Việt Nam Thời Báo

VNTB – Báo cáo thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị lần 4 của Việt Nam viết gì?

Cát Tường

(VNTB) –  Bộ Tư pháp Việt Nam đã hoàn thành Báo cáo thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị lần 4.

 

Báo cáo thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị lần 4 này do Vụ Pháp luật quốc tế thực hiện.

Phần kết của báo cáo cho biết trong Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Việt Nam khóa XV, Quốc hội còn dự kiến ban hành nhiều luật khác liên quan tới quyền con người như: Luật Việc làm (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Dân số (sửa đổi),…

Tài liệu của Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) cho biết, ngày 2-3-2019, Ủy ban Nhân quyền Liện Hiệp Quốc đã ban hành Bản khuyến nghị về Báo cáo thực thi Công ước ICCPR (Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966) lần thứ 3 tại Việt Nam.

Bản khuyến nghị có tổng cộng 59 đoạn, trong đó tại đoạn 59 của Bản khuyến nghị, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có yêu cầu Việt Nam nộp báo cáo định kỳ tiếp theo và có báo cáo cụ thể, cập nhật thông tin về việc triển khai các khuyến nghị được đưa ra tại Bản khuyến nghị và về Công ước nói chung, phù hợp với Nghị quyết 62/268 của Đại hội đồng, dung lượng của báo cáo không vượt quá 21.200 từ.

Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 4 được chia thành 2 phần.

Phần I Thông tin chung và Phần II về Báo cáo về các quy định cụ thể với tổng số 135 đoạn, trong đó tình hình thực hiện đối với từng điều và khuyến nghị được phân chia cụ thể, rõ ràng tại Phần II của Báo cáo.

Cùng với Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 4, Việt Nam đã nộp 05 Phụ lục kèm theo; bao gồm Phụ lục 1”Các Kế hoạch thực hiện Công ước ICCPR”; Phụ lục 2 “Danh mục Luật, Nghị quyết của Quốc hội có liên quan năm 2019 – 2022”; Phụ lục 3 “Danh mục các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các quyền dân sự, chính trị năm 2019 – 2022”; Phụ lục 4 “Các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2021 – 2025”; và Phụ lục 5 “Thông tin về một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực thông tin, truyền thông”.

Có 36 Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch riêng thực hiện các khuyến nghị trong các lĩnh vực phụ trách.

Các khuyến nghị cũng được tiến hành hiệu quả thông qua việc lồng ghép với các chiến lược, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia trong nhiều lĩnh vực liên quan như Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Một số khuyến nghị liên quan đến rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đã được Việt Nam triển khai thực hiện: Trong giai đoạn từ tháng 01-2019 đến tháng 12-2022, Việt Nam đã thông qua 56 luật, nghị quyết của Quốc hội có liên quan đến quyền con người, quyền công dân, góp phần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 cũng như các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên như: Bộ luật lao động năm 2019, Luật Thanh niên năm 2020, Luật Giáo dục năm 2019, Luật Cư trú năm 2020, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2021, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Luật Thanh tra năm 2022, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022,…

Trong Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Quốc hội còn dự kiến ban hành nhiều luật khác liên quan tới quyền con người như: Luật Việc làm (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Dân số (sửa đổi),…


Tin bài liên quan:

VNTB – Tự do tôn giáo trên mạng xã hội: nhiều “tà đạo” nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Do Van Tien

VNTB – “Lê Lai” Trịnh Thanh Hùng

Do Van Tien

VNTB – Việt Nam nên sửa Luật Báo chí để phù hợp thực tế

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.