VNTB – ‘Án lệ’ nguy hiểm: kết án bằng… ‘nội tâm’

VNTB – ‘Án lệ’ nguy hiểm: kết án bằng… ‘nội tâm’

Trường Sơn

(VNTB) – ‘Nội tâm’ mang tính bắt buộc mà thẩm phán đương chức nào cũng phải tuân thủ như một cưỡng bức: Đảng đã ‘buộc’ thì luôn… đúng!

 

Nếu bạn đang là hội thẩm nhân dân, với những gì được theo dõi qua báo chí như vậy, cùng với niềm tin nội tâm của bạn, thì Hưng có nhận tiền hay không?

Về nội tâm tôi cũng nhận định  Hưng có nhận tiền. Nhưng không thể chỉ dựa vào lời khai và suy đoán để kết tội Hưng. Vì như vậy, sẽ tạo ra một án lệ cho việc tùy tiện kết tội bất cứ ai sau này. Nếu suy đoán thì tại sao không bỏ tù hết các quan chức hiện nay khi không giải trình được nguồn gốc tài sản của họ?

Niềm tin nội tâm của thẩm phán ở Việt Nam có phải là “tối thượng vào ‘chỉ đạo án’ của Đảng – Đoàn liên ngành” trước một đại án nào đó mà Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực trung ương đang ‘theo dõi’?

Luật sư Phan Trung Hoài, Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam, kể có một lần ông được dự khán một phiên tòa dân sự xét xử một vụ tranh chấp giữa nguyên đơn là một công dân Nhật Bản kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi bị coi là không đúng đắn của chính quyền Tokyo.

Hôm ấy, luật sư Phan Trung Hoài có đặt câu hỏi, rằng, “về nhận thức của ông như thế nào về vai trò và thủ tục tham gia tố tụng về dân sự của luật sư, cũng như niềm tin nội tâm của ông khi hướng dẫn các bên đương sự và luật sư cung cấp, đánh giá chứng cứ trước khi xét xử có bị chi phối bởi định kiến áp đặt không?”.

Thẩm phán chủ tọa Suzuki Naohisa nói, chưa bao giờ ông chất vấn hay yêu cầu bất cứ một luật sư nào về thủ tục khi họ tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho đương sự, bởi chỉ cần người đó mang trên ve áo chiếc huy hiệu hình hoa hướng dương biểu tượng của luật sư tại Nhật Bản là đủ chứng thực tư cách hành nghề của họ trước Tòa.

Đương nhiên, trước khi trao đổi, tạo điều kiện cho các luật sư hai bên đương sự cách thức cung cấp, xác lập và công nhận chứng cứ của nhau, xem xét các vấn đề còn tranh chấp, ông đã nghiên cứu hồ sơ vụ kiện.

Khi hướng dẫn như thế, ông bảo mình đã có được nhận thức chủ quan về bản chất vụ tranh chấp, nhưng đặt ra các câu hỏi công khai để luật sư hai bên đương sự tìm chứng cứ, lý lẽ phản bác hay tranh luận với ông trước khi phiên Tòa lần thứ hai được mở.

Chính niềm tin nội tâm ấy đã tạo cho ông sự tự tin, không bị chi phối bởi bất cứ sự tác động nào làm ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án.

“Trong tâm trạng suy nghĩ về thái độ thân thiện của thẩm phán Suzuki Naohisa khi điều hành phiên Tòa và ứng xử với luật sư, tôi bước ra ngoài, bất ngờ nhìn thấy một người đàn ông ngồi bệt bên cạnh chiếc xe nhỏ có dán các băng-rôn, trên tay cầm chiếc loa nhỏ đang nói vọng vào trụ sở tòa án.

Một đồng nghiệp Nhật Bản nói với tôi, người đàn ông này mỗi buổi sáng đều đến ngồi tại đây cho đến tận chiều để phản đối một bản án bị coi là oan ức đối với ông, cũng chẳng thấy cảnh sát hay bảo vệ của tòa án đến đuổi ông đi.

Niềm tin nội tâm không phải tự nhiên hình thành, mà nó luôn được thôi thúc bên trong trái tim của những người hành nghề luật, thông qua trải nghiệm thực tiễn. Nhưng có lẽ ở đâu cũng vậy thôi, đó cũng không phải là cứu cánh duy nhất, bởi vẫn còn đó những mảnh đời ngang trái, khi công lý không phải lúc nào cũng có thể chia đều cho tất cả mọi người…” – luật sư Phan Trung Hoài, kết luận.

Trở lại với pháp đình Việt Nam

‘Nội tâm’ mang tính bắt buộc mà thẩm phán đương chức nào cũng phải tuân thủ như một cưỡng bức: Đảng đã ‘buộc’ thì luôn… đúng! Tức một đại án nào đó mà Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực trung ương đang ‘theo dõi’, thì không thể là… vô tội (!?)


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)