Tôn Phi
Trước hết, xin cám ơn tạp chí Luật Khoa và tác giả Bùi Công Trừng về một bài viết dày công đăng ngày 03 tháng 02 năm 2020: “Vì sao chủ nghĩa cộng sản sống thọ ở Đông Á.” (1)
Ở trên một cây cầu bắc qua con sông có đề: “Không Được Qua”. Hàng ngày, người dân hai làng ven sông vẫn đi qua cây cầu đó. Vì sao? Vì “Không Được Qua” là tên cầu chứ không phải là bản chất của cây cầu hay mệnh lệnh của người làm cầu. Do đó, ở tựa đề bài viết của tác giả Bùi Công Trừng, phải gọi là “chủ nghĩa Cộng Sản” thay vì “chủ nghĩa cộng sản”. Lý do: Nguyên tắc học thuật, viết hoa tên riêng khi gọi tên sự vật, hiện tượng, dù bạn có thích sự vật, hiện tượng đó hay không.
Trong bài, tác giả Bùi Công Trừng đã dẫn lời giáo sư Ray. C. Hillam ở đại học Brigham Young nhận định giới trí thức Đông Á chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Marx hơn dân lao động. Trong câu này, vị giáo sư chưa đưa ra được sự phân biệt giữa “nhà trí thức” và “nhà chuyên môn”. Ông lão đánh cá và ông lão đốn củi trong Ngư tiều y thuật vấn đáp là nhà trí thức, còn phiên dịch viên Anh-Pháp có bằng thạc sĩ hay đại học hầu hết chỉ mới là nhà chuyên môn. Khi một người đưa ra, hoặc hiểu rất sâu sắc, về một hướng đạo sống cho cả một dân tộc, hay một khối dân, thì anh ta mới được gọi là nhà trí thức. Giáo sư Ray. C. Hillam đã đánh tráo khái niệm, Bùi Công Trừng mắc mưu, Luật khoa tiếp tay đăng tải.
Đoạn khác, tác giả Bùi Công Trừng có nói các nhà nho “tìm thấy sự cuốn hút và khả năng vận dụng thực tế của chủ nghĩa cộng sản vào xã hội họ đang sống.”. Câu này có hai lỗi. Thứ nhất, như trên đã nói, Nho phải viết hoa (nhà Nho). Thứ hai, nhà Nho nào bị cuốn hút? Gặp một người biết mặt chữ, lấy danh xưng Nho sĩ, và bạn nói Nho gia ủng hộ chủ nghĩa Cộng Sản, với điều kiện là người tự xưng như vậy có giấy tờ xác nhận Nho gia hay không. Cần phân biệt Nho gia dổm và Nho gia xịn.
Xin kể ví dụ về một Nho gia chân chính, là cụ Phan Bội Châu. Khi cụ sang Trung Quốc, vừa đáp tàu đã được đảng Cộng Sản Trung Quốc đón bằng xe sang, mời về khách sạn sang nhất thành phố rồi đưa cho cụ một chồng tác phẩm chủ nghĩa Marx đã được dịch sang chữ Hán. Phan Bội Châu nghiên cứu trong nhiều ngày (ít nhất10 ngày) rồi trả lời đảng Cộng Sản Trung Quốc, bảo rằng ông từ chối đưa chủ thuyết này vào Việt Nam. Đây mới là một Nho gia chân chính, chậm rãi, chứ không như người ta đồn Nho gia vội vã đi theo Marx, Mao…Ngoài ra, Việt Nam còn có Nho gia khác là Trần Trọng Kim, người đầu tiên trên quả địa cầu thời hiện đại vẽ được tấm bản đồ Nho giáo (xem tác phẩm Nho giáo- Trần Trọng Kim). Chính phủ của Nho gia này chỉ tồn tại 4 tháng nhưng ít nhất 5 thành tựu, tham khảo một bài đăng trên BBC (2).
Nho gia gặp nhiều oan ức, bởi không tổ chức thành tôn giáo, giáo hội, hay đoàn thể, thành ra ai nói xấu mình, Nho gia cũng im lặng. Xã hội Trung Quốc là một thực tại vô cùng phiền toái: Lão gia, Đạo gia, Nho gia, Phật giáo, thậm chí Minh giáo Ba Tư cướp được chính quyền và tổ chức cả một triều đình (Chu Nguyên Chương triều Minh)…Nhưng mọi tệ nạn trong xã hội Trung Quốc người đời thường có xu hướng đổ riêng cho Nho gia là chủ yếu.
Nho giáo tương đồng với chủ nghĩa Cộng Sản?
Với mật độ trích dẫn dày đặc các ông Tây, tác giả Bùi Công Trừng chỉ ra sự tương đồng giữa Nho giáo và chủ nghĩa Cộng Sản. Cần phải đi theo lối tỉ giảo để nhìn ra giống và khác ở đâu. Mục sư Tin Lành Nguyễn Trung Tôn, trước khi bị bắt vào năm 2017 đã nói rằng chi bộ Cộng Sản đầu tiên tổ chức rất giống miêu tả trong sách Công vụ các sứ đồ (Tông đồ Công vụ-The Acts) chương số 2. Sách này trong Kinh Thánh Tân Ước miêu tả cảnh sinh hoạt của nhóm 12 sứ đồ thế hệ đầu tiên (F1) của Đức Giê-su, truyền đạo từ Trung Đông sang cả châu Âu. Cộng Sản tổ chức giống hệt sách Tông đồ công vụ, chẳng lẽ lại nói Đức Giê-su là người tiền hô (người mở đường) cho chủ nghĩa Cộng Sản vào châu Âu?
Vì vậy, bạn đừng nói rằng Nho gia mở đường cho Cộng Sản vào Đông Á.
Những trí thức Đông Á học hành chu đáo sẽ thấy sự khác nhau mười mươi giữa Nho giáo và chủ nghĩa Cộng Sản. Ví dụ, Nho giáo nói “Vạn vật bổn hồ thiên”, muôn loài xuất phát từ Trời, nhất là loài người, thì Cộng Sản Đông Á nói con người ra từ con khỉ do một loạt quá trình vật lý hóa học tình cờ may mắn. Hai triết lý khác nhau rõ ràng như vậy, thậm chí ngược nhau, tại sao quý bạn lại link hai cái với nhau?
Ví dụ tiếp theo, Nho giáo quân phân ruộng đất bằng lối vận động, trả lãi cho địa chủ có đất ruộng bị trưng thu, gọi là phép tỉnh điền. Ngô Đình Diệm-tổng thống Việt Nam Cộng Hòa-trong việc này có thái độ của một Nho gia, nên nhiều địa chủ miền Nam (nhóm Nam Kỳ Tự Trị) tình nguyện dâng bao nhiêu mẫu đất cho cụ Diệm. Trái lại, Hồ Chí Minh phải dùng đến biện pháp đấu tố và giết trên trăm ngàn địa chủ ở miền Bắc, đây là thái độ của Pháp gia, Hình gia. Bài này không xét việc các địa chủ miền Bắc tốt hay xấu, việc tử hình chôn sống họ có hợp pháp hay không. Chỉ giúp bạn phân biệt rõ hai trường phái triết lý ảnh hưởng nhất đến Á Đông. Trong triết Nho, sự sống là tiêu chuẩn của chân lý (sinh sinh chi vị Dịch). Phải dùng sự sống mới có thể phân biệt được một chủ thuyết, một lãnh tụ có phải là người xuất thân từ Nho gia hay không.
Nho giáo không khuyến khích bạo lực. Trái lại, hình ảnh người Nho gia chân chính rất hiền lành. “Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo”. Nho gia còn góp công làm nên cả một xã hội Tàu rộng lớn 2500 năm không cần cảnh sát.
Vì sao chủ nghĩa Cộng Sản sống thọ ở Đông Á?
Vì sao chủ nghĩa Cộng Sản lật đổ được nền quân chủ của một quốc gia? Xin thưa đó là do bất bình sản. Những người thợ thuyền tập hợp lại đi cướp chính quyền ở châu Âu.
Nhưng người châu Âu sớm dẹp được bất bình sản, bằng cách tiến lên dần chế độ mà ngày nay ta gọi là trợ cấp xã hội phổ biến (nói đúng hơn là rong canh). Dẹp phần nào chứ chưa dẹp được toàn bộ sự bất bình sản. Bất bình sản ở châu Âu xưa đè nặng lên vai của những người thợ thuyền trong nước, thì sau này một cách rất tinh vi được chuyển sang cho các dân tộc nhược tiểu ở châu Á. Trong khi đó các dân châu Á do không có dự trữ quốc gia (tích lũy tư bản), mà lại chậm về văn minh (hiểu theo nghĩa cơ khí và thể chế). Do đó thế kỷ XX khi kỹ nghệ bùng nổ thì bất bình sản cũng gia tăng chóng mặt ở Đông Á. Ở đâu có bất bình sản, người thành ra vô sản tràn lan, đi lang thang trong các thành phố, thừa thù hận, thiếu cơm ăn, và làm miếng mồi ngon gia nhập nghĩa Cộng Sản. Vì vậy, chủ chủ nghĩa Cộng Sản sống thọ ở Đông Á hơn ở châu Âu.
Tóm lại, Nho gia là Nho gia, Cộng Sản là Cộng Sản. Đừng lẫn lộn với nhau và khi gọi tên thì phải viết hoa để phân biệt chúng với nhau.
Tôi sẽ không giải thích vì sao Luật khoa nhận bài phản biện này mà không đăng. BBC,VOA,RFA cũng nhận được bài học thuật này mà không đăng. Truyền thông quốc tế cũng có phe đảng cả, bạn đừng nghĩ họ khoáng đại. Người Nhật nói: “Dân chủ là cái bình rỗng.” Bài báo này, tôi dùng chính lập luận của BBC để nói lại BBC. Luật khoa, nếu có trách nhiệm, nên đính chính lại bài của mình. Những gì tôi viết đây là sử dụng chính lập luận của Luật khoa để phân tích cho Luật khoa hiểu họ đã sai trầm trọng như thế nào. Cái sai này di hại đến cả một dân tộc.
Hồi âm bạn đọc AB Bùi:
Nếu nói Trung Cộng lập viện Khổng Tử để xâm lược cho nên ta phải chống Nho giáo, thì cũng giống như việc Pháp dùng Công giáo để xâm lược Việt Nam và ta phải chống Công giáo, Myanmar dùng Phật giáo để xâm lược đất của người tộc cho nên toàn dân tộc phải đứng dậy để đập đổ ông Thích Ca. Cùng một lý luận. Bạn AB Bùi nhầm lẫn giữa viện Khổng Tử và viện đào tạo phiên dịch viên tiếng Hoa. “Viện Khổng Tử” nằm trong đại học quốc gia Hà Nội thực chất là trường lớp đào tạo thông ngôn làng nhàng, không hiểu gì về tinh túy của triết lý Nho giáo. Bạn AB Bùi đừng đánh đồng hai cái với nhau .
Chị Phạm Thị Lan Anh, một nhà yêu nước nói: “Tóm lại là xây được học thuyết mới thì nên làm và làm đi, ngay và luôn. Nó sẽ bao gồm cả đông tây kim cổ, lưu giữ tốt đẹp, xóa bỏ không phù hợp. Tranh cãi mấy thứ này cũng mất thời gian phết đấy.”
Thưa: Nếu Nữ Oa (tại sao không gọi là Oa Nữ) là người Việt, Nho gia là cốt tủy của Việt tộc mà đồng bào ta đi chửi Nữ Oa, tức là đi chửi tổ mẫu của mình thì càng trầm luân mãi. Chưa làm được vấn đề nền tảng thì chỉ là đi vòng quanh, thừa thành chí nhưng thiếu kết quả. Giáo sư Lương Kim Định gọi đó là “Đi ngúc ngắc mãi tự căn cơ”. Tôi biết chị Lan Anh nóng ruột, nhưng xây nhà mà không có móng, đắp gạch lên thì vài ba bữa đổ, như câu chuyện vua An Dương Vương đắp thành Cổ Loa lần nào cũng sập, cho đến khi gặp được cụ Rùa.
Nói đến nho giáo người ta nghĩ đến tư tưởng khinh nữ. Bởi vì kẻ thù nói xấu Nho gia quá lâu, hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, cho nên ta cũng tưởng vậy thật.
Nữ Oa- Phục Hy, tổ của dân Viêm Việt (mà Việt Nam giờ là một nhánh người) là tác giả Nho sơ khởi. Những người chửi Nho giáo, không biết thì không trách , chẳng hạn như anh Phạm Chí Dũng đăng bài chửi triết Nho, anh không biết, vì chưa được học bao giờ. Tôi rất thương anh Phạm Chí Dũng, tội “ngộ sát” nền chủ đạo của dân tộc. Nhưng có những kẻ thừa biết Nho giáo nhưng vẫn chửi Nữ Oa thì cực kỳ thâm hiểm. Nữ Oa cầm thập tự nhai (quy), Phục Hy cầm củ, tạo ra triết Nho. Chửi triết Nho khác nào chửi tổ của dân Việt.
Cám ơn bạn đã đọc tới đây.
Chú thích:
(1) Vì sao chủ nghĩa cộng sản sống thọ ở Đông Á (Luật Khoa):
https://www.luatkhoa.org/2020/
(2) Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng
https://www.bbc.com/
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.