Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bảo vệ bác sỹ, bảo vệ bệnh viện

Hoàng Tư Giang 

Kể từ đợt dịch thứ ba đến nay, khi dịch đã bắt đầu nặng hơn, tôi được xem nhiều clips trong các khu cách ly tập trung. Ngắn gọn: F1 đông đúc vô kể, chả thấy giãn cách gì cả.

Tôi từng phản ánh một case bị đi cách ly tới 3,5 tháng suốt từ sau Tết mới được ra vì cứ sắp đến hẹn thì trong phòng lại xuất hiện F0.

Tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly đã được đặt ra từ lâu, nhất là khi tới 79% công nhân ở một nhà máy Bắc Giang được công bố trở thành F0. Tuy nhiên, mọi thứ cứ mù mờ, chẳ có số liệu, chỉ thấy vài phát ngôn về thực trạng này.

Nay thì khác.

Hôm qua, CT Nguyễn Thành Phong nói: “Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận với nhau rằng không loại trừ đã xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo tại các khu cách ly và khu phong tỏa”. Theo thống kê của TPHCM, có khoảng 38% số ca trong khu cách ly, khu phong tỏa là lây nhiễm chéo.

Theo báo cáo, từ ngày 9 – 15.7, TP.HCM ghi nhận 7.942 ca trong khu cách ly, phong tỏa; từ đầu dịch, TPHCM có gần 21.000 F0.

Vậy 38% số F0 lẽ ra có thể tránh được!

Tôi tìm mãi nhưng không thể tìm ra số F1 đang cách ly tập trung ở TP. HCM tính đến thời điểm hiện nay.

Song, chắc chắn là rất nhiều nếu căn cứ vào số liệu mà bác Nguyễn Thiện Nhân từng công bố. Theo đó:

Theo kinh nghiệm của TP HCM năm 2020, 1 người dương tính tại chỗ sẽ phải cách ly khoảng 280 người F1, F2. Nếu TP HCM giữ được không quá 90 người nhiễm phải điều trị thì phải chuẩn bị sẵn sàng 18.000 chỗ cách ly.

Nay có 21.000 F0 thì cần cách ly bao nhiêu người, nếu không phải là gần 5,9 triệu người?

Tất nhiên, số trên đây chỉ là số giả định, nhưng nó giúp phác họa ra một phần bức tranh quá tải như thế nào ở TP HCM.

Vì thế, cho F0, F1 tự cách ly ở nhà là một chủ trương đúng theo nghĩa chữa bệnh và theo nghĩa nhân văn. Không phải cứ có F0 vào bệnh viện, hay vào nhà máy là phong tỏa bệnh viện và nhà máy đó.

Chủ trương đó sẽ giúp bảo vệ bệnh viện, bảo vệ các bác sỹ & nhân viên y tế và bảo vệ ngay chính những F0 F1.

Và quan trọng hơn cả, nó giúp tránh được sự chia rẽ, kỳ thị và động loạn xã hội.


Tin bài liên quan:

VNTB – Lại bàn về báo chí độc lập

Phan Thanh Hung

VNTB – Trách nhiệm của quyền bộ trưởng y tế Đào Hồng Lan đến đâu?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Những con số báo động của ngành y tế tại Sài Gòn

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo