Việt Nam Thời Báo

VNTB- Các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn Singapore

Đào Đức Thông

(VNTB) – Các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn cách Singapore làm mà bắt chước, ở đất nước họ hoàn toàn không có tài nguyên. Nhờ vận động trí não mà Singapore đã phát triển.

 Các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn cách Singapore…

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú như các mỏ than đá, sắt, chì, vàng cốm, vàng sa khoáng, bauxite, cát sỏi… Chính việc khai thác nguồn tài nguyên này đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, những bất cập trong quản lý và không bền vững trong khai thác, đặc biệt là tình trạng khai thác trái phép tại một số địa phương khiến nguồn tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt, người dân mất đất sản xuất, ngân sách Nhà nước thất thu và môi trường thì bị xâm hại nghiêm trọng.

Để phát triển kinh tế cho Việt Nam, có rất nhiều hướng đi. Ngày nay Việt Nam nên chọn lựa các ngành kinh tế nhẹ, kinh tế tri thức và kinh tế kỹ năng hơn là kinh tế công nghiệp nặng.
Kinh tế công nghiệp nặng đã lỗi thời, gây ô nhiễm môi trường sống và giá trị thặng dư không cao.

Các ngành kinh tế nên được chọn lựa:

– Kinh tế y tế: làm dịch vụ khám chữa bệnh cao cấp, thu hút bệnh nhân từ các quốc gia lân cận. Phát triển dịch vụ mổ thẩm mỹ, làm đẹp… Lợi nhuận thu được từ 1 ca mổ thẩm mỹ tương đương với việc bán được một chiếc xe hơi. Dịch vụ y tế cao cấp sẽ ngăn chặn được chảy máu ngoại tệ do  người bệnh đi khám, chữa ở nước ngoài. Hiện tại tay nghề và trang bị y tế của BS Việt Nam đã theo kịp thế giới. Vấn đề là cần sự quảng bá rộng rãi các thành tựu y khoa để nhiều người dân biết đến và sử dụng. Đồng thời nâng cao y đức của đội ngũ Y, Bác Sĩ trong công tác phục vụ bệnh nhân. Trong xã hội Việt Nam, làm bất cứ nghề gì cũng đòi hỏi phải nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt với nghề y, việc giữ y đức lại càng quan trọng, bởi đây là nghề chữa bệnh, cứu người. Như ông Hồ Chí Minh đã nói: “Người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội…”.

– Kinh tế nông nghiệp hiện đại:Học hỏi các nước  đã thành công trong nông nghiệp như Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc để ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp, tăng sản lượng nông nghiệp. Học tập mô hình cánh đồng lớn của Mỹ và ứng dụng các thiết bị nông nghiệp tự động để sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

Một trường hợp điển hình: Là một trong bốn khu nông nghiệp kỹ thuật cao tỉnh Bình Dương, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái đã thành công trong việc đưa công nghệ Hàn Quốc, Nhật Bản và Israel về áp dụng tại địa phương, đem lại thu nhập tiền tỷ trên mỗi ha canh tác.

– Kinh tế kỹ năng: Làm dịch vụ phân tích số liệu. Khuyến khích các nhà toán học, sinh viên đào sâu vào kỹ năng phân tích số liệu để bán dịch vụ phân tích số liệu cho các doanh nghiệp và chính phủ.

– Ngành CNTT tập trung sản xuất các phần mềm ứng dụng, tích hợp các app vào máy móc tự động, tự điều khiển. Lập trình phần mềm quản lý, trước mắt là giá rẻ cho doanh nghiệp trong nước, sau là bán cho nước ngoài.

– Kinh tế du lịch: Các nhà làm du lịch nên cùng nhau phát triển ngành du lịch thân thiện. Góp ý chính quyền tham gia chỉnh trang đô thị, tạo không gian sạch và xanh cho du khách. Quảng bá các món ăn thuần túy Việt Nam đến các du khách. Nhiều món chè, xôi, bánh… dân dã nhưng lại rất hấp dẫn đối với khẩu vị của du khách nước ngoài. Cần có báo chí, truyền thông giới thiệu, tạo ham  muốn cho du khách.

Còn rất nhiều mảng kinh tế khác mà Việt Nam có thể khai thác hiệu quả,  không cần đầu tư quá tốn kém.

Việc khai thác tài nguyên quặng mỏ, cây rừng làm hủy hoại thiên nhiên nên bị hạn chế, tiến tới chấm dứt hoàn toàn.

Tập đoàn Fomosa nên dọn về nước, trả lại Việt Nam không gian tươi xanh cho môi trường du lịch, nghỉ dưỡng và khai thác hải sản.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn cách Singapore làm mà bắt chước, ở đất nước họ hoàn toàn không có tài nguyên. Nhờ vận động trí não mà Singapore đã phát triển.

Tin bài liên quan:

VNTB- Phải chăng báo chí lề phải đã hết đề tài để viết?

Phan Thanh Hung

VNTB – Xã hội Việt Nam: Từ xói mòn niềm tin đến phân hóa giàu nghèo

Phan Thanh Hung

VNTB- Từ Thiên An Môn đến Việt Nam: “Giết 200 ngàn người để đổi lấy 20 năm ổn định”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo