Nhất Nam (đứng thứ hai từ trái sang) với Hoàng Dũng, LS Lê Công Định và Huỳnh Công Thuận. Ảnh: Facebook Trịnh Xuân Thủy |
Nhất Nam
Lâu nay, Nhất Nam vốn vẫn thường xuyên theo dõi thông tin trên website và cả fanpage của Hội Nhà báo độc lập – (http://www.ijavn.org/). và (https://www.facebook.com/vietnamtimes01). Tuy nhiên, NN không like’; comment hay share các thông tin nhằm tránh quan niệm là NN “ăn theo” hay tự đưa ra những ý kiến chủ quan chưa thật sự thấu đáo vì hai lý do:
– Thứ nhất: Khi HNBĐL ra thông tin kêu gọi thành viên, NN có gửi mail đăng ký tham gia, cung cấp thông tin.v.v. nhưng không nhận được mail phản hồi là chấp nhận hay không.
– Thứ hai: Liên tục có những thông tin gây tranh cãi ngay từ đầu liên quan việc vào và ra của một số người trong nhóm các thành viên chủ chốt ban đầu. Gần đây là các bài viết có nội dung gây tranh cãi của Phạm Chí Dũng; Liên Sơn..và Thông báo số 5 (http://www.ijavn.org/2014/09/thong-bao-so-5-cua-hoi-nha-bao-oc-lap.html) của HNBĐL về việc xác nhận chấm dứt liên hệ cũng như vai trò của fanpaner trên facebook do ông Ngô Nhật Đăng quản lý.
Là một độc giả như rất nhiều bạn bè thân thiết của Nhất Nam đã và đang ủng hộ HNBĐL. Tôi cho rằng: HNBĐL nhận được sự ủng hộ, quan tâm mạnh mẽ một cách nhanh chóng dựa trên tinh thần ủng hộ đối với các cá nhân là thành viên của HNBĐL qua các hoạt động dân chủ, xã hội dân sự trước đó.
Qua một số buổi trò chuyện với bạn bè anh em của mình. Trước những vấn đề liên quan Hội Nhà báo độc lập. Tôi thấy nổi lên một số suy nghĩ, xin vết ra ở đây với quan điểm riêng mình về các thông tin được công khai vừa qua. Không có chủ ý đi sâu vào các vấn đề nội bộ của HNBĐL vì điều đó tôi không hề biết và cho rằng có biết cũng không nên nói.
…
Để đề cập tới vấn đề nội dung các bài viết. Trước hết các độc giả (mà có thể là cả HNBĐL) cần phải lý giải rõ ràng: Hơn từng khía cạnh ý nghĩa HNBĐL là một tổ chức xã hội dân sự, đấu tranh cho phong trào dân chủ hay là một tổ chức dân sự làm công tác truyền thông, hay cả hai?
Theo cương lĩnh và các tuyên bố, danh xưng của Hội thì Hội NBĐL là tập hợp những người (nhà báo – bao gồm cà chuyên và không chuyên) thực hiện truyền thông trên cơ sở tự do báo chí, tự do ngôn luận.. Nằm ngoài (độc lập) Hội nhà báo Việt Nam (tổ chức truyền thông chính thống của nhà nước). Như vậy, thông tin và nội dung trên website của HNBĐL là thông tin nhiều chiều. Có thể bao gồm cả những thông tin được cả hệ thống truyền thông nhà nước và Ban biên tập của HNBĐL thấy có giá trị, hợp lý… Tất nhiên, dạng nội dung này không nhất thiết có ủng hộ hay liên quan các hoạt động dân chủ khác hay không. Như vậy, HNBĐL là một tổ chức XHDS thuần túy, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tự do.
Từ khía cạnh này thì các bài viết của anh Phạm Chí Dũng, Liên Sơn gây tranh cãi vừa qua là hợp lý. Bởi nó thể hiện quan điểm, cách đánh giá của cá nhân người viết. Đặc biệt bài “Một chút mọng mị cùng dân chủ…” của Liên Sơn, thuần túy phản ánh một hiện tượng có thật trong một số người trong phong trào đấu tranh dân chủ: Mang nặng cái tôi cá nhân; đánh bóng tên tuổi; bộc lộ động cơ, các tham vọng và cả bệnh “ngôi sao” mà chúng ta dễ dàng thấy qua các biểu hiện không khó.
Tuy không hẳn đồng tình, nhưng tôi cũng không phê phán vì tôi không khẳng định được là nội dung các bài viết này, người viết có cố ý hay không khi đưa ra vấn đề nhưng lại không có kiến giải rõ ràng để minh bạch cái chủ ý rõ nét về mục tiêu bài viết là phê bình hay xây dựng phong trào dân chủ. Khiến cho người đọc chỉ thấy cái “đụng chạm” (bài của Liên Sơn) hoặc chủ ý cổ vũ cho khuynh hướng nào đó liên quan chính quyền (bài của anh Phạm Chí Dũng) mà không nhận thức đúng ý nghĩa về mặt truyền thông. Và người đọc (với những người lên án các bài viết nói trên) cũng nhầm lẫn giữa vấn đề truyền thông và hoạt động dân chù khi cứ muốn rằng: Nội dung bài viết trên VNTB phải chỉ trích chế độ, bênh vực vô điều kiện mọi lúc mọi nơi, có lợi cho phong trào dân chủ v.v.(!)
Về mặt này, trang facebook (trước đây của Hội NBĐL và nay tạm gọi là của nhóm do ông Ngô Nhật Đăng thực hiện) có khác biệt với trang web của Hội NBĐL.
Ở khía cạnh một xã hội dân sự. Là người ngoài Hội NBĐL, chúng ta cũng nên phân biệt rõ khái niệm “tổ chức xã hội dân sự” là một tổ chức hoạt động cộng đồng, không có và không tạo ra quyền lực (chính quyền) chứ không nhất thiết là một tổ chức đấu tranh dân chủ. Mặc dù hoạt động của nó thể hiện và nằm trong phạm vi các quyền dân chủ. Hội NBĐL không nằm trong hệ thống nhà nước, không có liên quan (về danh nghĩa), không chịu chi phối bởi nhà nước. Đương nhiên HNBĐL là một tổ chức xã hội dân sự về mặt nền tảng cơ sở hình thành. Với mục tiêu đấu tranh dân chủ thì các biểu hiện liên quan cơ cấu tổ chức, nhân sự, kiểm soát hoạt động truyền thông liên quan việc ra thông cáo cắt mọi liên quan với trang của Hội trên facebook (Nó đồng nghĩa xác nhận việc trục xuất hoặc ly khai một bộ phận thành viên của Hội NBĐL mà cụ thể là anh Ngô Nhật Đăng). Làm dấy lên đồn đoán về khả năng tranh chấp nội bộ, xử lý thiếu tính dân chủ… của Hội NBĐL thể hiện qua quyết định của ông Phạm Chí Dũng ký… có thật sự “phi dân chủ” hay không? Hay đây là những biểu hiện bình thướng mà hầu hết các tổ chưc đều có? Nghĩa là cũng không thể nói bên nào là dân chủ thật và bên nào là dân chủ giả hiệu, có mục đích thiếu lành mạnh, nghiêm túc. Không thể đánh đồng vấn đề ủng hộ, tình cảm cá nhân gắn với danh nghĩa Hội NBĐL.
Nó tương tự kết luận võ đoán của anh Ngô Nhật Đăng về Nhất Nam trước đây, dấy lên một loạt công kích từ một số người từng là bạn bè của NN như Lưu Gia Lạc (Châu); Nguyễn Văn Thanh v.v… hồi tháng 4 vừa qua.
Không biết bản tính nóng nảy của anh Ngô Nhật Đăng có phải là một phần của nguyên nhân dẫn đến Thông báo số 5 của Hội NBĐL hay không. Mọi người nên tạm gác nghi vấn “sự phá hoại từ bên trong” mà nhiều người đã bày tỏ công khai lại, chờ đánh giá thêm từ những hoạt động cụ thể của từng người. Như thế sẽ chính xác, công bằng và khách quan hơn.
Đưa ra những dẫn giải trên, tôi không có ý nói rằng anh Ngô Nhật Đăng hay anh Phạm Chí Dũng, ai đúng ai sai, ai có lỗi.. Mà tôi cho rằng: Hội NBĐL, dù tập hợp khá nhiều trí thức có tên tuổi, có ảnh hưởng rộng trong phong trào dân chủ nhưng đã bộc lộ việc thiếu hẳn cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả đúng tinh thần là một tổ chức dân chủ. Phải chăng đây cũng là mục đích bài viết “Mộng mị cùng dân chủ…” mà tác giả Liên Sơn muốn nói tới? Nếu đúng thì ý kiến cho rằng có sự tranh chấp, gièm pha nhau là có cơ sở. Một điều rất đáng tiếc cho mục tiêu chung là phong trào đấu tranh dân chủ. Nếu Hội NBĐL đưa ra những thông điệp minh bạch về nội dung này để những người ủng hộ hiểu rõ hơn thì tốt.
Trên góc độ là một người đọc bình thường, dù cá nhân tôi chưa từng được vinh hạnh gặp, nói chuyện với cả hai người. Tôi hi vọng anh Phạm Chí Dũng (với tư cách là Chủ tịch HNBĐL) và anh Ngô Nhật Đăng sẽ có một đối thoại và đi đến một minh bạch trong hoạt động. Nếu có thể xây dựng một phương thức dung hòa sao cho hợp lý thì tốt. Trường hợp bất đồng không thể dung hòa thì nhóm anh Ngô Nhật Đăng nên dứt khoát với danh nghĩa và cái tiêu đề “Hội nhà báo độc lập” trên fanpager của mình. Vì thực tế, đa số thành viên của Hội NBĐL vẫn hoạt động xung quanh Hội do anh Phạm Chí Dũng làm Chủ tịch. Như vậy thì các thông điệp do cả hai bên sẽ không gây ra các ngộ nhận hay đánh giá không tốt cho cả hai bên.
Bài viết này chỉ thể hiện mục đích góp ý chân thành. Mục tiêu chính là tổng kết ý kiến cá nhân xung quanh các ý kiến từ các bạn bè của Nhất Nam liên quan các nội dung bài viết và tranh cãi với nhau. Hi vọng các anh chị bên Hội nhà báo độc lập, các bạn bè khác cũng như hai anh Dũng; Đăng hiểu sai ý NN.