Hôm nay, ngày 6 tháng 4 năm 2020, 28 cộng đồng và tổ chức tôn giáo cùng với 108 cá nhân thuộc các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ở Việt Nam gửi thư chung đến Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, đề nghị một biện pháp cụ thể nhằm đối phó một cách hiệu quả với tình hình đại dịch COVID-19.
Để yểm trợ cho bức thư chung, Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam, tập hợp của những người quan tâm đến quyền tự do tôn giáo hay niềm tin, sẽ tiếp tục thu thập chữ ký tại: https://forms.gle/VFC1W7944tCsPZYd8. Đồng thời, tổ chức BPSOS đã phát động nỗ lực quốc tế vận kéo dài nhiều tháng.
Sau khi nhận định rằng, “Dịch bệnh không chừa một ai… Bất kỳ sự độc quyền hay phân biệt nào cũng làm giảm hiệu quả của việc dập dịch bệnh,” bức thư chung đưa ra 3 góp ý cụ thể.
Trước hết, các người ký tên kêu gọi chính phủ sớm giải quyết tình trạng các công dân từ khước hộ khẩu và chứng minh nhân dân vì không chấp nhận từ bỏ niềm tin tôn giáo. Trong đó có nhiều chức sắc thuộc các tôn giáo khác nhau và hàng chục nghìn nhưng người Hmong và người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành. Họ bị mất những quyền căn bản của công dân, kể cả quyền tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội, tạo nên rủi ro lớn trước dịch bệnh không chỉ riêng cho họ mà cho toàn cộng đồng và xã hội.
Thư chung kêu gọi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc “chỉ thị khẩn cấp cho chính quyền các tỉnh, thành và địa phương về chính sách tuyệt đối không phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.”
Phối hợp với tổ chức Jubilee Campaign, đầu tháng 2 BPSOS đã gửi đến Tổng Thư Ký LHQ nhân kỳ họp lần thứ 43 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, lời kêu gọi chính phủ Việt Nam sớm giải quyết tình trạng “vô quốc gia” của hàng chục nghìn người Hmong và người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành, mà cụ thể là trường hợp của Tiểu Khu 179 ở Tỉnh Lâm Đồng và Bản Đoàn Kết ở Tỉnh Đắc Nông. Xem: http://dvov.org/wp-content/uploads/2020/04/AHRC43NGO183-Viet-Nam-continues-to-leave-Hmong-and-Montagnard-effectively-stateless.pdf
Điểm đề nghị thứ 2 của bức thư chung là “trả tự do cho các tù nhân, đặc biệt những tù nhân không nguy hiểm cho xã hội như các người hoạt động bảo vệ nhân quyền, những người thực thi quyền tự do ngôn luận, hoặc những người lên tiếng bảo vệ môi sinh.”
Thư chung giải thích rằng “lệnh cách ly toàn xã hội hiện không thể áp dụng trong hoàn cảnh sinh sống chật chội ở các trại tù” và dẫn chứng là nhiều quốc gia đã trả tự do cho tù nhân để giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Không phải ngẫu nhiên mà ngày 2 tháng 4, Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, Sam Brownback, chính thức kêu gọi Trung Quốc, Indonesia, Iran, Eritria, Bắc Triều Tiên, Nga và Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo.
“Trước đó 2 hôm, tôi trao đổi với Đại Sứ Brownback về ý tưởng này qua buổi họp trực tuyến,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích. “Đại Sứ Brownback cho biết Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong những tháng ngày tới đây sẽ gia tăng vận động trực tiếp với các chính phủ kể trên.”
Một cách đồng bộ, ngày 3 tháng 4 Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển. Xem: https://www.uscirf.gov/news-room/press-releases-statements/uscirf-calls-the-release-vietnamese-prisoner-conscience-nguyen
Bức thư chung cũng đề nghị Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc “đón nhận và khuyến khích sự góp sức của mọi thành phân dân tộc, bao gồm cả những tổ chức và cộng đồng tôn giáo không hoặc chưa được công nhận… Dù chỉ một nhóm người hoặc một cộng đồng bị loại trừ hoặc bị đẩy ra bên lề, tổng lực của xã hội sẽ giảm đi và nguy cơ sẽ tăng lên.”
Bức thư chung kết luận bằng lời kêu gọi các cộng đồng tôn giáo “hãy cùng với toàn thể xã hội dân sự và chính phủ tham gia vào chiến dịch chống đại dịch này một cách thiện chí nhất trong khả năng hiện có của mình.”
Tại buổi nói chuyện trực tuyến với Đại Sứ Brownback, Ts. Thắng đề nghị là Hoa Kỳ, mới đây viện trợ 3 triệu Mỹ kim cho Việt Nam để đối phó đại dịch COVID-19, không chỉ kêu gọi chính phủ Việt Nam chấp nhận hợp tác với xã hội dân sự mà chính Hoa Kỳ nên đối tác trực tiếp với các tổ chức tôn giáo và cộng đồng sắc tộc trong nỗ lực phòng, chống đại dịch.
“Tôi không nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ trừng phạt công dân khi họ nêu ý kiến chính đáng, nhưng chúng tôi vẫn phải thận trọng,” Ts. Thắng nói. “Chúng tôi đã triển khai đội ngu~ những người ở trong nước đã được huấn luyện về báo cáo vi phạm; họ sẽ theo dõi sát và báo cáo ngay mọi hành vi hăm doạ, sách nhiễu hay trả thù, nếu có, nhắm vào những người ký tên.”
Diễn tiến liên quan đến bức thư chung sẽ được cập nhật tại trang Facebook Đề Án Dân Quyền Việt Nam:https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights.
Bài liên quan:
Nguyên văn thư chung: https://www.vnforb.org/activities
Trong cơn dịch bệnh: Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng và xã hội
http://machsongmedia.com/congdong/cuu-tro-thien-tai/1540-2020-03-25-23-39-29.html