Việt Nam Thời Báo

Hoãn tử hình – Câu chuyện dài luật pháp Việt Nam



Thiên Điểu
(VNTB) – Suốt một thời gian dài trôi qua, sau bao công sức và cả nước mắt của gia đình các tử tù, vụ án Hàm Đức Long và Hồ Duy Hải cuối cùng cũng được tạm hoãn trước sức ép của dư luận.

Nhìn lại quyết định hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải, chỉ trước giờ thi hành không đầy 24 tiếng, người ta  không khỏi “lạnh lưng” trước một việc như vậy.
Không cần phải nói về cảm xúc của tử tù và người thân của họ. Những chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy độ quan tâm của cộng đồng là thế nào. Có những đồng cảm, mừng vui…,  đâu đó là cái thở phào sau chiến thắng. Tất cả đều là cảm xúc như trút được gánh nặng trước lương tâm.


Vượt qua những trắc ẩn của tình người qua kết quả hai vụ án với rất nhiều nghi vấn oan sai. Điều dễ nhận ra là khá đông người dân đã biết chú ý đến tin tức liên quan đời sống xã hội. Việc bày tỏ các đánh giá đúng sai,  mức độ tin cậy cần thiết đối với hệ thống luật pháp cho thấy nhận thức người dân đã thoát dần khỏi cái bóng niềm tin mờ ảo “chính quyền luôn đúng”.


Hoãn chưa phải đã thoát.


Đối với vụ án “hiếp dâm,  giết người” của ông Long, ngoài việc các xét nghiệm AND không chứng minh đư, vấn đề thực nghiệm hiện trường không tuân thủ các điều kiện chính xác, thì ngay các tính toán về khả năng thực hiện phù hợp với thời gian gây án cũng được chỉ ra là bất hợp lý. Bị cáo từng tố cáo bị tra tấn, ép cung… nhưng qua hai cấp xét xử vẫn kết án tử hình. 


Nghiêm trọng hơn trong vụ án của Hồ Duy Hải. Tang vật vụ án được mua từ chợ để thêm vào. Xét nghiệm vết máu tại hiện trường và dấu vân tay không xác định là của nghi can nhưng cả Tòa án lẫn Viện kiểm sát đều “cho rằng không quan trọng” để tuyên án tử!  


Thật sự khó thể nói nếu báo chí không vào cuộc, người thân của các bị cáo không kiên quyết kêu oan, không xuống đường khiếu kiện, không xuất hiện ở các nơi được cộng đồng mạng chú ý thì sẽ ra sao?

  
Hoãn thi hành xử tử, theo ngôn ngữ thể hiện thì mới chỉ là dời lại. Việc tiếp tục thực hiện bản án vào lúc khác hay xét xử lại ra sao chưa có câu trả lời. 


Cả hai vụ án đều có nét tương đồng với vụ án oan của ông Dương Thanh Chấn trước đây: Bất chấp tất cả để xử bằng được!  

Nó chỉ ra lổ hổng khủng khiếp trong việc giám sát các hoạt động hành pháp ở Việt Nam. Tra tấn,  ép cung để buộc tội, bỏ qua chứng cớ để kết tội. Tạo cơ hội cho điều tra viên thăng quan tiến chức. Câu kết với nhau!  Từ Biến không thành có  tạo ra liên kết chạy án,  bao án…  để trục lợi, bất chấp cả mạng sống  người dân. 

Cách thức thực hiện hoạt động hành pháp theo kiểu đá cả hai sân hiện nay chính là nguyên do khởi đầu tất cả. Nó vô hiệu hóa vai trò của luật sư và trói buộc Tòa án vào tác động chi phối, can thiệp của chính quyền bất cứ lúc nào!
Đã đến lúc người dân phải hiểu, phải đấu tranh cho một cấu trúc luật pháp minh bạch, độc lập… chứ không chỉ đơn giản là gây sức ép cho một vụ việc cụ thể. 
Gây sức ép để hoãn xử tử cho Dương Thanh Chấn, Hồ Duy Hải… không đồng nghĩa là cứu được vì vẫn phụ thuộc vào cái vòng ma quái của luật pháp hiện hành. 


Cứu được Hàm Đức Long, Hồ Duy Hải không đồng nghĩa từ đây không có những nghi án oan sai tương tự, không có những cái chết oan chỉ vì chậm chân hay may mắn… 


Câu trả lời không thể chờ đợi từ chính quyền mang đến.

Tin bài liên quan:

VNTB- Tái diễn vay vốn Trung Quốc: Tiếp tục ”cõng rắn cắn gà nhà”

Phan Thanh Hung

VNTB – Vụ chai Numbre One có ruồi: những bài học sai lầm sơ đẳng

Phan Thanh Hung

VNTB- Nợ và Biển Đông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.