Việt Nam Thời Báo

Sân bay hay Sân Golf Tân Sơn Nhất?

Quyết định “khẩn trương nghiên cứu làm thêm đường băng số 3 tại sân bay Tân Sơn Nhất” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chăng là dấu hiệu cho thấy quyết tâm của người đứng đầu chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết vấn nạn quá tải của sân bay TSN, và rằng chính phủ sẽ mạnh tay với các nhóm lợi ích đang chiếm đất sân bay làm sân golf?
Sân golf nằm bề thế phía trên đường băng trong đất của sân bay Tân Sơn Nhất và kích thước khiêm tốn của hai nhà ga Quốc Nội và Quốc Tế nằm phía dưới đường băng.
Sau nhiều phản ứng gay gắt trên truyền thông về việc Bộ Quốc Phòng lấy đất sân bay Tân Sơn Nhất cho một một một doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc là Công ty Cổ phần đầu tư Him Lam làm sân golf trong khi Sân bay Tân Sơn nhất bị quá tãi và ngập lụt thì mới đây tại cuộc họp của thường trực Chính phủ vào chiều tối nay (12-6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định nghiên cứu làm thêm đường băng số 3 tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng, cho rằng phát biểu làm đường băng thứ 3 để nâng công suất vận hành ccủa sân bay của Thủ tướng nguyễn Xuân Phúc, hay trước đó quyết định của Bộ Quốc Phòng cho Sân bay dân dụng TSN mượn 21 hecta để mở rộng nhà ga đều là để xoa dịu dư luận quần chúng mà thôi?

Phải chăng Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cựu Đảng viên một người đã từng bị bắt tù vì có tiếng nói bất đồng với đường lối Đảng và nhà nước Việt Nam đang cố tình xoay dư luận đi theo một chiều làm ảnh hưởng sự lãnh đạo toàn dân của Chính phủ Việt Nam?
Sân golf nằm bề thế phía trên đường băng trong đất của sân bay Tân Sơn Nhất và kích thước khiêm tốn của hai nhà ga Quốc Nội và Quốc Tế nằm phía dưới đường băng. 

Sân golf hoàng tráng ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất (Blue VN)
Mai Hoa: Vâng thưa chào ông, cảm ơn ông rất là nhiều đã cho phép Mai Hoa có dịp trò chuyện với ông về vấn đề sân gôn trong sân bay Tân Sơn Nhất. 

Vừa rồi trên đài VOA có một bài viết của ông trong đó có tiêu đề rằng việc trả đất sân gôn để làm sân bay chỉ là một cái điều ma mị. 

Thế nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có nói rằng sẽ bằng mọi cách lấy lại đất sân gôn để mở đường băng thứ 3, thế thì phát biểu của ông không khác gì là tạo ra một sự nghi ngờ về quyết tâm của Thủ tướng chính phủ và làm lung lay lòng tin của người dân đối với sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, nhất là của (thủ tướng) chính phủ không thưa ông? 

TS. Phạm Chí Dũng: (Cười) Đúng là chị hỏi giống y hệt các báo nhà nước ở Việt Nam.

Đánh giá của tôi về sự việc này mà trong đó tôi dùng từ “ma mị” thì nó xảy ra trước khi có cuộc họp thường trực của chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đối với vấn đề sân gôn trong sân bay. 

Và nó xảy ra sau khi diễn ra cuộc bàn giao 21 ha đất của Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Quốc Phòng, khu vực nằm trong sân gôn Tân Sơn Nhất hiện nay cho sân bay dân sự Tân Sơn Nhất. 

Mà thực ra gọi là trò ma mị là thế này. 

Phía quân đội không phải là bàn giao, dùng từ bàn giao là không chính xác mà họ nói là cho mượn ‘chỉ cho sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay dân sự Tân Sơn Nhất, mượn 21 ha đất của sân bay quân sự, và sau đó khi nào sân bay quân sự có nhu cầu thì trả 21 ha đất đó.’ Như vậy thực chất đó chỉ là cho mượn chứ không phải bàn giao như báo chí nhà nước thông báo. 

Mai Hoa: Vâng 

TS. Phạm Chí Dũng: Trong khi đó toàn bộ khu vực 157 ha bao gồm 21 ha vừa được cho mượn đấy thì nó lại thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên, là một đơn vị con, một doanh nghiệp con của tập đoàn Him Lam của quân đội, được lấy làm sân gôn trong sân bay Tân Sơn Nhất cho tới giờ. Cho nên tôi mới gọi đó chẳng qua chỉ là một trò ma mị mà thôi. 

Mai Hoa: Vâng, thưa thông tin trên báo Tuổi Trẻ đưa ra thì người chủ đầu tư của sân gôn cũng như phần đất ở Long Biên là của công ty Him Lam của ông Dương Công Minh thế thì có liên hệ nào giữa công ty này với bộ quốc phòng để mà cái việc sân gôn trong sân bay Tân Sơn Nhất nó trở nên nó khó khăn đến như vậy không thưa ông?

TS. Phạm Chí Dũng: À, lý do đầu tiên có thể… dẫn ra cái lời… mới nhất của một quan chức nhà nước, quan chức Quốc hội là ông Nguyễn Đức Kiên, là Ủy ban pháp luật Quốc Hội. 

Ông đánh giá rằng hợp đồng xây dựng sân gôn Tân Sơn Nhất là vô hiệu. 

Thì tôi cho rằng đó là một phát biểu có giá trị pháp lý nhất. Tại vì ông Nguyễn Đức Kiên là phụ trách Uỷ Ban Pháp Luật của Quốc Hội, và phát biểu đó là chính từ một quan chức nhà nước. 

Và cái thứ hai là chỗ của ông Dương Công Minh là chủ của tập đoàn Him Lam, mà tập đoàn Him Lam là của Bộ Quốc Phòng. Tức là chủ quản của tập đoàn Him Lam là Bộ Quốc Phòng. 

Cho nên đương nhiên giữa tập đoàn Him Lam với các quan chức lãnh đạo, tôi muốn nói với các quan chức lãnh đạo Bộ Quốc Phòng là có mối quan hệ với nhau. 

Còn mối quan hệ như thế nào, mối quan hệ thuần túy là điều hành kinh doanh, điều hành kinh tế, chỉ đạo kinh tế hay còn cái gì khác nữa, còn những cái gì ẩn khuất sau đó thì không có cơ sở để nói. 

Nhưng chỉ biết rằng rất nhiều người nói cho đến giờ họ đã kết luận là có một cái nhóm lợi ích quân sự đứng sau cái vụ sân gôn trong sân bay Tân Sơn Nhất.

Mai Hoa: Dạ thưa ông, cũng có ý kiến trên các trang mạng cho rằng việc mà ông Nguyễn Xuân Phúc cho mở đường băng thứ 3 đó là ý tốt của chính phủ muốn giải quyết dứt điểm chuyện sân gôn để dẹp hết tất cả những ý kiến, những dư luận cho rằng là Bộ Quốc Phòng là đang khống chế, rằng là chính phủ không làm gì được vv… thế thì phát biểu vừa rồi cho thấy rằng chính phủ vẫn đang nắm quyền điều hành quốc gia, điều hành đất nước. 

Thế nhưng có ý kiến khác cho rằng chuyện ông Phúc đưa ra cho mở đường băng thứ 3 là một cái sự ….một cái sự vờ vịt. Bởi vì đó là cái điều bất khả thi. Để cho thấy là chính phủ có muốn làm nhưng thật sự là nó (đường băng thứ 3) không làm được, bởi vì bởi vì nó sẽ cần đến hơn 9 tỷ mấy đô la v.v.. 

Trong khi đó, thật sự không cần thiết phải mở đường bằng thứ 3, mà vấn đề là lấy lại sân gôn để mở nhà ga và đường dẫn.

Thế thì quay lại với phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc, người ta cho rằng đó là một cái phát biểu chỉ để xoa dịu dư luận. 

Là một người quan sát truyền thông trên các mạng xã hội thì ông đánh giá tất cả những luồng dư luận này là như thế nào thưa ông?

TS. Phạm Chí Dũng: Có hai vấn đề ta cần bàn ở đây. 

Vấn đề thứ nhất là tại sao cho đến giờ này chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc mới bàn đến cái chuyện đường bằng thứ ba một cách công công khai. 

Tôi muốn nói rằng công khai còn trước đó có bàn bí mật hay không thì biết. 

Nhưng tại sao cho đến giờ này mới bàn một cách công khai. 

Trong khi đó từ sau Đại Hội 12, tức là từ đầu năm 2016 tới giờ vấn đề kẹt sân bay Tân Sơn Nhất cả dưới đất lẫn trên trời đã nổi cộm lên rồi thì chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã không hề đề ập đến một cách công khai. 

Tôi chỉ đặt dấu hỏi lớn là như vậy. 

Như vậy là chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc có chịu một sức ép gì không, bản thân ông Nguyễn Xuân Phúc có chịu sức ép gì không, hay là bản thân ông không khách quan, không không công bằng đối với vấn đề này? Đó là vấn đề thứ nhất. 

Vấn đề thứ hai, nếu như có những quan điểm trên mạng xã hội hoặc ý kiến các chuyên gia đề cập đến chuyện giải tỏa các khu dân cư để phát triển sân bay dân sự Tân Sơn Nhất và họ cho rằng “điều đó là không khả thi” thì tôi đồng ý với quan điểm đó. 

Không khả thi là ở chỗ này, tức là giải toả các khu dân cư nó đụng tới dân cư các quận Tân Bình, Phú Nhuận, quận Gò Vấp, nói chung là rất nhiều. 

Tức là phải giải tỏa rất cũng khiếp, phải nói là như vậy. 

Trong khi đó nguyên một sân gôn Tân Sơn Nhất với diện tích 157 ha là đủ để làm một nhà ga và một đường băng tại sao không lấy thu hồi cái đó để đem về cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay. 

Tốt nhất là như vậy, tức là thu hồi sân gôn để và đưa về cho sân bay Tân Sơn Nhất. 

Cho nên cách của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc trong việc chỉ đạo cho nghiên cứu và nhờ tư vấn quốc tế nghiên cứu về đường băng thứ 3 tính tới việc giải tỏa các khu dân cư thì tôi cho đó là một quan điểm chỉ mang tính chất tình thế đối phó để xoa dịu dư luận. 

Có lẽ trong thời gian tới thì tôi cho rằng các nhóm lợi ích có liên quan tới sân bay sẽ chạy rất dữ để làm sao không để mất một mét vuông nào của sân gôn trong khi đó vẫn giải tỏa, vẫn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía các khu vực dân cư.

Mai Hoa: Nói như vậy có nghĩa rằng là sẽ giải quyết cái nạn kẹt xe, quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất bằng cách là giải tỏa nhà dân chứ không phải lấy lại đất sân gôn?

TS. Phạm Chí Dũng: Đó là mục đích lớn nhất của các nhóm lợi ích hiện nay. (Họ) đổ trách nhiệm, đổ thống khổ, đổ nỗi khổ lên đầu dân chúng, còn đối với họ thì không phải nhận một cái gì cả.

Theo http://www.sbs.com.au

Tin bài liên quan:

VNTB – Văn hóa – nghệ thuật “giãy chết” hay là tư tưởng bám rễ ngân sách

Phan Thanh Hung

VNTB – Nhà báo Phạm Chí Dũng chúc tết từ trại giam Xuân Lộc

Phan Thanh Hung

Hồng Kông ở Việt Nam: Chưa, nhưng sẽ có

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.