Việt Nam Thời Báo

VNTB- Bắt cô giáo chăm khách như chăm bé: ‘Nhiệm vụ chính trị’ của đảng viên Nguyễn Văn Hổ?

Trúc Giang

(VNTB) – Tại Điều 19 của Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, chỉ có hiệu trưởng trường mới có quyền “điều động” các giáo viên của trường, và việc “điều động” này được căn cứ vào chuyên môn của giáo viên. Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh Nguyễn Văn Hổ xứng đáng bị cách chức vì hành vi xúc phạm nhân phẩm các cô giáo mầm non.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh
Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – kẻ đã xúc phạm nhân phạm các cô giáo mầm non.

Kẻ làm càn và thách thức pháp luật
“Nếu hiểu đúng bản chất, việc điều động này không vấn đề gì cả, mọi việc đều trong sáng. Sắp tới, nếu có sự kiện lớn tại địa phương, chúng tôi sẽ tiếp tục điều động”. Ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã trả lời đầy thách thức với báo chí như vậy. [https://goo.gl/zxNqhL], sau khi ngụy biện rằng đó là “nhiệm vụ chính trị”.
Ông Hổ nói rằng việc chính quyền điều động giáo viên tiếp khách là do nhiệm vụ chính trị. Ông còn nhấn mạnh là, “việc tuyển các cô giáo có ngoại hình đẹp, cùng với nghiệp vụ sư phạm sẽ khiến việc tiếp khách hiệu quả hơn”. Ông khẳng định, “việc huy động giáo viên đi tiếp khách đã có từ nhiều năm qua” [https://goo.gl/AFDg96]. Nói thêm, theo từ điển Tiếng Việt, “huy động” là động từ, có nghĩa “điều nhân lực, của cải cho một công việc lớn”.
Ở đây, việc sử dụng cụm từ “điều động” giáo viên đi tiếp khách trong các phát biểu của chính quyền thị xã Hồng Lĩnh là vi phạm pháp luật. Nói thêm, các giáo viên có tên trong danh sách “điều động”, được giao thêm nhiệm vụ là “giới thiệu nơi ăn nghỉ; ca hát” cho các đoàn khách đến từ: huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP. Hà Tĩnh, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Lộc Hà, Vũ Quang, Thạch Hà, Đức Thọ, Sở Giáo dục.

Không có nghề “tiếp khách” trong ngạch công chức!
Nếu các giáo viên thuộc ngạch công chức, được “điều động” đi tiếp khách, thì việc điều động này chịu sự điều chỉnh của Điều 50 Luật cán bộ công chức quy định việc điều động công chức. Theo đó, (1). Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức; và (2). Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Giáo viên không được trường sư phạm đào tạo nghiệp vụ “tiếp khách”, do đó việc điều động như lời ông chủ tịch thị xã Hồng Lĩnh là vi phạm pháp luật. Ở đây còn có trách nhiệm của ông Lê Bá Thiềm, Trưởng Phòng Giáo dục thị xã Hồng Lĩnh khi cho rằng: “Việc các giáo viên tham gia các sự kiện văn hóa, chính trị trên địa bàn cũng là nhiệm vụ cần phải thực hiện. Nếu dưới góc độ nhiệm vụ, thì tiếp khách cũng là một công việc”. [https://goo.gl/B9p3YZ]
Lưu ý, trong ngạch công chức, chưa có bảng lương cho công việc “tiếp khách”.

Giáo viên bị điều động khi nào?
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT do thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ban hành ngày 28-3-2011 là một văn bản pháp lý có nội dung điều chỉnh về chuyện “điều động giáo viên”.
Tại Điều 19 của Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, chỉ có hiệu trưởng trường mới có quyền “điều động” các giáo viên của trường, và việc “điều động” này được căn cứ vào chuyên môn của giáo viên.
Trong vụ việc chính quyền thị xã Hồng Lĩnh “điều động giáo viên tiếp khách”, căn cứ vào Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, có trách nhiệm của Hiệu trưởng, khi không lên tiếng bảo vệ nhân phẩm của các giáo viên bị điều động tiếp khách. Phần nội dung này nằm ở Điều 32. Quyền của giáo viên: (…) “g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể”.

Bắt cô giáo “chăm khách” như chăm bé
“Sau buổi lễ, chúng tôi lại bị điều động đi ăn uống với quan khách tại các nhà hàng. Việc xuất hiện ở các bữa tiệc, ăn uống, chúc rượu khiến tâm lý chúng tôi rất ái ngại; ngay cả mặc gì cho phù hợp cũng đã thấy rất khó chứ chưa kể đến việc trong lúc chén bia, chén rượu… tránh sao khỏi những hành động khiếm nhã”, một cô giáo trong cuộc tâm sự.
Theo các giáo viên này, do có văn bản gửi về phòng và trường, nên các cô không thể từ chối khi bị ai điều động đi “tiếp khách”. Cùng với tâm lý e ngại, công việc chuyên môn vốn đã rất bận rộn với họ nên đối với các giáo viên mầm non, việc nghỉ đứng lớp để tham dự các buổi lễ, tham gia tiếp khách đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc các trẻ nhỏ.
“Mỗi lớp 2 cô, trung bình có khoảng 30 trẻ, công việc rất vất vả mà lại thường xuyên bị điều động, đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc cho các cháu. Gần đây, cứ bình thường thì chăm các bé, nhưng khi có lễ tiệc lại phải đi tiếp khách”, một giáo viên mầm non chia sẻ.

Ông Nguyễn Viết Chức, cựu phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “Người nào làm nghề nào thì hãy để cho người ta làm tốt, cho có tính chuyên nghiệp. Nghề làm giáo viên thì hãy để cho người ta dạy học. Người làm văn phòng hay lễ tân thì để cho người ta tiếp khách.  Các cụ có nói “dụng nhân như dụng mộc”. Vậy thì dùng người phải dùng đúng việc mới có hiệu quả, không gây ra những sự phản cảm. Tất cả mọi sự lạm dụng quyền lực, hoặc bất kỳ một sự lợi dụng nào đều không tốt”.
Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh Nguyễn Văn Hổ xứng đáng bị cách chức vì hành vi xúc phạm nhân phẩm các cô giáo mầm non.

Tin bài liên quan:

VNTB- Lợi ích dân tộc – quốc gia – nhà nước: Lợi ích nào đang bị xâm phạm?

Phan Thanh Hung

VNTB- Quốc tang là gì? Vì sao Việt Nam để tang Fidel Castro?

Phan Thanh Hung

VNTB- Đằng sau ‘phê phán trước toàn dân’ là gì?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo