Lê Phú Khải (VNTB) Nhưng trên bức tranh toàn cảnh của thành tựu kinh tế xã hội ấy, đã nẩy nở tệ sùng bái các nhân Stalin. Vị ngọt ngào đã đượm mùi cay đắng. Tệ sùng bái cá nhân và những cuộc thanh trừng đẫm máu kéo dài ở Liên Xô là kết quả tất yếu của một xã hội độc tài toàn trị của một đảng độc quyền lãnh đạo, không có pháp luật không có nhân quyền và phản biện. Tất cả những thành tựu lao động quên mình và hy sinh không bờ bến của nhân dân Liên Xô đều được gắn với tên tuổi của Stalin.
![]() |
Một cuộc mit-tinh được tổ chức tại một nhà máy ở Leningrad sau cái chết của Stalin, tháng 3 năm 1953. |
Công lao của Stalin đã được cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ của chế độ độc tài Đảng trị tô vẽ, thổi phồng một cách vô lối. Để nắm được quyền hành tuyệt đối trong một đảng cầm quyền không có nhiệm kỳ với người lãnh đại tối cao, Stalin đã chuẩn bị “ ngôi báu” của mình từ rất lâu. Ở cương vị tổng bí thư, Stalin vẫn cảm thấy nguy cơ bị thách thức từ những ngày đầu. Hầu hết những người Bôn–sê–vích ( Bôlshevik ) đồng chí với ông ta và Lê Nin từ thời kỳ đầu lần lượt sau này bị xử tử chỉ còn lại Molôtốp, Khalinin do khuất phục Stalin… chỉ trong năm 1933 đã có 400 nghìn đảng viên bị khai trừ. Việc khai trừ thường đồng nghĩa với bắt giữ, thẩm vấn và xử tử. Ngày 1 tháng 12 năm 1934 Sergei Kirov bí thư thành ủy Leningrad bị ám sát. Stalin lấy cớ đó để phát động thanh trừng hàng loạt , mở đầu bằng biệc xử tử 10 người cáo buộc có liên quan vào vụ Kirov, mặc dù họ ở trong tù vào thời điểm xảy ra vụ án. Nhiều nhân vật đương thời và nhà sử học về sau tin rằng chính Stalin đã ra lệnh giết Kirov. Tuy Kirov là một người theo đường lối Stalin, nhưng là một ngôi sao chính trị đang lên làm lu mờ vị trí của Stalin (!).
Mặc dù Yagoda, Yezhov và Beria trực tiếp chỉ đạo việc thanh trừng nhưng Stalin là người lãnh đạo cao nhất và trực tiếp liên hệ chặt chẽ với họ. Trong một số trường hợp Stalin đã trực tiếp chỉ đạo thẩm vấn những người không chịu thú tội. (!) Trong suốt thời kì 1937 – 1938, Stalin đã tự tay kí 357 danh sách chuẩn y việc tòa án tuyên tử hình hàng nghìn người. Stalin đã chọn riêng Vasili Blokhing giám sát việc thi hành án tử hình các nhân vật quan trọng . Theo Ủy ban Schatunow, Skja điều tra theo ủy quyền của Nikita Chruschtschow dưới hầm của cơ quan KGB từ 1-1-1935 đến 7/1940 mật vụ Stalin đã bắt 19.840.000 người dân, 7 triệu trong tổng số đó hơn 1/3 đã chết trong các trại lao động nhà tù. Trong thời gian đại khủng bố 1936 – 1938 trung bình mỗi ngày có 1000 người bị giết. Trục xuất và di dân cũng là một thảm họa.
Thời kỳ Stalin cầm quyền đã diễn ra những đợt trục xuất và di dân lớn nhất trong lịch sử. Có hơn 14 triệu người đã bị buộc phải di cư, bị đưa đến những trại cải tạo từ năm 1929 đến 1953. 7 đến 8 triệu người bị trục xuất đưa tới những miền xa xôi và khí hậu khắc nghiệt. Định kiến của Stalin về lòng trung thành của những nhóm sắc tộc đặc biệt là lý do để trục xuất và di dân. Ước tính có hơn 3 triệu người bị đưa tới Siberia và miền Trung Á. Một phần ba những người tái định cư bị chết trong vòng 15 năm do mắc bệnh và đói ăn. Hậu quả còn kéo dài cho đến ngày nay. Ví dụ, cộng đồng người Tarta vốn là nhóm đa số ở Krym từ nhiều đời, bị trục xuất khỏi quê hương năm 1944 và người Nga trở thành đa số ở miền này. Trong cuộc khủng hoảng Krym năm 2014, nước Nga viện dẫn là ý nguyện của đa số người Nga rồi can thiệp quân sự, sát nhập Krym vào Nga! Cộng đồng người Tarta cho rằng, chính họ mới là người có quyền về vận mệnh của Krym chứ không phải người di dân Nga.
Chính ký ức đau thương sâu đậm trong tâm trí nhiều dân tộc thiểu số là động lực cho chủ nghĩa ly khai ở những vùng thuộc Nga như Chechnya ngày nay. Chiến dịch thanh trừng của Stalin còn vươn ra khỏi Liên Xô. Stalin gởi điệp viên để mưu sát những người chạy trốn. Trotsky bị mưu sát tại nơi ở của ông ở Mexico. Nhân danh Quốc tế cộng sản, Stalin chỉ đạo thanh trừng hàng loạt những người theo Trotsky trên thế giới. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh đã từng bị điều tra và thẩm vấn theo những chủ trương trên. Quốc tế cộng sản dưới thời Stalin đã khuyến kích những cuộc bạo động sớm bị đàn áp đẫm máu mà Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam hay cuộc khởi nghĩa của cộng sản Indonesia là những ví dụ. Tới năm 1939 các giáo sứ từ 54.000 năm 1917 giảm xuống còn vài trăm. Nhiều nhà thờ bị đập phá, hàng chục nghìn linh mục, tu sĩ và sơ bị thẩm vấn bắt bắt giam hoặc hành quyết. Trên 100 nghìn người liên quan tới tôn giáo bị giết trong những đợt thanh trừng năm 1937 – 1938.
Chỉ khi lãnh đạo giáo hội công nhận uy quyền thế tục của Stalin thì Chính thống giáo ở Nga mới được hoạt động trở lại và bị lợi dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Với các nhân vật chính trị, trí thức, nghệ sỹ sau khi bị bắt đã được ông Đại Nguyên Soái Stalin dùng thủ đoạn bẩn thỉu là xóa sạch tên tuổi họ khỏi các văn bản, tranh ảnh… như họ chưa hề tồn tại trong xã hội Xô Viết !!! Nguy hiểm nhất là làm thiếu hụt đi các tướng lĩnh tài giỏi, các sỹ quan có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu khi chiến tranh thế giới lần thứ II sắp bùng nổ, Phát xít Đức đang ráo riết chuẩn bị tấn công là Liên Xô.
Ngày 10 tháng 9 năm 1939 Đức tấn công Ba Lan mở đầu cho chiến tranh thế giới lần thứ II. Đức huy động toàn bộ tiềm lực chiến tranh của Đức và các nước Tây Âu bị Đức chiếm để chuẩn bị đánh Liên Xô thì “ thiên tài kiệt xuất của nhân loại” như người ta đã ca ngợi Stalin, lại vẫn mơ màng và hy vọng vào khả năm ngoại giao để trì hoãn chiến tranh với Đức. Những cuộc thanh trừng tàn bạo của Stalin đã làm mất đi những tướng lĩnh tài giỏi của Liên Xô như Tukhasevxki, Bluikhe… rất cần cho chiến tranh giữ nước. Nguyên soái Vaxilexki đã viết: “ Vì muốn trì hoãn thời gian chiến tranh nên Stalin đã đánh giá quá cao khả năng dùng ngoại giao để giải quyết nhiệm vụ ấy… đó là một thiếu sót hết sức nghiêm trọng về mặt chính trị của Stalin. Và do không kịp thời được đặt mình vào trình trạng sẵn sàng chiến đấu nên các lực lượng vũ trang Liên Xô khi xông vào trận chiến với bọn xâm lược đã phải ở trong những điều kiện rất bất lợi hơn nhiều và bắt buộc vừa đánh vừa rút lui vào trung tâm đất nước” ( Sự nghiệp cả cuộc đời, Hồi ký quân sự, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mátxcơva, 1984, trang 28 – 32). Những thước phim, những bức tranh sau này đã mô tả những trận chiến không cân sức, nhưng cực kỳ anh dũng của các chiến sỹ biên phòng Liên Xô khi bị quân Đức bất ngờ ồ ạt tấn công. Có những đồn biên phòng của Liên Xô đã hy sinh 100% chỉ huy và chiến sỹ. Nhờ những hy sinh to lớn này mà các cuộc hành quân tưởng là chớp nhoáng của quân Đức bị chậm. Trong Hồi ức “ Nhớ lại và suy nghĩ” của nguyên soái Zhukov, tác gải cũng phải “ thú nhận”: “Stalin là một người cương nghị, như phương ngôn nói, không phải là người non gan. Chỉ một lần tôi thấy Stalin hơi bàng hoàng, đó là vào ngày 22 tháng 6 năm 1941: lòng tin tưởng của Stalin vào khả năng tránh được chiến tranh sụp đổ. ( Trang 407 – Nhà xuất bản QĐND. Hà Nội 2001 in lần thứ 3 ). Trong một đoạn khác Zhukov viết: “ Nếu bộ đội các quân khu biên giới được lệnh sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn từ trước thì có thể gây cho địch tổn thất lớn hơn nữa ngay trong những ngày đầu chiến tranh, có thể kìm hãm chúng lâu hơn trên các tuyến phòng ngự phía tây. Nếu làm được như thế thì việc ra quân của các đơn vị từ các quân khu nội địa sẽ có tổ chức hơn ( trang 590).
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức bội ước xé bỏ hiệp ước không tấn công, cho ra quân một lúc 190 sư đoàn được trang bị tốt, 4900 máy bay, 3.712 xe tăng với 5,5 triệu quân. Một đạo quân như thế, lại đánh bất ngờ ! Nhưng chúng đã thất bại. Chỉ có thể giải thích nguyên nhân chiến thắng của quân dân Xô Viết như Zhukov viết khi quân Đức tổng tiến công vào Mát-xcơ-va tháng 11 năm 1941: “ Chính 1 triệu tên lính Phát xít tinh nhuệ đã vấp phải tinh thần vững như thép, lòng dũng cảm và khí phách anh hùng của các chiến sỹ Xô Viết có sự hậu thuẫn của nhân dân, của Thủ đô và Tổ Quốc.” ( trang 522 ). Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh của Liên Xô lúc đó, đã cung cấp đầy đủ vũ khí cho quân đội. “ chỉ tính từ ngày 1 tháng giêng năm 1939 đến ngày 22 tháng sáu năm 1941, Hồng quân đã nhận được của ngành công nghiệp 17.745 máy bay chiến đấu, trong đó có 3.719 chiếc thuộc loại mới” ( Hồi ức Zhukov – trang 308 ). Thời tiết khắc nghiệt mùa đông nước Nga củng góp phần “ đánh” bọn phát xít. Để chống trọi với cái rét khủng khiếp, bọn lính Đức đã phải cướp quần áo của nhân dân để mặc và đi trong “ những đôi giầy cao cổ kỳ qoái tự làm bằng rơm !!!” ( Zhukov) Thật thiếu sót nếu không nói đến tài thao lược của các tướng lĩnh Liên Xô như Va-xi lepxki, Ma-lư-sép, Vatutin, Sapôsnicôp, Timôsencô… và tiêu biểu là phó tổng tư lệnh tối cao Zhukov…. Vậy mà, sau khi kết thúc chiến tranh , mọi công lao giữ nước đã được dồn hết mọi vinh quang cho “ Đại nguyên soái” Stalin !
![]() |
Ngày 01/09/1939 – Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Ba Lan |
Stalin còn ra lệnh xử bắn hàng ngàn sỹ quan Balan bị bắt trong thế chiến thứ 2 khi Liên Xô cùng Đức quốc xã tấn công Balan. Năm 1990 Nga đã công nhận sự thật đó. Chiến thắng của Hồng Quân Liên Xô đánh bật phát xít Đức ra khỏi bờ cõi, truy đuổi chúng đến tận sào huyệt Berlin, không chỉ là chiến thắng của cuộc chiến tranh giữ nước vì đại mà nó là chiến thắng mang tầm vóc thời đại. Đội xung kích hung hãn nhất của chủ nghĩa đế quốc đã bị đập nát, sau chiến thắng ấy ở các nước thuộc địa và nữa thuộc địa phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ và giành được thắng lợi liên tiếp. Cách mạng Tháng tám ở Việt Nam thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ được như thế là nhờ sự thắng lợi vĩ đại của Hồng Quân Liên Xô, đã đánh bại phát xít Nhật” (Hồ Chí Minh – Tuyển tập, NXB Sự thật 1961. Trang 356).
Cái giá mà nhân dân Xô Viết đã phải trả cho sự nghiệp chiến thắng phát xít là quá lớn: 20 triệu người đã hy sinh, hàng trăm thành phố, 70 nghìn ngôi làng, 32 nghìn xí nghiệp bị phá hủy. Trong lịch sử nhân loại, chưa có nước nào chịu tổn thất nặng nề như thế vì chiến tranh. Trong chiến tranh, mọi người dân Xô Viết đã xiết chặt hàng ngũ thành một thành lũy kiên cố, họ chỉ có một ý chí quyết chiến thắng, những sai lầm ban đầu được bỏ qua. Chính Stalin trong một bửa tiệc mừng chiến thắng ở Matxcơva ngày 24-5-1945 đã phải thú nhận: “ Chính phủ chúng tôi đã phạm không ít sai lầm, có những thời điểm, như từ năm 1941 đến 1942, tình huống thật tuyệt vọng. Một nhân dân khác hẳn đã có thể nói với chính phủ mình: các anh không xứng đáng để chúng tôi trông đợi, các anh hãy rút lui đi…” ( Liên Xô – 70 năm trên đường khai phá – Nguyễn Khắc Viện – NXB Tổng hợp Phú Khánh – 1987 – trang 47 ). Đáng tiếc là đánh lẽ phải rút ra những bài học cay đắng để coi trọng hơn nữa vai trò lịch sử của nhân dân thì tệ sùng bái cá nhân Stalin lại được phát triển cao hơn nữa sau chiến tranh. Hãy nhắc lại ở đây những lời tung hô cuồng nhiệt nhất mà cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ của chế độ độc tài toàn trị đã dành cho Stalin: “ Người cha của Tổ Quốc”, “ nhạc trưởng của khoa học”, “ thiên tài kiệt xuất của nhân loại”, “ kiến trúc sư của chủ nghĩa cộng sản”, “ người trông nom hạnh phúc của loài người.”… Lố bịch đến mức nhiều bức tranh và tượng ở nơi công cộng thường minh họa Stalin rất cao, ngang với Nga hoàng Aleksander III, trong khi thực tế ông chỉ cao khoảng 165 – 168cm !!!
Chính nhân dân Liên Xô đã tung hô cái đầu mối làm nên mọi thống khổ của mình!!!
Với niềm hân hoan sau chiến thắng giữ nước, nhân dân Liên Xô bằng lao động hết sức gian khổ đã băng bó những thương tích chiến tranh trong một thời gian ngắn nhất của kế hoạch 5 năm lần thứ 4 ( 1945-1950). Hàng vạn km đường sắt, hàng trăm thành phố, hàng vạn ngôi làng, hàng ngàn xí nghiệp đã được khôi phục. Hệ thống thương nghiệp quốc danh và hợp tác xã trở lại hoạt động bình thường. Cải cách tiền tệ được thực hiện. Đời sống của nhân dân Liên Xô được cải thiện vững chắc. Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 ( 1950-1955) được hoàn thành trong 4 năm 4 tháng. Sản xuất công nghiệp của Liên Xô bằng 220% so với trước chiến tranh và tăn 95% so với năm 1950. Hàng loạt công trình mới ra đời. Trong lĩnh vực quốc phòng Liên Xô đã làm mất độc quyền của Mỹ về vũ khí nguyên tử. Sau này, trong công cuộc cải tổ Goocbachốp đã nhận định về giai đoạn sau chiến tranh và phục hồi kinh tế ấy bằng câu nói rất hình ảnh: “ Mỗi ngôi nhà chứa một nỗi buồn, các thành phố mọc lên trên những đống tro tàn . Bao vây kinh tế. Chiến tranh lạnh. Nhưng chúng ta đã không gục xuống. Chúng ta đã lại đứng thẳng người dậy và đi lên đến tận vũ trụ.” ( Người cộng sản, số 4, 1987, trang 24).
Nhưng cũng như trước đó, những kỳ tích trong phục hồi sau chiến tranh, xây dựng kinh tế lại đẩy tệ sùng bái cá nhân Stalin lên đến đỉnh cao nhất. Nhiều người lao động bình thường đã bị bắt một cách phổ biến, tùy tiện. Vụ 15 bác sỹ ở Leningrat bị vu cáo là mưu sát các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự là một điển hình. Đến lúc này thì Stalin không chỉ là người có tiếng nói cuối cùng trong lĩnh vực chính trị quân sự mà còn là người có tiếng nói cuối cùng, là “ đỉnh cao nhất” trong cả các lĩnh vực khoa học như ngôn ngữ học, chính trị, kinh tế học, sinh học,…tất cả những tiếng nói ngược với ý kiến của Stalin điều bị coi là phản động, tư sản… các nhà khoa học trong lĩnh vực di truyền học, điều khiển học bị khủng bố. Chính Stalin là người đã kéo lùi nền nông nghiệp Liên Xô lạc hậu so với Phương Tây hàng chục năm bằng phủ nhận thuyết di truyền trong sinh học!
Không khí xã hội vô cùng ngột ngạt, bộ máy lãnh đạo tập trung quá mức cùng với tệ sùng bái cá nhân đã kìm hãm xã hội, tạo mâu thuẫn lớn giữa lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
Ngày 5 tháng 3 năm 1953, Stalin mất.
Từ một cánh rừng nhiệt đới Châu Á xa xôi ( Việt bắc ), nhà thơ Việt Nam Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời còn không?
Thương cha, thương mẹ, thường chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười!
(Trích “ Đời đời nhớ ông” – 1953)
Còn tiếp