Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ai muốn nói sao thì nói

Thái Hóa Lộc

 

(VNTB) – Ghét Trump hay quý Trump thì đều phải đối diện sự thật, quy luật của đời bao giờ cũng vậy, điều gì thái quá rồi cũng phải thay đổi, lạc cực thì sinh bi.

 

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ thật sự đã bước qua giai đoạn cuối để phe bênh- phe chống tha hồ tung ra những hỏa mù dù biết phe ta trên đà thất thế! Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris? Đối với nền tự do dân chủ của đất nước này, quyền tự do được nói là quyền đã được hiến pháp bảo vệ nhất là về chính trị. Ai muốn nói sao thì nói, chính trị chỉ có một sự thật và mỗi hiện tượng chính trị đều phải quy kết vào sự thực hiển nhiên hoặc từ đó mà nảy sinh ra.

Sự thực của chính trị là hết thảy những hành động nhằm duy trì mở rộng và tranh đoạt quyền lực. Chính trị hoàn toàn chịu chi phối bởi quy luật khách quan của xã hội, sự cần thiết của lịch sử. Nó không phải là đạo đức hay lý tưởng. Hết thảy danh nghĩa tốt đẹp chỉ là sự cần thiết từng giai đoạn hoặc là những hình thức ngụy trang. Trước những dư luận đánh giá không ngoài mục đích vận động, cổ súy cho ứng cử viên mà mình ủng hộ. Tuy nhiên đối với người dân chất phát hiền lành, thực tế hơn, gần gũi với họ hơn; đó là đời sống cá nhân và gia đình của họ đang sống. Họ cảm thấy bất công khi chính phủ ưu đãi những di dân bất hợp pháp hơn chính họ là dân Hoa Kỳ trong cơn bão Helen vừa qua- Khi người dân ở North Carolina chỉ nhận $750 ngược lại di dân bất hợp pháp được cấp phát $2,500! Ước mơ của một người lao động chăm chỉ và lương thiện sau một thời gian nhất định phải được sở hữu ngôi nhà của mình, mảnh ruộng của mình, cái xe của mình và một khoản tiền tiết kiệm cho lúc tuổi già hay đau yếu bệnh tật. Với sự lương thiện và chăm chỉ lao động, tài sản cá nhân của họ ngày càng lớn theo. Họ không phải lo lắng rằng vào một ngày xấu trời, khi tỉnh dậy bỗng thấy mình trở thành vô gia cư vì thiên tai, tiền mồ hôi nước mắt của mình chui vào túi một nhóm nhỏ tinh hoa hoặc đầu cơ chính trị. 

Ông John Despres, một cố vấn có uy tín lâu năm về các chính sách kinh tế đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã cảnh báo về chính sách kinh tế Hoa Kỳ đang có hai hường đi – Nước Mỹ trên hết và kinh tế toàn cầu:  “Đúng vậy, đối với các thị trường tài chính thì thế giới cong. Chúng ta không thể nhìn qua đường chân trời. Kết quả là tầm nhìn của chúng ta bị thu hẹp lại. Cứ như thể là chúng ta buộc phải đi trên một con đường dài vô tận với đầy những ngã rẽ và những khúc quanh nguy hiểm cùng với những thung lũng dựng đứng, những dãy núi hiểm trở. Chúng ta không thể nhìn thấy gì ở phía trước. Chúng ta luôn luôn bị bất ngờ, và đó là lý do tại sao thế giới đã trở thành một nơi nguy hiểm.” 

Càng đến gần ngày bầu cử nhiều dư luận được nổi lên – Ai muốn nói sao thì nói cũng không còn gì cản đường được ông Donald Trump. Các cuộc thăm dò cho rằng ông Trump và Harris đang cận kề nhau, đôi khi người này nhỉnh hơn một chút hoặc kém hơn một chút chẳng làm ai để ý. Bởi người ta thường biết quá rõ những nhóm được hỏi hạn chế theo tiêu chuẩn nào. “Bỏ phiếu cho Trump là đám đông yên lặng” tức những người chẳng bao giờ trả lời những cuộc thăm dò. Họ đi theo ông Trump trong những cuộc biểu tình, nghe trực tiếp những gì ông nói, kiểm tra cảm xúc và khi đã chọn thì không bao giờ thay đổi. Còn hơn 30 ngày nữa, quá ngắn để có một sự thay đổi bất ngờ có thể đổi hướng quyết định lá phiếu của người dân Hoa Kỳ đã chọn cho mình một ứng cử viên nào theo nhận xét của mình là “ích nước lợi dân”.

Sự can đảm của cựu Tổng thống Donald Trump qua hai cuộc ám sát đã làm nhiều người nghi ngờ là “dàn dựng” như ông đã dám thách thức hiện trạng chính trị. Bằng cách công khai đặt câu hỏi về các quyết định chính sách kinh tế và đối ngoại của Đầm lầy Washington, DC. Ông đã trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với một hệ thống từ lâu đã suy đồi. Như David Plouffe, một trong những cố vấn thân cận nhất của Barack Obama, đã chỉ trích trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016: “Đánh bại Trump là chưa đủ. Ông ta phải bị tiêu diệt hoàn toàn. Loại người như ông ta không được phép trỗi dậy lần nữa.” 

Rất đơn giản: Tổng thống Trump là 1- Người ngoài cuộc trong chính trường; 2- Người bác bỏ quyền tối cao của nhà nước hành chính; và 3- Coi trọng người Mỹ hơn người nước ngoài. 

Ông Trump là một tỷ phú. Ông nổi tiếng. Ông đã từng giữ chức tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng với tất cả thành công, sự giàu có và sự nổi tiếng của mình, ông không phải là thành viên của tầng lớp tinh hoa, một chính trị gia lão thành. Khi Cộng đồng Tình báo thông đồng với chiến dịch của bà Hillary Clinton để gài bẫy ông là gián điệp Nga vẫn chưa đủ rõ ràng thì trong tám năm qua khi FBI, DOJ và các công tố viên Dân chủ đã tấn công vô tận bằng các cuộc điều tra ác ý và các phiên tòa hình sự tham nhũng. Ông Trump đã sống một cuộc đời dài mà không có bất kỳ tiền án nào. Bởi vì ông đã đánh bại Clinton, cựu TT Obama và các cỗ máy chính trị thối nát của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, nên các công tố viên vô đạo đức muốn ông vào sau song sắt cho đến chết.  Người Mỹ đã được dạy từ khi còn nhỏ rằng hệ thống chính phủ của họ là của dân, do dân và vì dân. Là một nước Cộng hòa lập hiến bảo vệ các quyền cá nhân, quyền tự do ngôn luận và nền dân chủ đại diện. Mọi người đều được cho là có tiếng nói và cơ hội để tác động đến cách thức điều hành chính phủ của chúng ta. Thực tế thì ít hấp dẫn hơn nhiều. Một nhà nước hành chính không được bầu và vi hiến thực hiện hầu hết các công việc “quản lý” thực tế như chúng ta đã nhận thấy. Những người vận động hành lang của công ty và các nhóm lợi ích đặc biệt khác viết ra các dự luật lập pháp cuối cùng trở thành luật. Các cơ quan ban hành các quy tắc và quy định với những hậu quả sâu rộng nhưng lại ít có sự kiểm tra và cân bằng. Hầu hết các thành viên của Quốc hội không nắm vững được tầm quan trọng của phiếu bầu của họ hoặc không hiểu cách tiền thuế của người Mỹ thực sự được chi tiêu như thế nào. Bộ máy quan liêu thường trực quá lớn… Người dân Mỹ không bao giờ có thể hy vọng kiểm soát được “một con thú đầm lầy với nhiều xúc tu” như vậy, và con thú ấy sẽ không bao giờ thèm tham khảo ý kiến công chúng trước khi hành động. Đối với nhà nước hành chính quan liêu, người dân sẽ bị bóc lột, lừa dối, bị chế giễu và phớt lờ. 

Tổng thống Trump gần đây đã nói với những công nhân ở Michigan rằng ông muốn “tái chiếm lại sức mạnh sản xuất của nước Mỹ” trong khi ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp lấy mất việc làm của người Mỹ. “Tôi muốn các công ty xe hơi của Đức trở thành công ty xe hơi Mỹ”,  ông Trump lập luận. “Tôi muốn các công ty điện tử châu Á trở thành công ty điện tử Michigan… Tôi muốn mọi nhà sản xuất đã rời bỏ chúng ta phải hối tiếc”. 

Ai muốn nói sao thì nói: -Ghét Trump hay quý Trump thì đều phải đối diện sự thật, quy luật của đời bao giờ cũng vậy, điều gì thái quá rồi cũng phải thay đổi, lạc cực thì sinh bi. Thời gian sẽ trả lời cho chúng ta, nhưng chúng ta tin rằng khuynh hướng và hoài bão– của ông Donald Trump: “Làm cho Nước Mỹ mạnh trở lại” hay “Kinh tế Toàn Cầu” của bà Kamala Harris, ứng cử viên nào sẽ không phụ lòng dân Mỹ, trong đó có người Việt tỵ nạn đã nhận nước Mỹ là quê hương thứ hai!

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Cuộc bầu cử định mệnh

Do Van Tien

VNTB – Ông Trump nói có thể làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Chuyến đi “Trong Thùng Thuốc Súng” của TT Joe Biden

Baraju T. Ogelefecejo

1 comment

Minh 12.10.2024 8:13 at 08:13

Chắc ăn nhằm ớt hiểm nên bị cay,nước bọt văng tùm lum.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo