Việt Nam Thời Báo

Nhà nước can thiệp giá xăng, điện: Trên 60% người không hưởng lợi

Có tới 66% người khảo sát cho biết không hưởng lợi khi nhà nước can thiệp vào mặt hàng xăng dầu, khảo sát tương tự với mặt hàng điện là 58%, báo cáo CAMS cho hay.

Tại bản báo cáo mới được công bố “Cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam năm 2014 – CAMS 2014” do VCCI phối hợp cùng WB thực hiện cuộc khảo sát đánh giá hiệu quả bình ổn giá đối với 8 mặt hàng thiết yếu. 
Tiêu chí đầu tiên đánh giá hiệu quả là việc người dân được hưởng lợi đến đên từ việc nhà nước can thiệp về giá đối với 8 hàng hóa thiết yếu. 
Kết quả cho thấy, mặt hàng mà nhiều người trả lời cho biết có được hưởng lợi là nước sạch cũng không vượt quá 20% tổng số người.
Đáng chú ý, một số mặt hàng khác như xăng dầu, gas và sữa cũng có chưa đến 10% số người trả lời cho biết là có được hưởng lợi nhiều/tương đối.
Trong 8 loại hàng hóa thiết yếu này xăng dầu là loại mặt hàng có sự can thiệp của nhà nước mà tỷ lệ người trả lời cho biết ít/không hưởng lợi là cao nhất lên đến 66%. Tiếp đến là sữa với 60%, gas 59% và điện là 58%, thuốc phòng bệnh thiết yếu là 55%.
“Như vậy cần xem lại cách can thiệp. Điều này khá mâu thuẫn nhưng có thể việc nhà nước can thiệp chưa đem lại kết quả mong muốn là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho xã hội nói chung”, báo cáo đánh giá.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng cho thấy, dù chưa được hưởng lợi nhiều từ việc nhà nước can thiệp giá đối với các mặt hàng thiết yếu, phần lớn người trả lời vẫn cho rằng là hoàn toàn cần thiết/cần thiết để Nhà nước can thiệp. 
Ba mặt hàng được nhiều người cho rằng cần thiết có sự can thiệp giá của nhà nước bao gồm thuốc phòng/chữa bệnh lên tới 90%, điện 87% và xăng dầu 85%. Thậm chí dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng cũng có tới 69% người trả lời cho rằng cần sự can thiệp của nhà nước. 
Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế tài chính (Học viện tài chính) cho biết, xăng dầu, điện độc quyền cao chính yếu tố này làm người dân ít tin tưởng vào thị trường mặc dù nghĩ kinh tế thị trường ưu việt. 
“Nhà nước thực hiện hành chính, xăng dầu. Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng cách thiết lập tính cạnh tranh cho xăng dầu, điện minh bạch chi phí người dân sẽ tin tưởng hơn”, ông Độ nhấn mạnh. 
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ thẳng, vấn đề thị trường, giá cả chưa thật phù hợp theo cơ chế thị trường nên can thiệp phản thị trường.
Ông Cung cho rằng chính những chương trình bình ổn giá là phản thị trường, không thúc đẩy kinh tế thị trường. 
“Giá do nhà nước kiểm soát nhưng vấn đề chuyển sang kinh tế thị trường nói chung phải thiết lập được thể chế để thị trường vận hành. Chục người bán một người mua không còn là thể chế thị trường. Chủ sở hữu, giám sát hoạch định cùng một ông bản thân chứa đựng xung đột lợi ích trong chính vận hành không thể là thị trường. Vì thể chế vận hành không đáp ứng nhu cầu thị trường và người dân”, ông Cung nhận xét.
Viện trưởng CIEM cho biết thêm, thông thường giá thấp điều chỉnh giá nhưng sự điều chỉnh không tạo ra động lực mới, hệ thống khuyến khích.
Theo Tâm An (Bizlive)

Tin bài liên quan:

Nhà ở xã hội tại đô thị – chín người mười ý

Phan Thanh Hung

VNTB – Ông Hồ Đức Phớc và Nguyễn Hồng Diên cần học tập ông Nguyễn Văn Thể

Baraju T. Ogelefecejo

Sau to tiếng là thì thầm, quản xăng dầu vẫn hở

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo