VNTB – ‘Biểu hiện tích cực’ về cam kết hòa bình ở Biển Đông

VNTB –  ‘Biểu hiện tích cực’ về cam kết hòa bình ở Biển Đông

 

(VNTB) –  Chuyến thăm thứ ba của một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tới Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông gia tăng

 

Tàu sân bay Mỹ đã ghé cảng Việt Nam hôm Chủ nhật trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, điều mà các nhà phân tích cho là một “biểu hiện tích cực” về cam kết của Hoa Kỳ trong việc gìn giữ hòa bình ở vùng biển tranh chấp.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz đã cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm 6 ngày, với các hoạt động văn hóa như hòa nhạc của ban nhạc Hải quân Hoa Kỳ và giao lưu ẩm thực trong hành trình.

Các nhà phân tích nói với tờ This Week in Asia rằng yếu tố địa chính trị ảnh hưởng rất nhiều đến động lực của cả hai quốc gia.

“Hai nước đã có quan điểm chung là cùng gìn giữ hòa bình ở Biển Đông nên chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ là thể hiện cam kết tích cực của Hoa Kỳ trong việc gìn giữ hòa bình ở Biển Đông”, Thượng tướng Lê Đăng Doanh, cố vấn kinh tế cho năm thủ tướng, nói.

Chuyến cập cảng hôm Chủ nhật đánh dấu chuyến thăm thứ ba của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tới Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chuyến đầu tiên đến vào tháng 3 năm 2018 và chuyến thứ hai vào tháng 3 năm 2020. Chuyến đi dự kiến vào năm ngoái đã đột ngột bị hủy bỏ mà không có lời giải thích chính thức.

Trong một tuyên bố hôm Chủ nhật, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Chuẩn đô đốc Patrick Hannifin cho biết “những chuyến thăm như thế này củng cố quan hệ đối tác và cam kết của chúng ta trong việc đối mặt với những thách thức chung trong lĩnh vực hàng hải”. Hàng không mẫu hạm đến Việt Nam cùng với hai tàu hộ tống, các tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Antietam và USS Robert Smalls.

Thiếu tướng về hưu Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, nói rằng quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển đến mức mà những lần cập cảng như vậy là điều bình thường mới.

“Do hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nên việc tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam là điều hoàn toàn bình thường”, ông nói.

Ông Doanh cho biết thêm, chuyến thăm sẽ phục vụ “chính sách ngoại giao cây tre” của Việt Nam trong việc cân bằng lợi ích của các cường quốc cạnh tranh.

“Việc mời tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam cũng là minh chứng cho thấy Việt Nam đang thực hiện chính sách ngoại giao cây tre, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước”, ông nói và chỉ ra rằng Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang vừa kết thúc chuyến thăm New Delhi với việc người đồng cấp Ấn Độ đề nghị tặng Việt Nam một tàu chiến mới.

Sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm trùng với thời điểm xích mích gần đây ở Biển Đông, Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh khảo sát các mỏ dầu khí do Việt Nam kiểm soát nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở đó.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25 tháng 5 kêu gọi Trung Quốc rút tàu khảo sát và các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong khi con tàu này rời đi vào đầu tháng sáu, những cũng có tin tàu khảo sát đã quay trở lại vùng biển tranh chấp.

Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales và là chuyên gia về quốc phòng Việt Nam, cho biết trong khi chuyến thăm của USS Ronald Reagan có thể đã được lên kế hoạch từ trước và đúng thời điểm trong bối cảnh các sự kiện hiện tại trên biển đang diễn ra.

“Việc Trung Quốc tăng cường hành động trong vùng biển Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 6 chắc chắn đã củng cố sự đồng nhất về quan điểm ở Hà Nội và Washington rằng chuyến thăm của tàu USS Ronald Reagan là đúng lúc để gửi tín hiệu tới Bắc Kinh,” ông Thayer nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng sự hiện diện ngày càng tăng của họ gần các mỏ dầu khí sẽ gây áp lực buộc Việt Nam ngừng khoan và thăm dò.

Ông Thayer nói: “Trung Quốc đang khẳng định yêu sách chủ quyền bằng cách đi thuyền gần các lô thăm dò dầu mỏ, nơi các công ty dầu mỏ Zarubezhneft và Gazprom của Nga đang hoạt động.”

Thayer chỉ ra rằng những chiến thuật như vậy đã có hiệu quả trong quá khứ.

Việt Nam đã hai lần buộc công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol hủy bỏ các dự án khoan ngoài khơi vào năm 2017 và 2018 dưới áp lực của Trung Quốc. Năm 2019, một cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng đã diễn ra giữa lực lượng hải cảnh Trung Quốc và các thợ khoan làm việc cho liên doanh Nga-Việt. Rosneft, công ty dầu mỏ nhà nước của Nga tại nơi này, cuối cùng đã rút đi.

Ông Thayer  cho biết: “Các hành động của Bắc Kinh là nằm chiến lược dài hạn nhằm buộc các công ty dầu mỏ nước ngoài hoạt động trong vùng biển của Malaysia, Philippines và Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Việt Nam “luôn cảnh giác” đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, gồm cả khả năng xảy ra chiến tranh công khai, ông Doanh cho biết thêm rằng Hà Nội cũng đã cân nhắc “các lựa chọn để đối phó với các hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, kể cả trường hợp xấu nhất”.

Tuy nhiên, sự đồng thuận ở Hà Nội là một cuộc chiến hải quân ở Biển Đông rất khó xảy ra trong những năm tới, ông Cương cho biết,  đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc hiện không có khả năng xảy ra chiến tranh với Việt.

“Theo dự đoán của khoa học, trong vòng 4-5 năm tới, rất khó xảy ra xung đột quân sự trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong nước cũng như đối ngoại”, ông Cương nói. Ông nói thêm, sự quấy rối của Trung Quốc trên biển vẫn là mối đe dọa hàng hải chính của Việt Nam.

Ông nói: “Việc Trung Quốc sử dụng tàu hải cảnh, tàu thăm dò dầu khí, tàu dân quân biển xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vẫn diễn ra thường xuyên.

_____________

Nguồn: South China Morning Post


 




CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)