VNTB – Bộ trưởng sống bằng… tiền tài trợ

Ngọc Thảo (VNTB) Trong báo cáo thực hiện nghị quyết về chất vấn của Quốc hội của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình gửi đến Quốc hội cho biết, lương, phụ cấp công vụ của Bộ trưởng cũng chỉ khoảng 14,4 triệu đồng/tháng. Bộ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá, với mức lương này người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trong đó có các bộ trưởng cũng khó sống.

Bộ trưởng không sống bằng lương. Ảnh: VOA

Đánh giá này gây ra nhiều ý kiến, trong đó phần lớn đều cho rằng, mức lương của Bộ trưởng không những khó sống, mà ngược lại còn rất thoải mái, bởi bên cạnh lương, thì chức vị mà bộ trưởng mang lại đã tài trợ thêm, khiến cuộc sống trở nên sung túc – Sự tài trợ đó được biết thông qua cái tên dân gian – lậu.

TS. Cao Sĩ Kiêm, ĐBQH tỉnh Thái Bình nói thẳng: “Thu nhập ‘thực’ của họ, tôi biết, gấp xa nghìn lần mức lương mà họ đang hưởng nên số liệu đó không phản ánh chính xác thực tế.”

Sống đàng hoàng nên thành ra, trò chơi quý tộc mang tên golf mới có dịp sống và nở rộ, phục vụ nhu cầu cho các vị quan chức ở nhiều cấp khác nhau.

Bộ trưởng sống bằng tiện viện trợ

Câu chuyện lương của Bộ trưởng khó sống ở mức 14,4 triệu đồng còn cho thấy một vấn đề, đó là vật giá trong nước đều tăng khiến cho số tiền lương ở mức trung lưu trở nên không đủ sống. Tất nhiên, về mặt lý thuyết là như vậy, mà lý thuyết không lậu ở đội ngũ công chức vẫn là điều không tưởng, cho đến hiện nay.

Ông ĐBQH Dương Trung Quốc khẳng định: Tôi chắc chắn một điều là thu nhập của các bộ trưởng rất cao, cứ trông cách sống là biết. Bởi, theo ông Quốc, không ai sống bằng lương thật cả.

Nói lương là thế, nhưng tổng thu nhập của Bộ trưởng khác với lương, cái này không văn bản nào quy định. Có thể họ có lĩnh vực khác đầu tư, hoặc sự viện trợ nào đó, ĐBQH Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực UB các vấn đề Quốc Hội cho hay.

Sự viện trợ, đầu tư cũng được hiểu như là lậu bên ngoài, nơi mà cái ghế mà Bộ trưởng hay bất kỳ quan chức nào đang ngồi làm nảy sinh ra lợi ích quyền – tiền.

Nói đúng hơn, ở Việt Nam, các công chức không cần lo về việc tăng lương, bởi chức vị càng cao thì tham nhũng, hối lộ càng lớn, và nó được thực hiện với sự cấu kết giữa doanh nghiệp và các quan chức tha hóa sẽ hình thành những “nhóm lợi ích thân hữu.”

Báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (gọi tắt là PAPI) công bố trong 4/2015, 50% người được hỏi cho biết phải “lót tay” để vào công chức. Ngay cả đối với doanh nghiệp FDI, năm 2014, 58% doanh nghiệp khối này phải chi trả cho quan chức một khoản chi phí không chính thức để được giải quyết đúng quy trình.

Công chức vì thế còn được xem như một nghề hái ra tiền, nạn tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản, thất thoát trong sử dụng vốn ODA có sự góp sức không lớn của các vị lãnh đạo trong chính quyền. Và đây chính là tầng lớp thượng lưu giàu có, đặc quyền, và đặc lợi.

Chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ, mà phải dùng đến valy, nhiều người đã ví von khi nói về lậu của đội ngũ công chức.

Dân đen biết sống sao?

ĐBQH Dương Trung Quốc khi trả lời về lương Bộ trưởng, cũng cho rằng, Hiện tại, không ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường.

Đó là câu nói sai nghĩa, đúng lý ra là người lao động bình thường phải chật vật sống với đồng lương thật trong thời buổi vật giá lên ngôi, đơn giản vì họ không có lậu, không có bất kỳ đãi ngộ nào khác.

Trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo, Myanmar.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, thì lương của người lao động Việt Nam tăng rất ít, và vẫn ở mức rất thấp. Theo đó, thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động hiện nay chỉ ở mức 4,36 triệu/người/tháng.

Trong khảo sát thu nhập trong quí 4 năm 2014, lao động nhóm ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản còn chỉ mức 2,85 triệu/tháng, so với ngành công nghiệp – xây dựng” có mức 4,24 triệu đồng/tháng và nhóm ngành dịch vụ có mức 4,9 triệu đồng/tháng.

Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, PGS. TS Trần Đình Thiên cho biết Người Việt “gánh tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần các nước khác trong khu vực. Ông cho biết, “Thực tế là những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP rất cao.” Và tỉ lệ này càng cao hơn nữa nếu tính thuế môi trường của xăng dầu, phí đường bộ….

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)