Việt Nam Thời Báo

VNTB- Cá chết và vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

Quang Văn

(VNTB) – Cần sớm dẹp bỏ điều luật 88 Bộ LHS mới hy vọng, Việt Nam có tồn tại một ít dân chủ, nhân quyền.
Biển chết 3 tháng và nguyên nhân đã được công bố. So với những hậu quả nặng nề mà FHS đã gây ra, bồi thường thiệt hại là chuyện đương nhiên không phải bàn cãi. Điều khiến hàng triệu người dân bức xúc là tại sao FHS cố tính câm lặng trong suốt 3 tháng trời? Động cơ nào khiến chính quyền Việt Nam tiếp tay cho FHS để cho hàng ngàn ngư dân Việt Nam sống trong cảnh lo sợ, hoang mang, đói khổ. Điều mà có thể được công bố sau vài tuần kiểm định sau khi một thợ lặn ở Hà Tĩnh phát hiện ra ống xả thải cắm sâu ở đáy biển.
Báo đài trong nước đưa tin tung hô các bộ, ban ngành “nỗ lực” hết mình tìm ra nguyên nhân cá chết. Nhưng thực ra, nếu không nhờ sự lên án, phản đối kịch liệt thì liệu chính quyền nhà sản có chịu di chuyển vào Vũng Áng để thanh tra, kiểm tra. Nếu không có phong trào xuống đường biểu tình đòi lại “miếng cơm” cho ngư dân miền Trung của các tổ chức xã hội dân sự liệu nguyên nhân cá chết do hàng tấn Phenol và hóa chất cực độc Xyanua FHS thải ra hàng nghìn km bờ biển và con số 500 triệu đô bồi thường cho người dân vùng thảm họa.
Ấy nhưng với nhà cầm quyền cộng sản, việc lên tiếng đấu tranh đòi lại quyền lợi cho người dân lại bị cho cho là xuyên tạc, phản động, chống phá chính quyền. Thật nực cười đến đáng thương cho sự chống chế của chính quyền!
Người biểu tình không gây rối trật tự trị an. Đó là những người đi rất ôn hòa, chỉ nói lên nguyện vọng của họ yêu cầu nhà nước minh bạch trong việc xử lý vụ cá chết. Nhưng cách ứng xử của nhà nước lại trái ngược hẳn, dùng bạo lực trấn áp. Phải chăng nhà nước sợ những cái sâu xa khác, sợ người biểu tình ngày càng đông lên áp lực nhà nước phải trả lời lý do gây thảm họa cá chết thay vì sợ gây rối loạn trật tự trị an. Họ sợ phải trả lời câu hỏi đó, cho nên không muốn cho người dân đi biểu tình ngày càng đông lên. Thế nên, công an đến dân phòng đều được huy động ráo riết dùng võ lực kiên quyết trấn dẹp, với nhiều người bị hành hung, bắt bớ, giam cầm, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Biểu tình bùng phát tại Việt Nam sau sự phản ứng chậm chạp, bất nhất của chính phủ về hiện tượng hàng trăm tấn cá chết la liệt mà nghi can chính là đường ống xả thải của nhà máy thép Formosa tại biển Vũng Áng, Hà Tĩnh. Đáng lẽ đi tìm cách xử lý thảm họa môi trường, thì chính quyền lại tập trung nỗ lực vào việc giải tán các cuộc biểu tình và trừng phạt những người lên tiếng yêu cầu giải trình trách nhiệm, ép họ vào tội chống phá nhà nước.
Biểu tình ôn hòa là quyền cơ bản được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam và trong luật nhân quyền quốc tế. Quyền tự do ngôn luận và nhóm họp ôn hòa được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự Và Chính trị, đã được Việt Nam thông qua năm 1982. Theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, vũ lực chỉ được sử dụng trong các tình huống thực sự cần thiết. Ấy vậy mà dưới chế độ công an trị, họ đã nặn nên điều luật 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.

Cần sớm dẹp bỏ điều luật này mới hy vọng, Việt Nam có tồn tại một ít dân chủ, nhân quyền.

Tin bài liên quan:

VNTB- Nhân quyền VN, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus

Phan Thanh Hung

VNTB – Nhân quyền ở Việt Nam: đóng hay mở?

Phan Thanh Hung

VNTB – Kỷ niệm 71 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền – Liên Hiệp Quốc và vấn đề b

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.