VNTB – Bộ Chính trị sẽ chịu trách nhiệm về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi?

VNTB – Bộ Chính trị sẽ chịu trách nhiệm về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi?

Thới Bình

 

(VNTB) – Chiếu theo Điều 4.2 của Hiến pháp, thì Bộ Chính trị chịu tất cả hậu quả xảy ra khi đồng ý phương án tiêm vắc-xin phòng Covid cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

 

(Lẽ ra ở đây việc chích hay không đối với trẻ là thuộc quyền dân sự của phụ huynh, chứ không phải các ông, bà ở Bộ Chính trị).

Ngày 8-12-2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 327/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19. Văn bản này có đoạn:

“Xây dựng kế hoạch để sớm báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án tiêm (mũi 1 và 2) cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, trong đó thể hiện rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, giải pháp trên cơ sở khoa học, diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước (trước ngày 10 tháng 12 năm 2021); đồng thời chỉ đạo quyết liệt để rà soát kỹ lưỡng đề xuất cấp có thẩm quyền kế hoạch mua vắc xin năm 2022 và đặc biệt là vắc xin cho trẻ em cần phải ký được hợp đồng trong tháng 12 năm 2021”.

Câu hỏi đặt ra là với “18 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII”, thì ý kiến sẽ là tập thể, vậy từng thành viên trong tập thể đó chịu trách nhiệm cụ thể gì khi họ ‘gật’, hoặc ‘lắc’ về nội dung nào đó trong “phương án tiêm mũi 1 và 2 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi”?

Cùng thử điểm qua danh sách 18 vị này sẽ thấy tất cả đều là dân ngoại đạo y khoa: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Nên, Tô Lâm, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Phan Văn Giang, Nguyễn Hòa Bình, Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Xuân Thắng, Lương Cường, Trần Tuấn Anh, Đinh Tiến Dũng.

Có ý kiến thắc mắc, dường như Bộ Y tế không mấy yên tâm với chuyện tiêm chủng phòng Covid cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Do đó theo thông lệ bất thành văn, khi có được sự đồng ý của Bộ Chính trị, thì họ có thể tránh được hậu quả pháp lý về mặt đảng nếu sau này có hậu quả nghiêm trọng xảy ra vì tiêm chủng cho trẻ em, như một số ca tử vong mũi 2 vừa qua chẳng hạn.

Bộ Y tế gồm những người có chuyên môn y khoa với học hàm, học vị mà còn thiếu tự tin, không có gan dám làm dám chịu, thì thử hỏi các thành viên của Bộ Chính trị như kể tên cụ thể 18 vị ở trên, họ làm gì đủ kiến thức về y học để mà ra quyết định đúng đắn?.

Phía ủng hộ ‘xin ý kiến Bộ Chính trị’, lập luận kiểu so sánh vầy: Ở nhiều nước, bộ trưởng y tế không phải là bác sĩ, đa số bộ trưởng quốc phòng không phải trong quân đội, bộ trưởng ngoại giao có khi lại là nhà tài phiệt… Cứ nhìn sang Hoa Kỳ, Nhật và các nước phương Tây, càng thấy rõ điều này. Nhưng họ vẫn điều hành chuyên môn của ngành mình phụ trách rất tốt.

Ngay cả ông Trump có phải nhà chính trị đâu, ông là doanh nghiệp nhưng vẫn làm Tổng thống Hoa Kỳ đó thôi, mình ông ấy quyết hết từ chính trị, ngoại giao y tế, kinh tế…, và hiện nay bộ trưởng y tế của nước này cũng không phải bác sĩ.

Tuy nhiên dù là phía bên ‘thắc mắc’ hay ‘ủng hộ’ thì đều phải đồng ý về một điểm chung, là ở Việt Nam không có trách nhiệm của một cá nhân nào trong Bộ Chính trị lúc rủi ro pháp lý, mà đó là trách nhiệm tập thể. Còn lúc nhận thành tích khen thưởng, thì lại cụ thể từng “cá nhân sáng suốt”…

Giả dụ, người đứng đầu Bộ Chính trị ‘gật đầu’ việc chích ngừa đại trà phòng Covid cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Rồi lúc tiến hành chích, rủi ro tai biến xảy ra, liệu có truy cứu về cái ‘gật đầu’ đó, hay là đổ thừa đây là vắc-xin của tình huống “phê duyệt khẩn cấp”, ngay cả nhà sản xuất vắc-xin còn được “miễn trừ”, nói chi đến trách nhiệm của Tổng bí thư…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar

    Chuyen cu nhu dua! Tu truoc den nay, rat nhieu chuyen xay ra ma co thay thang con cu the nao phai chiu trach nhiem cu the dau, ty nhu: Vu fomosa, Boxit tay nguyen, duong sat CL-HD…
    Ai toi so rang chiu thoi?