Việt Nam Thời Báo

Đánh giá thành quả đạt được sau 39 năm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (bài 2)

Bài 2: Về Đặc Trưng Thứ Hai và Đặc Trưng Thứ Ba


Trần Quí Cao – 141116
* Tác giả gửi bài cho VNTB
Tiếp theo bài 1 đánh giá các thành quả Việt Nam đã đạt được sau 39 năm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xét theo các tiêu chí của đặc trưng 1, bài này đánh giá theo các tiêu chí của đặc trưng 2 và đặc trưng 3 (1).
Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ

Chúng ta đã minh định trong bài 1 rằng nước ta không Dân Chủ. Nay ta phân tích chi tiết hơn trong mục này.

Hiểu theo nghĩa thông dụng, Dân Chủ là Nhân Dân là Chủ của xã hội, của quốc gia. Khái niệm người chủ bao hàm ý: có các quyền tự do đương nhiên của người chủ.

Hiểu theo khía cạnh học thuyết chính trị thì:

Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận Nhân Dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do.Có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi (2).

Như vậy, hiểu theo cách thông dụng hay theo khía cạnh học thuyết chính trị, Dân Chủ luôn gắn liền với Tự Do. Không có các quyền Tự Do căn bản, Dân Chúng không thể thực hiện quyền, chức năng làm chủ của mình. Nói cách khác: nếu Dân Chúng không được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi trên thế giới thì quốc gia không có Dân Chủ. Các quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo Chí, Tự Do Ứng và Bầu Cử, Tự Do Lập Hội, Lập Đảng là các quyền Tự Do chính yếu trong một nền Dân Chủ.

Trên thực tế, dân Việt Nam không có bất kỳ một quyền nào trong các quyền kể trên.

Ngoài ra, các nhà chính trị học còn nêu lên một thuộc tính của thể chế Dân Chủ là Tam Quyền Phân Lập. Đây là một đặc điểm chính yếu của chính thể Dân Chủ, đặc điểm này phân biệt chính thể Dân Chủ xứng danh với chính thể Dân Chủ mạo danh.

Nhà cầm quyền Việt Nam luôn khẳng định không có Tam Quyền Phân Lập. Như vậy, rõ ràng là, cùng với các quyền tự do căn bản mà người dân không được hưởng, nước Việt Nam không có Dân Chủ, không do Nhân Dân Làm Chủ.
Đặc trưng thứ ba:có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

Đặc trưng này nói về nền kinh tế với 2 tiêu chí: lực lượng sản xuất hiện đạichế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại.

Hãy so sánh với các nước có trình độ phát triển kinh tế xấp xỉ Việt Nam vài thập niên trước.
Chúng ta đã so sánh với Hà Quốc bên trên. Trong các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc (SamSung, Hyundai, LG…), tập đoàn nào cũng có sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, cạnh tranh ngang tay với các tập đoàn lừng danh của Nhật và ÂuMỹCác tập đoàn này là đối tác kinh doanh toàn cầu được nể trọng của các tập đoàn có truyền thống hùng mạnh của thế giới như General Electric (Mỹ), General Motor (Mỹ), DuPont (Mỹ), Exxon Mobile (Mỹ), BASF (Đức), Siemens (Đức), Total (Pháp)… Khi SamSung triển khai chương trình đầu tư vào Việt Nam, SamSung dành ưu tiên cho các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cung cấp cho họ 170 sản phẩm chưa phải là cao cấp, thì Việt Nam không thể cung cấp được mt sản phẩm nào!

Hãy so sánh thêm với Thái Lan, một nước có nền kinh tế phát triển chưa cao lắm. Năm 2012, ngành công nghiệp xe hơi của họ đứng thứ 9 trên thế giới, một năm sản xuất khoảng 1 triệu rưỡi chiếc xe trong khi Việt Nam sản xuất khoảng 50,00 chiếc, chỉ khoảng ba bốn phần trăm của họ (3). Với Mã Lai, một nước có nền công nghiệp phụ trợđiện tử được ưa chuộng trong khu vực, với Đài Loan, vùng lãnh thổ kinh tế có vị trí thứ tư trên thế giới về nền công nghiệp phụ trợ cung cấp linh kiện cơ khí cho thế giới… So với các nước đó, thì vị trí Việt Nam chúng ta nằm ở đâu?

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chúng ta xuất khẩu ở dạng thô chứ không ở dạng tinh chế. Chúng ta xuất ở vị trí thấp, thậm chí rất thấp, chứ không ở vị trí cao trên chuỗi giá trị gia tăng. Theo những đánh giá về công nghệ cao, phần đóng góp của công nghệ cao vào nền sản xuất của Việt Nam là rất nhỏ, vài phần trăm.

Việt Nam đã có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại chưa?
Nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
Trên lý thuyết, Việt Nam có chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Quả thật, các Tổng Công Ty, các Tập Đoàn Kinh Tế nhà nước bao trùm mọi mặt kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận từ các tổng công ty, tập đoàn đó rơi vào túi một thiểu số cá nhân quyền lực mà người ta thường gọi là “nhóm lợi ích”. Điều quan trọng là lợi nhuận tìm được bởi các biện pháp độc quyền (thí dụ trong các ngành Điện, Nước, Xăng Dầu, Than, Khoáng Sản…), bằng các biện pháp hành chánh ưu tiên hay cưỡng bức (thí dụ trong ngành Lúa Gạo), bằng các biện pháp tham nhũng, hối lộ (thí dụ được thấy rõ trong các vụ án Vinashin, Vinalines…) chứ không phải bằng cạnh tranh bình đẳng. Lợi thì vô túi riêng của nhóm lợi ích, Lỗ thì dân gánh chịu.

Có phải những sự việc kể trên chỉ là khuyết điểm của phân bổ không công bình, không quan hệ gì với tính công hữu? Thực ra thì mục tiêu của công hữu là nhằm lo cho số đông dân chúng, nếu công hữu chỉ để một thiểu số vơ vét tài sản của số đông thì chế độ công hữu đó chỉ là chiếc áo thầy tu khoác lên mình tướng cướp. Chế độ công hữu vận hành phối hợp với chế độ độc tài sẽ gây tai hại khủng khiếp cho số đông, người dân làm ra đồng nào sẽ bị gỡ tay lấy hết đồng đó.

Hiện nay, chính sách tư nhân hóa, cổ phần hóa các công ty nhà nước đang được đầy mạnh. Trong hoàn cảnh người dân không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, không được tiếp cận quyền lực, rất nhiều người lo ngại rằng một phần lớn “tư liệu sản xuất chủ yếu” trước đây thuộc “công hữu” và đã được tận dụng tạo “giá trị thặng dư” cho “nhóm lợi ích”, nay sẽ được “tư hữu hóa” để cho các nhóm lợi ích” chia chác thêm nữa tài sản quốc gia.

như vậy,mục tiêu của công hữu nhằm, như lý thuyết nói, ngăn cản, hạn chế sự bất công, lại có tác dụng đẩy bất công và bóc lột lên một mức cao chưa từng thấy. 

Xét trên khía cạnh này, Việt Nam hoàn toàn không có chế độ công hữu xứng danh, nghĩa là không có sự công hữu được thực hiện và quản lý theo những chuẩn mực xã hội văn minh hiện đại.
TÓM LẠI:

Nước Việt Nam không đạt tiêu chí duy nhất trong đặc trưng thứ hai là do nhân dân làm chủ. Và cũng không đạt hai tiêu chí của đặc trưng thứ ba là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

————————–

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.   Lê Hữu Nghĩa. “Những Đặc Trưng Thể Hiện Tính Ưu Việt Của Chủ Nghĩa Xã Hội Mà Nhân Dân Ta Đang Xây Dựng”, Tham Luận tại tại phiên họp sáng 14/1 Đại hội XI của Đảng. (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 14/01/11 16:52.

3.   Wikipedia. Automotive Industry In Thailand. http://en.wikipedia.org/wiki/Automotive_industry_in_Thailand

Tin bài liên quan:

VNTB – Tập Cận Bình yêu cầu Nguyễn Phú Trọng phải kiên định con đường xã hội chủ nghĩa

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB-Tôi thấm thía và tôi tin (tiếp)

Phan Thanh Hung

Thêm 2 blogger Việt Nam bị đề nghị truy tố vì điều 258

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo