Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO |
Tự do biểu đạt là một quyền con người cơ bản, cần thiết để bảo đảm nhân phẩm, pháp quyền và quản trị tốt. Trong thời đại đầy những đổi thay như chúng ta đang sống, tự do biểu đạt trở nên đặc biệt quan trọng để cung cấp cho người dân những thông tin mà họ cần để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt đối với cuộc sống của chính họ cũng như đối với xã hội.
Để có tự do biểu đạt, chúng ta phải dựa vào các nhà báo và các phương tiện truyền tin, cũng như các nhà sản xuất truyền thông xã hội hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, sự an toàn của họ không được bảo đảm — họ phải đối mặt với những đe dọa, quấy rối, bạo lực, và cả cái chết nữa.
Sự đe dọa này thật nghiêm trọng. Tính trung bình, mỗi tuần có một nhà báo bị giết, và mặc dù nạn nhân bao gồm cả phóng viên nước ngoài, nhưng đa số đó là những nhà báo địa phương, viết những phóng sự liên quan đến địa phương, và họ sống trong một môi trường nơi tội ác chống lại nhà báo không hề bị trừng phạt. Điều này cho phép thủ phạm tiếp tục các cuộc tấn công không hạn chế đối với nhà báo, tiếp tục làm tê liệt dòng chảy tự do của thông tin. Khi thủ phạm không bị trừng phạt thì thật nguy hiểm – nó dẫn đến tình trạng tự kiểm duyệt vì sợ bị trả thù, và hơn nữa nó còn tước đi của xã hội những nguồn thông tin đáng kể.
Trong tháng 12 năm 2013, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố chọn Ngày 2 tháng 11 làm Ngày Quốc tế chấm dứt tình trạng làm ngơ trước các tội ác chống lại nhà báo, nhằm nâng cao nhận thức về những thách thức của tình trạng không bị trừng phạt và thúc đẩy hành động chống lại tình trạng này. Ngày 2/11 là ngày kỷ niệm hai nhà báo Gislaine Dupont và Claude Verlon bị ám sát tại Mali. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc giao cho UNESCO nhiệm vụ làm đầu mối để làm việc với tất cả các đối tác có liên quan nhằm tổ chức các hoạt động liên quan đến ngày này. Đây chính là mục tiêu của Kế hoạch hành động của Liên hợp quốc về sự an toàn của nhà báo và giải quyết tình trạng không bị trừng phạt, do UNESCO chịu trách nhiệm chính và tập hợp các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các chính phủ, cộng đồng quốc tế và xã hội dân sự, nhằm tạo ra sự tiến bộ thực sự trong quá trình tác nghiệp của nhà báo.
Nhân lần đầu tiên tổ chức Ngày quốc tế chấm dứt tình trạng làm ngơ trước các tội ác chống lại nhà báo , tôi kêu gọi chính phủ tất cả các quốc gia đảm bảo điều tra nhanh chóng và thấu đáo mỗi khi có nhà báo bị giết, và kêu gọi tất cả các bên liên quan hợp tác chặt chẽ với nhau hơn để đảm bảo cho sự an toàn của nhà báo.
Không thể cho phép tình trạng không bị trừng phạt có thể tồn tại. Vào ngày 2/11 này, chúng ta phải đứng bên nhau để đảm bảo rằng mỗi nhà báo đều có thể thực hiện công việc của mình một cách an toàn.
—————-
Message from Ms Irina Bokova, Director-General of UNESCO, on the occasion of the Inaugural International Day to End Impunity for Crimes against Journalists, 2 November 2014
Freedom of expression is a basic human right that is essential for human dignity, for the rule of law and for good governance. In times of change as we are now living, it is especially important to provide citizens with the information they need to make knowledgeable decisions about their lives and societies.
For this, we rely on journalists and the news media, together with social media producers who practice journalism. But their safety is not guaranteed – they face threats, harassment, violence, and even death.
The threat is grave. On average, one journalist is killed per week, and while fatalities include foreign correspondents, the vast majority of victims are local, covering local stories, living in a climate of impunity. This allows perpetrators to continue attacks without restraint, further crippling the free flow of information. Impunity is poisonous – it leads to self-censorship for fear of reprisal, depriving society of even more sources of significant information.
In December 2013, the United Nations General Assembly declared 2 November as the International Day to End Impunity for Crimes against Journalists, to raise awareness about the challenge of impunity and mobilise action against it. The date marks the assassination of two journalists, Gislaine Dupont and Claude Verlon, in Mali on 2 November 2013. The United Nations General Assembly tasked UNESCO as the lead UN agency of this Day, working with all relevant partners. This is the goal of the UN Plan of Action on the Safety of Journalists and the Issue of Impunity, spearheaded by UNESCO, bringing together UN agencies, governments, international community and civil society, to make real progress on the ground.
On this first International Day to End Impunity for Crimes against Journalists, I appeal to all Governments to ensure a swift and thorough investigation every time a journalist is killed, and to all partners for stronger cooperation to enhance the safety of journalists.
Impunity must not be allowed. On 2 November, we must stand together to ensure every journalist can do their job safely.