Phương Thảo (VNTB/ Globaltimes) Trên tờ Bưu Điện Toàn Cầu gần đây có một bài viết với tựa đề “Hoa Kỳ đã không bán vũ khí cho một quốc gia cộng sản trong nhiều năm. Điều đó có thể sớm thay đổi.” Khi bàn về việc sau khi Washington bãi bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt-nam, bài báo chỉ ra rằng một số quan chức Mỹ đang đẩy mạnh để dỡ bỏ hoàn toàn việc cấm vận này.
Đây không phải là điều ngạc nhiên, nhưng là một điều gây tranh cãi. Cuộc tranh luận về việc tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thươngcho Việt nam đã diễn ra trong một thời gian khá dài ở Hoa Kỳ, từ khi có sự lựa chọn khó khăn về việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Một mặt, Việt Nam là một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Việt nam là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ lúc đầu, Washington cuối cùng gác việc phân chia ý thức hệ sang một bên, và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Hà Nội theo các điều kiện nhất định.
Mấy chục năm sau đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khôi phục quyền lực quốc gia, và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là khi đề cập đến các vấn đề Biển Đông, thì Việt nam là một quân bài hữu ich của Hoa Kỳ.
Việc cân bằng chiến lược của Washington ở vùng châu Á-Thái Bình Dương cần có Việt Nam. Do đó, Hoa Kỳ có thể lại một lần nữa lại đặt đặc tính quốc gia xã hội chủ nghĩa của Hà nội xuống, và chấp nhận thái độ thực tế hơn về mối quan hệ quyền lực của chính Hoa Kỳ cùng với các chiến lược khu vực.
Với tư tưởng đó, khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đến Việt nam vào tháng Sáu năm ngoái, ông ta đã hứa cung cấp 18 triệu đô la cho Việt Nam để mua tàu tuần tra và trang bị cho lực lượng tuần tra duyên hải. Hai nước cũng đã ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung để thúc đẩy hợp tác quân sự trong tương lai.
Năm tháng sau đó, Washington tuyên bố đã phân bổ gần 20 triệu đô la để tăng “khả năng tình báo, giám sát và trinh sát của Việt Nam trên biển,” theo tờ Bưu Điện Toàn Cầu.
Tuy nhiên, đây không phải là một câu chuyện cổ tích đã trở thành sự thật đối với Hà Nội.
Mặc dù đất nước đã được thống nhất vào năm 1976, sự chia rẽ Bắc-Nam vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Việt Nam trước đây đã từng có một mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, và nhiều người Việt-Mỹ hiện nay vẫn muốn nhìn thấy Washington đem lại lại một diễn biến hoà bình cho Hà Nội càng sớm càng tốt.
Việt Nam, một mặt, là sẵn sàng cải thiện quan hệ với Nhà Trắng để nâng cao vị thế toàn cầu và hình ảnh sáng hơn trong khu vực. Tuy nhiên mặt khác, họ lại lo ngại về khả năng diễn biến hoà bình do Mỹ hậu thuẫn. Càng nhận được nhiều từ Washington, Việt nam càng phải đối mặt nhiều hơn với các áp lực trong tương lai. Việt Nam ý thức sâu về điều đó.
Về vấn đề khu vực, Hà Nội rõ ràng không thể để đối trọng với một quốc gia bằng cách hoàn toàn phụ thuộc vào một quốc gia khác. Đây là bài học mà Việt Nam đã học được từ lịch sử.
Gia nhập ASEAN là một tín hiệu của tâm lý. Hơn thế nữa, là một thành viên của tổ chức ASEAN, Việt Nam phải xem xét nếu các thành viên ASEAN khác liệu có cảm thấy bị đe dọa khi họ tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.
Về điểm này, mặc dù thực tế Washington rõ ràng cố gắng sử dụng Việt Nam trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Hà Nội sẽ không đáp ứng được nhu cầu của Hoa Kỳ để đánh đổi việc phá vỡ lợi ích quốc gia.
Tương lai quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ do đó dựa vào sự phát triển của các vấn đề Biển Đông. Chỉ có cuộc đụng độ lớn giữa Bắc Kinh và Hà Nội có thể kích thích Hà Nội tìm kiếm mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Nếu không, miễn các vấn đề Biển Đông có thể diễn ra trơn tru dưới sự thiết kế của cả Trung Quốc và ASEAN thì sẽ không có cú hích nào cho Hà Nội để thúc đẩy mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, ngay cả khi một số người ở Mỹ đang thúc đẩy để dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt nam.
