Nhà cầm quyền Việt Nam không nhất thiết đứng ra ‘bao che’ cho Formosa Hà Tĩnh và ‘tìm cách dùng tiền’ mà doanh nghiệp này cam kết với nhà nước để ‘chia lại’ cho người dân, theo Luật sư Lê Công Định. |
Muốn tránh một ‘làn sóng phẫn nộ rộng khắp’ mà có thể là một ‘sự bất ổn không thể kiểm soát được’, nhà cầm quyền Việt Nam nên ‘khôn ngoan’ chấp nhận việc khởi kiện này, Luật sư Lê Công Định nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ.
Nếu cứ tìm cách gây áp lực để cản trở và dùng hình thức đàn áp, thì chỉ tạo nên một làn sóng phẫn nộ rộng khắp và tôi nghĩ rằng đó là sự bất ổn không thể kiểm soát được, sự khôn ngoan của nhà cầm quyền nằm ở chỗ đó – LS Lê Công Định
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho rằng có những điều mà người dân ‘không thể hiểu nổi’ trong cách ứng xử của nhà nước và chính quyền Việt Nam trong vụ thảm họa môi trường Formosa. |
Với những người quan sát sự kiện này và những người dân đấu tranh, thì số tiền 500 triệu đô la đền bù của Formosa… là điều mà người ta không thể chấp nhận được, lý do là 500 triệu đô la đó sẽ đền bù trong thời gian bao lâu? 6 tháng, 6 năm hay là 60 năm? – Nhà báo dự do JB Nguyễn Hữu Vinh
Một năm sau vụ thảm họa môi trường, nhiều người dân ở duyên hải miền Trung Việt Nam và trên cả nước vẫn có các cuộc biểu tình, phản đối lớn nhỏ trước việc môi trường biển và môi trường sinh sống bị gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng. |
“Cho nên bây giờ nhà cầm quyền cho hệ thống truyền thông bảo rằng biển đã sạch, rồi cá đã này khác, nhưng cho đến bây giờ họ chưa tuyên bố là vùng biển nào cá ăn được, vùng biển nào cá còn độc và như thế nào thì cá ăn được, như thế nào thì nước biển sử dụng được và chỗ nào muối làm có thể ăn được.