Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Dương đông kích tây”: Trung Quốc muốn chế ngự Đài Loan

Khánh An dịch

 

(VNTB) – Như chuyên gia Trung Quốc Stéphane Corcuff gần đây đã nhắc nhở, viện trợ của Bắc Kinh cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 có thể được coi là một trong “36 kế” kinh điển, dương đông kích tây – lợi dụng thời cơ khi đang đánh lạc hướng đối thủ vào thời điểm bất ngờ nhất.

 

Đài Loan, một quốc đảo, luôn là một cái gai lớn trơng mắ chính quyền Trung Quốc. Họ nghĩ rằng đó là một trong “ngũ độc” –  Phong trào Độc lập Uyghur, Phong trào Độc lập Tây Tạng, tín đồ Pháp Luân Công và Phong trào Dân chủ Trung Quốc.

Sự tái lặp của quân đội Trung Quốc

Kể từ năm 1949, máy bay quân sự và dân sự của cả hai nước không vượt qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan theo một luật lệ bất thành văn. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đi kèm với các yêu sách chủ quyền, đặc biệt là ở Biển Đông.

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Đông Á, một máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc và máy bay hộ tống đã xâm phạm không phận Đài Loan hai lần, lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 2 và sau đó vào ngày 28 tháng 2. Để đối phó với hai cuộc xâm phạm này, không quân Đài Loan đã cho máy bay chiến đấu F-16 chặn máy bay Trung Quốc.

Những sự kiện này chỉ là sự kiện mới nhất trong một loạt những hoạt động do không quân và hải quân của Trung Quốc tiến hành quanh Đài Loan  trong hai thập kỷ qua – đây là cách để Bắc Kinh đe dọa Đài Loan, để  tự đánh giá khả năng và nắn gân Mỹ. Vào mùa hè năm 2019, Washington đã chấp thuận bán 66 chiếc F-16 cho Đài Loan. Theo “Đạo luật quan hệ Đài Loan” có hiệu lực từ năm 1979, quốc đảo này đã được hưởng lợi từ thiết bị và kinh nghiệm quân sự của Mỹ, nhưng đã mất lợi thế quân sự trước Bắc Kinh.

Từ quan điểm chiến lược dài hạn của Trung Quốc, việc giành lại quyền kiểm soát Đài Loan sẽ cho phép các tàu ngầm TQ  có một lối ra kín đáo – Biển Đông quá cạn và chật hẹp. Tập Cận Bình nói trong một bài phát biểu vào đầu năm 2019 rằng nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, Bắc Kinh có thể tiến hành can thiệp quân sự, và việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự hóa  hoàn toàn trái ngược với các bài phát biểu chính thức về kết nối và thương mại quốc tế.

Một “pháo đài tự do”

Trong 20 năm qua với lối  ngoại giao hung hãn trên khắp thế giới,  số lượng các quốc gia thừa nhận Đài Loan giảm từ hơn 30 xuống còn chỉ 15, nhưng mặc dù bị cô lập, sự can thiệp lặp đi lặp lại của Bắc Kinh cũng đã mang lại sức sống mới cho đảo quốc này. Tình hình ở Hồng Kông từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2019 đã truyền cảm hứng cho các cử tri Đài Loan từ tháng Giêng khi Tổng thống Thái Anh Văn tái tđắc cử.

Bài phát biểu tái nhiệm của nữ Tổng thống nhấn mạnh đến chủ quyền và dân chủ của đảo quốc, biến Đài Loan thành một pháo đài độc lập tự do ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Cuộc bầu cử này cho người Trung Quốc và cả thế giới thấy rằng mô hình “một quốc gia, hai hệ thống” không hấp dẫn  công dân Đài Loan. Mô hình này cho thấy những hạn chế với tình hình ở Hồng Kông. Hầu hết người Đài Loan tin rằng tình hình ở Hồng Kông không thuận lợi.

Mô hình Đài Loan trong đại dịch Covid-19

Vào ngày 13 tháng 3, Thời báo New York đã đăng một bài viết chi tiết về việc Đài Loan, Hồng Kông và Singapore ngăn chặn đại dịch corona mà không cần dùng đến các biện pháp nghiêm ngặt của Trung Quốc ra sao. Đặc biệt, kể từ đầu tháng 1, các quốc gia này đã hành động nhanh chóng, tăng cường kiểm soát biên giới và ngưng các chuyến bay với Trung Quốc. Họ cũng bắt đầu theo dõi chặt chẽ bệnh nhân và những người tiếp xúc, đồng thời thực hiện cách ly nghiêm ngặt người bệnh và người nhiễm bệnh.

Tại Đài Loan, bốn tháng sau khi phát hiện ra trường hợp đầu tiên ở Trung Quốc, các hành động phòng ngừa dường như đã được đền đáp. Mặc dù số lượng các ca nhiễm bệnh tăng nhẹ, Đài Loan là một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng nhất trên hành tinh.

Bất chấp thành công của Đài Loan, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) vẫn còn hạn chế khen ngợi quốc đào này để tránh làm phiền Bắc Kinh.

Vào ngày 3 tháng 2, Tổng Giám đốc WHO Tedros A. Gibriaus tuyên bố rằng “hạn chế hàng không là vô ích”. Tám ngày sau, Liu Fang, giám đốc Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, đề nghị nới lỏng hạn chế chuyến bay, ngay cả khi hãng American Airlines vừa tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc. Trung Quốc gây áp lực cho  WHO không tuyên bố corona là đại dịch, dẫn đến sự chối đẩy và trì hoãn.

Việc Đài Loan không hiện diện trong các tổ chức quốc tế này không chỉ buộc chúng ta phải xem xét lại cách họ hoạt động, mà còn cần xem xét lại sự lựa chọn của chính sách đối ngoại cân bằng. Bốn trong số mười lăm tổ chức quốc tế của Liên Hợp Quốc do người của Bắc Kinh  quản lý, và Trung Quốc sẽ rất hài lòng khi thấy con số đó sẽ còn gia tăng.

Trung Quốc tuyên bố rằng chế độ độc tài của họ là chìa khóa để khống chế đại dịch, nhưng Đài Loan đã chứng tỏ rằng các nước dân chủ có thể cung cấp các biện pháp đối phó tương tự hoặc thậm chí nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng Covid-19 nhắc nhở chúng ta rằng Mỹ và Liên minh Châu Âu nên đừng xem Đài Loan là điểm mù ngoại giao nữa.  Dấu hiệu xấu của thế giới tự do đó nên được khắc phục.

 

Nguồn: https://menafn.com/1100049707/Make-noise-in-the-east-then-strike-in-the-west-Taiwan-in-Chinas-crosshairs

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Cảm nghĩ tháng Tư 2020

Phan Thanh Hung

VNTB – Phóng sự ảnh: Cần dỡ luôn phên giậu trong tư tưởng ‘bề trên’ Hà Nội

Phan Thanh Hung

VNTB – Thêm một nạn nhân của tổ chức Đào Minh Quân?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo