Việt Nam Thời Báo

“Để có một AEC sống động thì vẫn còn xa lắm”

Ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, “xây dựng AEC chỉ là một ước mơ của các nước ASEAN. Còn để có một AEC “sống động” vẫn còn xa lắm”.
Ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đánh giá về sự kiện này, ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, “xây dựng AEC chỉ là một ước mơ của các nước ASEAN. Còn để có một AEC “sống động” vẫn còn xa lắm”.

Đường đến một AEC “sống động” còn xa

Tại buổi toạ đàm “Làm ăn gì năm 2016?” do BizLIVE tổ chức ngày 12/12 tại Trung tâm hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn, Thanh Hoá, trả lời cho câu hỏi “Đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta gia nhập TPP và ký kết thành công các hiệp định thương mại?”, ông Huỳnh Thế Du, cho biết, việc ký kết rất nhiều hiệp định thương mại sẽ là lợi thế rất tốt cho những doanh nghiệp Việt đang có hoạt động xuất khẩu, nhưng lại là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất cho thị trường nội địa.

Bên cạnh những cơ hội, ông Du cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc ký kết đã rất nhiều hiệp định thương mại sẽ là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất cho thị trường nội địa.

Đặc biệt, với cộng đồng kinh tế ASEAN sắp chính thức thành lập vào ngày 31/12 tới đây, ông Du cho rằng có 3 rào cản khiến việc hình thành một cộng đồng kinh tế AEC “sống động” gặp khó khăn.

“Trong khi Liên minh châu Âu (EU) có văn hóa khá tương đồng, trình độ phát triển tương đối đồng đều và không có nhiều rào cản về địa lý, thì các nước ASEAN còn tồn tại nhiều khác biệt về văn hóa, trình độ phát triển và vị trí địa lý”, ông Du phân tích.

Do đó, theo ông Du “xây dựng AEC chỉ là một ước mơ của các nước ASEAN. Còn tiến tới một AEC ‘sống động’ thì còn xa lắm”.

Hội nhập: Trách nhiệm lớn nhất là của địa phươngCùng bày tỏ quan điểm về AEC, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, sắp tới, cộng đồng ASEAN hình thành, hợp tác là một phần, nhưng các nước trong ASEAN vẫn có những điểm khác nhau.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).
“Rất nhiều người nghĩ đơn giản về cộng đồng ASEAN và mặc định đây sẽ là một cộng đồng ổn định. Trong khi đó thì chính trị mỗi nước 1 bộ máy, an ninh xung đột. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu kĩ hơn về cộng đồng ASEAN trước khi gia nhập”, GS Mại lưu ý.

“Nhiều người cho rằng, Việt Nam đang trở thành công trường thế giới, nhưng tôi nghĩ, Việt Nam làm sao trở thành công trường của thế giới với cách sản xuất như hiện nay?”, GS Mại đặt câu hỏi.
“Tôi lo nhất là cách tiếp cận từ các nhà hoạch định chiến lược quốc gia. Hình như họ coi đây là giai đoạn sắp ổn định, trôi chảy”, GS nói thêm.

Bày tỏ lo ngại về việc nhận thức hội nhập ở cấp địa phương còn yếu. GS Mại hy vọng sau khi Đại hội Đảng năm 2016 tổ chức xong, sẽ có thêm những cơ hội mới. “Việt Nam đã có 30 năm mở cửa và hội nhập, đến năm 2020 GDP sẽ đạt mức 3.200 USD/người, nhưng nếu Việt Nam không đánh giá hết các thách thức thì sẽ gặp khó khăn trong hội nhập”, vị giáo sư này nói.

Theo GS. Mại, vai trò của các địa phương trong việc hội nhập là hết sức quan trọng. Sau năm 2016, chính sách của chúng ta là phân quyền cụ thể cho các địa phương, bởi vậy trách nhiệm lớn nhất là của địa phương.

“Nếu sau Đại hội Đảng XXII mà chúng ta không cải thiện được tình hình của các địa phương để có được đội ngũ công chức đáp ứng được điều kiện hội nhập thì rất khó khăn cho nền kinh tế”, GS Mại nhận định.

GS Mại cho rằng Việt Nam đã ý thức được đổi mới thể chế ở cấp trung ương và đã có các chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư. Tuy nhiên, ở cấp địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp vẫn kêu ca về các quy định về môi trường, thuế, hải quan, tình trạng nhũng nhiễu trong ngành thuế hay kho bạc nhà nước vẫn còn.

Cái mà chúng ta cần phải làm là cần có giải pháp để vượt qua các thách thức và tranh thủ các cơ hội từ việc hội nhập đó, khi mà các động thái chuẩn bị hiện nay vẫn ở mức chung chung, ông cho biết.
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).
Bày tỏ một cái nhìn lạc quan hơn về AEC, TS Lê Đăng Doanh cho rằng thành công đầu tiên đối với Việt Nam khi AEC có hiệu lực từ 1/1/2016 sẽ là sự cải cách về mặt thể chế và công khai, minh bạch về hành vi ứng xử của cơ quan Nhà nước rõ ràng hơn. Các doanh nghiệp sẽ có tiếng nói, đối chiếu với các cam kết, có khả năng thưa kiện nếu thực hiện không đúng với cam kết.

“Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, lợi thế lớn nhất là các sản phẩm tự sản xuất với lao động giá rẻ, nhất là ngành nông nghiệp, có khả năng sẽ tăng xuất khẩu về hàng dệt may, da giày, đồ gỗ và sản phẩm nông sản khác”, ông Doanh nói.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế này, thưng thách thức lớn nhất của Việt Nam là các doanh nghiệp quá nhỏ, không liên kết với nhau, chậm liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tạo ra chuỗi giá trị xuất khẩu.

TS. Lê Đăng Doanh cho rằng các cơ quan chức năng của Việt Nam cần giúp các doanh nghiệp chuẩn bị hội nhập. “Chính phủ các nước Philippines hay Malaysia đã tăng tốc giúp doanh nghiệp hội nhập, trong khi đó tốc độ chuẩn bị của chúng ta còn quá chậm, chưa đáp ứng yêu cầu”, ông Doanh cho hay.

Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam đối mặt thảm họa nhân đạo vì dịch bệnh Covid

Phan Thanh Hung

VNTB – Từ tốt đến vĩ đại

Phan Thanh Hung

BBC – Cựu đại sứ Ted Osius: ‘Tự do ngôn luận sẽ giúp Việt Nam thịnh vượng hơn’

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo