Việt Nam Thời Báo

VNTB- ‘Bội chi ngân sách thấp nhất trong 6 năm’: Thành tích hay mị dân?

Minh
Quân
(VNTB)
Nếu thực tế giải ngân vốn đầu tư phát triển diễn ra theo đúng kế
hoạch của Chính phủ, bội chi ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2017 sẽ là con số
bằng với số bội chi hiện hữu 32.000 tỷ đồng cộng với số chi đầu tư phát triển
khoảng 90.000 tỷ đồng, tức khoảng 120.000 tỷ đồng, tương đương bội chi 6 tháng
đầu năm 2016 mà chẳng hề giảm đi chút nào.


Kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, Chính
phủ và các bộ ngành kinh tế cùng hệ thống tuyên giáo phấn khích đưa tin “Bội chi ngân sách thấp nhất trong 6 năm trở lại”
– như một cách tung hô thành tích của chính phủ thời Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng có
thực như vậy không?
Một số
chuyên gia kinh tế lại phân tích theo một chiều kích phản ngược: bội chi 6
tháng đầu năm 2017 “giảm hẳn” là do xuất phát từ thực tế chậm giải ngân vốn đầu
tư phát triển chứ không phải đến từ việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của bộ
máy nhà nước…
Bởi
trong cơ cấu chi ngân sách, chi dành cho đầu tư phát triển tiếp tục duy trì ở mức
thấp, ước tính đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, tương đương với 23,3% dự toán năm và chỉ
chiếm 15,6% tổng chi.
Tình
trạng trên đã được xác nhận bởi chính Phó
thủ tướng Vương Đình Huệ trong kỷ họp quốc hội liên quan tới việc giải ngân,
phân bổ vốn đầu tư công, thừa nhận, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2016 và
những tháng đầu năm 2017 tuy cao hơn cùng kỳ nhưng “thẳng thắn mà nói là còn
chậm, không phân bổ hết dự toán”. Thậm chí ông Huệ còn than thở:  “Chúng ta có tiền mà không tiêu hết được”…
Rất
đáng chú ý là trong khi đó, chi thường xuyên
vẫn đạt 44,5% so với dự toán, tương đương 398,9 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng chi
thường xuyên thậm chí còn có xu hướng gia tăng về mặt danh nghĩa (2015: 7,3%,
2016: 5,2%, 2017: 9,8%).
Đồng thời, chi trả nợ gốc và
lãi lần lượt đạt 88,1 và 50 nghìn tỷ đồng, tương ứng đạt 53,8% và 50,5% dự
toán. Các khoản chi này cho thấy áp lực trả nợ của Chính phủ đang ngày càng
tăng cao.
Như vậy, nếu thực tế giải ngân vốn đầu tư phát triển diễn ra theo đúng kế
hoạch của Chính phủ, bội chi ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2017 sẽ là con số
bằng với số bội chi hiện hữu 32.000 tỷ đồng cộng với số chi đầu tư phát triển
khoảng 90.000 tỷ đồng, tức khoảng 120.000 tỷ đồng, tương đương bội chi 6 tháng
đầu năm 2016 mà chẳng hề giảm đi chút nào.
Cần nhắc
lại, bội chi ngân sách năm 2016 là khoảng 5% GDP, bằng đúng ngưỡng “cho phép”
theo tiêu chí quốc tế.
Vào năm 2013, bội chi ngân sách nhà
nước đã đến mức kỷ lục: 6.6%.
Vào năm 2014, lần đầu tiên thủ tướng
bị coi là “phá chưa từng có” –  Nguyễn
Tấn Dũng – phải ra trước Quốc Hội xin nâng trần bội chi ngân sách từ 4,7% lên
5,3%.
Còn vào năm 2015, một “tin vui” đã
xảy đến với bộ mặt chính trị quốc gia: Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm đó
“chỉ có” 6,1% GDP, chỉ thấp hơn đôi chút mức bội chi ngân sách 6,6% GDP của năm
2013.
Khác hẳn những năm trước, ngân sách trung ương đang cực kỳ khốn
quẫn. Ngân sách này chỉ có thể lo việc chi trả lương và một ít đề mục về an
sinh xã hội, còn đa phần “đầu tư phát triển” phải tiết chế đến mức tối thiểu.
Sau trào lưu xây trụ sở và tượng đài từ ngàn tỷ đến chục ngàn tỷ vô tội vạ và
vô liêm sỉ trong những năm trước, đến giờ ngân sách tìm ra một ngàn tỷ đồng để
chi đã là khó khăn. 
Đó cũng là nguồn cơn chính yếu để gần một năm sau cuộc chuyển
giao quyền lực chính phủ Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu có những
phát ngôn “lạ” về kinh tế ngay vào khoảng thời gian chuyển thời giữa năm 2016
và 2017: “Nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và đặc biệt là ông cảnh báo
tương lai “Sụp đổ tài khóa quốc gia.”
Kể từ cơn khủng hoảng giá – lương –
tiền 1985, có lẽ chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào thảm trạng quay
quắt như giờ đây. Gần đây, một nguồn giấu tên tiết lộ một sự thật chẳng mấy
người muốn tin: Việt Nam vỡ nợ không còn là “nguy cơ” nữa, mà đã trở nên hiện
hữu.
Cận cảnh đang lờ mờ hiện ra là ngân
sách Việt Nam sẽ bị vỡ nợ hệt như Argentina hai lần vào năm 2001 và 2014.

Hiện tượng đặc thù “định hướng xã
hội chủ nghĩa” ở Việt Nam luôn là sự xa hoa tột đỉnh đối lập với giai tầng giá
áo túi cơm: làm thế nào có thể lý giải được những chiến dịch chi đậm của ngân
sách cho những con đường có giá thành đắt nhất hành tinh và hàng chục công
trình trụ sở công quyền có giá đến hàng ngàn tỷ đồng hoặc hơn, với hình ảnh
thịt chuột biến thành bữa ăn của trẻ em vùng xa cùng những người dân nghèo chết
thảm khi đu dây qua suối dữ?

Tin bài liên quan:

VNTB – Giới trẻ: trẻ hóa nền chính trị già cỗi tại Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB- Lộ thêm bằng chứng Bộ Công thương bao che nhóm lợi ích xăng dầu

Phan Thanh Hung

Đề nghị kiểm tra công trình bất hợp pháp trong sân bay Tân Sơn Nhất

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo