc đàm phán và trao đổi công hàm thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
“Có đi có lại”
Theo Chính phủ, thời gian qua Chính phủ Hoa Kỳ đã đề nghị Việt Nam nâng thời hạn thị thực cấp cho công dân nước này lên một năm nhiều lần cho mục đích du lịch, hội nghị, việc riêng và các các mục đích nhập cảnh ngắn hạn khác, tương xứng với thị thực mà Chính phủ Hoa Kỳ cấp cho công dân Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, trong những năm gần đây, phía Hoa Kỳ liên tục nêu vấn đề chính sách thị thực của Việt Nam gây khó khăn cho việc xin thị thực và nhập cảnh vào Việt Nam của công dân Hoa Kỳ, đặc biệt là sau khi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2014.
Trong các tiếp xúc ở nhiều cấp với ta, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ và Đại sứ quán Hoa kỳ tại Hà Nội tiếp tục nêu những khó khăn. Theo đó, công dân Hoa Kỳ chỉ được cấp thị thực nhập cảnh ngắn hạn ba tháng và không được gia hạn thời gian lưu trú.
Đại sứ Hoa Kỳ cảnh báo phía Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp “có đi có lại” trong thời gian tới, Phó thủ tướng phản ánh.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng cho biết Văn phòng Tổng thanh tra Hoa Kỳ đã nhiều lần lưu ý về sự bất bình đẳng trong chính sách thị thực của Việt Nam đối với công dân Hoa Kỳ so với chính sách thị thực của Hoa Kỳ đối với công dân Việt Nam.
Khi công dân Việt Nam xin thị thực Hoa Kỳ với mục đích du lịch, công tác, hội nghị… ngắn hạn, Hoa Kỳ luôn cấp thị thực có giá trị nhập cảnh nhiều lần trong vòng một năm và được lưu trú mỗi lần nhập cảnh tối đa 6 tháng. Đối với sinh viên Việt Nam thì thời hạn tạm trú được kéo dài phù hợp với xác nhận tư cách sinh viên, nghiên cứu sinh (I-20) do các trường đại học cấp.
Trong khi đó, Việt Nam thường cấp thị thực cho công dân Hoa Kỳ với thời hạn nhập cảnh 3 tháng, được nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần tùy theo lệnh duyệt.
Phía Hoa Kỳ cho rằng, chính sách thị thực của Việt Nam đối với công dân Hoa Kỳ không tương xứng với chính sách thị thực mà Hoa Kỳ dành cho công dân Việt Nam và quan hệ giữa hai nước.
Trong số 11 nước đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ, chỉ duy nhất Việt Nam cấp thị thực ngắn hạn 3 tháng cho công dân Hoa Kỳ, các nước khác đều miễn thực theo thỏa thuận song phương hoặc miễn đơn phương cho công dân Hoa Kỳ, với thời gian lưu trú 90 hoặc 180 ngày.
Phải trình ra Quốc hội
Phó thủ tướng nhấn mạnh, qua các cuộc tiếp xúc gần đây, phía Hoa Kỳ cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang chịu sức ép lớn trong việc phải áp dụng có đi có lại đối với việc cấp thị thực cho công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ.
Nhiều khả năng chính sách này sẽ được quyết định trong thời gian rất gần.
Để xử lý vấn đề này, Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam áp dụng “có đi có lại” – cấp thị thực một năm cho công dân Hoa Kỳ nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch, hội nghị, việc riêng và các mục đích ngắn hạn khác cho công dân Hoa Kỳ (thay vì 3 tháng như hiện nay), hoặc đưa Hoa Kỳ vào danh sách các nước được đơn phương miễn thị thực 15 ngày.
Để tránh việc Hoa Kỳ rút ngắn thời hạn thị thực cấp cho công dân Việt Nam, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao đã có công hàm thông báo sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận dưới dạng trao đổi công hàm ngoại giao về việc cấp thị thực có thời hạn đến một năm cho công dân hai nước, Phó thủ tướng cho biết.
Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế với Hoa Kỳ dưới dạng công hàm trao đổi, nhằm tạo điều kiện cho công dân Việt Nam được nhập xuất cảnh Hoa Kỳ thuận lợi hơn.
Mặt khác, theo Phó thủ tướng, việc tăng thời hạn thị thực cấp cho công dân Hoa Kỳ lên một năm cũng sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại, đầu tư với Hoa Kỳ; tuy nhiên vẫn đảm bảo an ninh vì quy trình cấp thị thực vẫn giữ nguyên theo quy định của mỗi nước.
Nhất trí với tờ trình của Chính phủ, song theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì vấn đề này phải trình ra Quốc hội phê chuẩn, và sẽ có hiệu lực sau khi được Quốc hội phê chuẩn.
* Nội dung chính của thỏa thuận:
– Phía Việt Nam cấp thị thực có thời hạn một năm nhiều lần cho công dân Hoa Kỳ nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch, hội thảo, hội nghị, việc riêng, làm việc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, và đáp ứng các điều kiện khác để nhập cảnh Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam.
– Phía Hoa Kỳ cấp thị thực có thời hạn một năm nhiều lần cho công dân Việt Nam nhập cảnh Hoa Kỳ với mục đích du lịch, hội thảo, hội nghị, việc riêng, làm việc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, hoặc phù hợp với loại thị thực B-1 (đi lại vì mục đích công việc ngắn hạn) hoặc loại B-2 (đi lại vì mục đích du lịch) hoặc loại thị thực kết hợp B-1/B-2, và đáp ứng các điều kiện khác để nhập cảnh Hoa Kỳ theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ.
– Thời gian tạm trú mỗi lần nhập cảnh phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh, theo luật pháp và quy định hiện hành của từng nước.
– Mỗi nước có thể rút ngắn thời hạn thị thực và số lần nhập cảnh đối với các trường hợp cụ thể theo luật pháp và quy định hiện hành của nước này.
– Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày phía Việt Nam nhận được công hàm xác nhận đồng ý của phía Hoa Kỳ.
Theo Vneconomy
“Có đi có lại”
Theo Chính phủ, thời gian qua Chính phủ Hoa Kỳ đã đề nghị Việt Nam nâng thời hạn thị thực cấp cho công dân nước này lên một năm nhiều lần cho mục đích du lịch, hội nghị, việc riêng và các các mục đích nhập cảnh ngắn hạn khác, tương xứng với thị thực mà Chính phủ Hoa Kỳ cấp cho công dân Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, trong những năm gần đây, phía Hoa Kỳ liên tục nêu vấn đề chính sách thị thực của Việt Nam gây khó khăn cho việc xin thị thực và nhập cảnh vào Việt Nam của công dân Hoa Kỳ, đặc biệt là sau khi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2014.
Trong các tiếp xúc ở nhiều cấp với ta, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ và Đại sứ quán Hoa kỳ tại Hà Nội tiếp tục nêu những khó khăn. Theo đó, công dân Hoa Kỳ chỉ được cấp thị thực nhập cảnh ngắn hạn ba tháng và không được gia hạn thời gian lưu trú.
Đại sứ Hoa Kỳ cảnh báo phía Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp “có đi có lại” trong thời gian tới, Phó thủ tướng phản ánh.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng cho biết Văn phòng Tổng thanh tra Hoa Kỳ đã nhiều lần lưu ý về sự bất bình đẳng trong chính sách thị thực của Việt Nam đối với công dân Hoa Kỳ so với chính sách thị thực của Hoa Kỳ đối với công dân Việt Nam.
Khi công dân Việt Nam xin thị thực Hoa Kỳ với mục đích du lịch, công tác, hội nghị… ngắn hạn, Hoa Kỳ luôn cấp thị thực có giá trị nhập cảnh nhiều lần trong vòng một năm và được lưu trú mỗi lần nhập cảnh tối đa 6 tháng. Đối với sinh viên Việt Nam thì thời hạn tạm trú được kéo dài phù hợp với xác nhận tư cách sinh viên, nghiên cứu sinh (I-20) do các trường đại học cấp.
Trong khi đó, Việt Nam thường cấp thị thực cho công dân Hoa Kỳ với thời hạn nhập cảnh 3 tháng, được nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần tùy theo lệnh duyệt.
Phía Hoa Kỳ cho rằng, chính sách thị thực của Việt Nam đối với công dân Hoa Kỳ không tương xứng với chính sách thị thực mà Hoa Kỳ dành cho công dân Việt Nam và quan hệ giữa hai nước.
Trong số 11 nước đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ, chỉ duy nhất Việt Nam cấp thị thực ngắn hạn 3 tháng cho công dân Hoa Kỳ, các nước khác đều miễn thực theo thỏa thuận song phương hoặc miễn đơn phương cho công dân Hoa Kỳ, với thời gian lưu trú 90 hoặc 180 ngày.
Phải trình ra Quốc hội
Phó thủ tướng nhấn mạnh, qua các cuộc tiếp xúc gần đây, phía Hoa Kỳ cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang chịu sức ép lớn trong việc phải áp dụng có đi có lại đối với việc cấp thị thực cho công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ.
Nhiều khả năng chính sách này sẽ được quyết định trong thời gian rất gần.
Để xử lý vấn đề này, Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam áp dụng “có đi có lại” – cấp thị thực một năm cho công dân Hoa Kỳ nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch, hội nghị, việc riêng và các mục đích ngắn hạn khác cho công dân Hoa Kỳ (thay vì 3 tháng như hiện nay), hoặc đưa Hoa Kỳ vào danh sách các nước được đơn phương miễn thị thực 15 ngày.
Để tránh việc Hoa Kỳ rút ngắn thời hạn thị thực cấp cho công dân Việt Nam, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao đã có công hàm thông báo sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận dưới dạng trao đổi công hàm ngoại giao về việc cấp thị thực có thời hạn đến một năm cho công dân hai nước, Phó thủ tướng cho biết.
Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế với Hoa Kỳ dưới dạng công hàm trao đổi, nhằm tạo điều kiện cho công dân Việt Nam được nhập xuất cảnh Hoa Kỳ thuận lợi hơn.
Mặt khác, theo Phó thủ tướng, việc tăng thời hạn thị thực cấp cho công dân Hoa Kỳ lên một năm cũng sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại, đầu tư với Hoa Kỳ; tuy nhiên vẫn đảm bảo an ninh vì quy trình cấp thị thực vẫn giữ nguyên theo quy định của mỗi nước.
Nhất trí với tờ trình của Chính phủ, song theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì vấn đề này phải trình ra Quốc hội phê chuẩn, và sẽ có hiệu lực sau khi được Quốc hội phê chuẩn.
* Nội dung chính của thỏa thuận:
– Phía Việt Nam cấp thị thực có thời hạn một năm nhiều lần cho công dân Hoa Kỳ nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch, hội thảo, hội nghị, việc riêng, làm việc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, và đáp ứng các điều kiện khác để nhập cảnh Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam.
– Phía Hoa Kỳ cấp thị thực có thời hạn một năm nhiều lần cho công dân Việt Nam nhập cảnh Hoa Kỳ với mục đích du lịch, hội thảo, hội nghị, việc riêng, làm việc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, hoặc phù hợp với loại thị thực B-1 (đi lại vì mục đích công việc ngắn hạn) hoặc loại B-2 (đi lại vì mục đích du lịch) hoặc loại thị thực kết hợp B-1/B-2, và đáp ứng các điều kiện khác để nhập cảnh Hoa Kỳ theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ.
– Thời gian tạm trú mỗi lần nhập cảnh phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh, theo luật pháp và quy định hiện hành của từng nước.
– Mỗi nước có thể rút ngắn thời hạn thị thực và số lần nhập cảnh đối với các trường hợp cụ thể theo luật pháp và quy định hiện hành của nước này.
– Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày phía Việt Nam nhận được công hàm xác nhận đồng ý của phía Hoa Kỳ.
Theo Vneconomy