Lê Ngược Nắng
(VNTB) – Sài Gòn năm nay có mùa đông rõ ràng chứ không đơn thuần chỉ hai mùa mưa nắng. Không khí se se lạnh tràn ngập phố phường.
Buổi sáng ngồi quán cà phê cóc gần Làng Đại Học là cảm giác khoan khoái của bao người ở đây với tia nắng sớm mai. Tia nắng mang tới sự ấm áp và êm dịu chứ không gắt gao. Nhâm nhi ly cà phê nóng thơm lừng với bình minh như vậy quả là tuyệt vời!
Rồi chợt ngỡ ngàng, lạ quá chừng, những cô gái qua lại nơi này, những cô gái sinh viên, (dấu hiệu nhận biết họ không khó lại ở khu Đại Học) họ chẳng chịu tận hưởng bầu trời đẹp đẽ này mà vẫn khẩu trang kín bưng mặt mũi cùng tay nắm chắc cây dù che trên đầu.
Những tia nắng xua đi lạnh lẽo không thể làm cháy xạm da, khói bụi chưa bao phủ khi buổi sáng còn đọng hơi sương.
Những tia nắng xua đi lạnh lẽo không thể làm cháy xạm da, khói bụi chưa bao phủ khi buổi sáng còn đọng hơi sương.
Họ bị thói quen như thói quen bây giờ ra đường là như vậy?
Phải. Nhưng tìm hiểu sâu xa hơn sẽ nhận thấy không chỉ là thói quen của từng người lan truyền mà họ còn là “sản phẩm” của nền giáo dục theo thói quen, nói nôm na là a dua và thừa hưởng nền giáo dục gói gọn trong cây dù.
Nền giáo dục theo thói quen – Giáo dục giáo điều, lý thuyết suông, biến họ thành những con vẹt, những con vẹt sẽ bay theo bầy đàn.
Nền giáo dục theo thói quen – Giáo dục giáo điều, lý thuyết suông, biến họ thành những con vẹt, những con vẹt sẽ bay theo bầy đàn.
Nền giáo dục theo thói quen… cải cách… cải cách, cải cách xong rồi… cải cách. Cải cách mà người ta không nhận ra cải cách điều gì. Không mục đích rõ ràng, không thực tế, như những câu khẩu hiệu vô thưởng vô phạt, giáo dục theo định hướng xã hội mơ hồ… Và nó trở thành cái vòng lẩn quẩn trong cây dù.
Nền giáo dục gói gọn trong cây dù – Những con người nắm nền giáo dục với trình độ cũng chỉ dừng lại ở trong cây dù. Những người đủ trình độ (không thiếu) thì bị lực cản của tán dù cản trở. Những người này lại chỉ giỏi chuyên môn chứ không chút quyền hành.
Cũng với cây dù nhưng nhớ lại sự kiện xảy ra cách đây không lâu, chỉ là những học sinh, học sinh Hồng Kông với cây dù trong tay họ, nó không còn là vật che mưa che nắng mà trở thành vũ khí đấu tranh để đòi dân chủ, đòi cho tương lai, tư duy của họ vượt xa khỏi cây dù.
Xét về toàn diện, đất nước ta có thể đi sau Hồng Kông vài chục năm nên không nên so sánh sự việc này. Chỉ quay ngược thời gian về với thời ở miền Nam, nền giáo dục tuy non trẻ Việt Nam Cộng hòa nhưng mang tiêu chí rõ ràng – Triết lý giáo dục: Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng. Có tiêu chí, triết lý rõ ràng như vậy, cứ theo đó mà dần hoàn thiện.
Gần 40 năm sau không còn nền giáo dục trên thì vẫn là… cải cách.
“Sản phẩm” của nền giáo dục ngày nay cho ra đời tư duy gói gọn trong cây dù. Cây dù là bầu trời của nền giáo dục.
Và có lẽ những con người đứng trên cây dù muốn vậy (!).