Việt Nam Thời Báo

VNTB – 2015: Năm dân chủ ở Đông Nam Á

Thạch Lam Trần (VNTB) Từ khi cuộc bầu cử quốc gia của Myanmar diễn ra vào tháng Mười, đấy được coi như là một câu chuyện thành công về mặt chuyển hướng dân chủ. Nhưng vẫn có nhiều trở ngại còn lại trong quá trình chuyển đổi của Myanmar, bao gồm ảnh hưởng của quân đội trong chính trị, các cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra, và kinh nghiệm quản lý của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Tuy nhiên, công bằng mà đánh giá thì các cuộc bầu cử của Myanmar, và sự sẵn sàng của đảng cầm quyền đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho quốc gia này trở thành một điểm nhấn cho nền dân chủ ở Đông Nam Á trong năm 2015, theo tác giả Joshua Kurlantzick trên The Diplomat.

Bầu cử Singapore

Thật không may, các bản báo cáo về tiến trình dân chủ trong phần còn lại của Đông Nam Á trong năm nay là rõ ràng là hỗn tạp hơn. Bốn nước dân chủ nhất của khu vực – Philippines, Indonesia, Đông Timor, và Singapore – tiếp tục chứng tỏ sức mạnh chính trị của họ. Cuộc bầu cử hồi tháng Chín ở Singapore đưa đến chiến thắng lớn cho đảng cầm quyền, nhưng đồng thời các chuyên gia chính trị Singapore cũng đã chỉ trích khuôn khổ bầu cử thiên về Đảng Nhân Dân Hành Động (PAP). PAP bị cho là thiếu tự do, dân chủ bởi sự cầm quyền của đảng này khiến ngôn luận bị giám sát chặt, đối lập chính trị bị khống chế, nhiều nhà ly khai bị bỏ tù, và phương tiện truyền thông chính bị kiểm soát.

Với Indonesia – những năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống Indonesia Joko Widodo có chút khởi sắc, khi ông đề ra các chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại mới mẻ, Jokowi cũng đã bắt đầu củng cố nền tảng dân chủ của Indonesia, bằng cách loại bỏ một số bộ trưởng thuộc Đảng Đấu tranh Dân chủ (PDI-P) – đảng đưa ông nắm cương vị Tổng thống và đưa một số người có phẩm chất thay thế để chống tham nhũng.

Những nước khác nằm giữa lằn ranh dân chủ và chế độ chuyên quyền ở Đông Nam Á như Campuchia, Malaysia, và Thái Lan – nơi mà các quyền tự do bị thử thách nhiều nhất trong năm 2015. Sau khi một thỏa thuận giữa Thủ tướng Hun Sen và phe đối lập Campuchia Đảng Cứu Quốc được thiết lập năm 2014, và một lời hứa về “đối thoại” mới trong nền chính trị Campuchia, tái lập quan hệ bị phá vỡ trong mùa hè năm ngoái. Các chính trị gia đối lập đã bị tấn công bên ngoài quốc hội, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố rằng ông có kế hoạch để nắm giữ chức vụ thủ tướng một lần nữa trong cuộc bầu cử tiếp theo và ám chỉ rằng sẽ không có gì ngăn chặn ông, đồng thời các cơ quan chức năng Campuchia sẽ truy tội hình sự đối với một số nhân vật chính trị hàng đầu thuộc phe đối lập và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Đáng chú ý nhất, các cơ quan chức năng áp dụng điều này với cả lãnh đạo đối lập Sam Rainsy, người bây giờ đã từ chối trở về Campuchia nhằm tránh bị bắt giữ. 

 
Tại Malaysia, Thủ tướng Najib Razak tun đã khẳng định, sẽ bịt miệng bất cứ ai trong đảng của mình nếu họ kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn đối với vụ bê bối xung quanh Quỹ đầu tư 1MDB của Nhà nước và sự xuất hiện 600 trăm triệu USD trong tài khoản cá nhân của ông Najib. Chính quyền Malaysia cũng tìm cách bắt giữ bà Clare Rewcastle Brown – người tố cáo sự tham nhũng của ông Najib với tội danh chống lại dân chủ .
 
Theo một báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) vào mùa thu này, chính quyền Najib ngày càng vi phạm quyền tự do phát biểu của các nhà lãnh đạo đối lập và bắt giam các nhà hoạt động đối lập, soạn thảo luật mới nhằm hạn chế những lời chỉ trích, và chặn đứng các cuộc biểu tình ôn hòa. 
 
Ở Thái Lan, dường như không có dấu hiệu kết thúc rõ ràng đối với sự cai trị của chính quyền quân sự; mặc dù chính phủ quân sự hiện nay đã hứa hẹn rằng sẽ tổ chức các cuộc bầu cử vào năm 2017, nhưng ngày tháng cụ thể lại không hề được đề cập đến.

Trong khi đó, một số quốc gia hạn chế dân chủ nhất trong khu vực cũng cho thấy vài dấu hiệu của sự thay đổi. Vị vua chuyên chế Sultan Hassanal Bolkiah của Brunei, đã thu vén nhiều quyền hơn cho mình trong năm 2015 và năm 2014. Dù thế, bộ luật hình sự mới hà khắc dựa trên luật Sharia được công bố vào năm 2013 đã được thực hiện một cách không đầy đủ, một phần để Brunei có thể tham gia vào quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các khía cạnh khắc nghiệt nhất của bộ luật hình sự vẫn có thể được thực hiện tại một số điểm, trong đó hạn chế các quyền tự do chính trị xã hội. 
 
Tại Việt Nam, một số nhà báo và blogger trong năm nay bị bắt giữ và đề xuất mới về mặt chính sách pháp luật, đặc biệt là Luật báo chí tiếp tục hạn chế quyền tự do báo chí ở Việt Nam.
Tại Lào, chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm tới, chính phủ nước này cũng đã từ chối không cho tổ chức cuộc họp của các nhóm xã hội dân sự trong khu vực Đông Nam Á bên lề một hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới, và đã không cung cấp thông tin mới về nơi ở của Sombath Somphone – nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng nhất của Lào khi ông biến mất vào năm 2012, ngay sau khi được nhìn thấy tại một trạm kiểm soát của công an Viêng Chăn.

Tin bài liên quan:

VNTB – Tự do báo chí ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB – Báo cáo nhân quyền Hoa Kỳ đề cập gì về Việt Nam?

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam cần tự do báo chí

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo