VNTB – Các tòa soạn báo chí ở Sài Gòn đã dừng tuyên truyền vắc xin Trung Quốc?

VNTB – Các tòa soạn báo chí ở Sài Gòn đã dừng tuyên truyền vắc xin Trung Quốc?

Nguyễn Nam

 

(VNTB) -3 ngày sau khi lô vắc xin Vero Cell của Trung Quốc mà Vạn Thịnh Phát tặng cho chính quyền TP.HCM được phân bổ về quận, huyện để chích ngừa Covid cho dân chúng, khá bất ngờ là báo chí không còn các bài báo “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất!” nhằm kêu gọi hưởng ứng Vero Cell.

 

Hơn 5 triệu người ở TP.HCM đã được tiêm vắc xin” là bài viết trên báo Tuổi Trẻ ngày 19-8-2021. Bài báo đưa tin tuy không bình luận, song cách sắp xếp ý tứ cho thấy có ít nhất 2 vấn đề đáng lưu tâm:

Thứ nhất, vì sao Bộ Y tế không tiếp tục phân bổ vắc xin cho TP.HCM? Thứ hai, vì sao Bộ Y tế chấp nhận cùng một công ty dược, nhưng khi họ mua vắc xin Trung Quốc bằng nguồn tiền ủng hộ của Tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát thì Bộ Y tế nhanh chóng cấp phép, còn khi cũng doanh nghiệp dược này, họ chủ động nguồn tài chính để ký kết mua vắc xin Pfizer thì Bộ Y tế vẫn ầu ơ chưa đồng ý?

“Việc triển khai tiêm vắc xin tại TP trong thời gian tới phải dựa vào nguồn vắc xin do Bộ Y tế phân bổ. Vắc xin về tới đâu, TP lên kế hoạch tiêm đến đó. Riêng nguồn vắc xin Vero Cell, TP chủ động được.

Đến nay, TP.HCM đã được Bộ Y tế phân bổ 4,4 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 qua 20 đợt, trong đó có 3,6 triệu liều vắc xin AstraZeneca, 19.000 liều vắc xin Vero Cell, gần 55.000 liều vắc xin Pfizer và hơn 571.000 liều vắc xin Moderna.

Ngoài ra, TP có 2 đợt nhập vắc xin Vero Cell, mỗi đợt 1 triệu liều. Đợt đầu tiên nhập vào ngày 31-7 đã được Bộ Y tế kiểm định và đang triển khai tiêm cho người dân. Đợt thứ 2 đang được Bộ Y tế kiểm định.

Ngày 16-8, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC bàn giao hơn 1,1 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 loại AstraZeneca cho Viện Pasteur TP.HCM.

Toàn bộ số vắc xin này được chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế và sẽ được phân bổ cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam” – trích bài viết trên báo Tuổi Trẻ.

Bản tin trên được viết theo nguồn cung cấp là Sở Y tế TP.HCM, nên ‘đồng phục’ nội dung còn bắt gặp ở các tờ báo khác.

Nói thêm, Trung tâm tiêm chủng VNVC (Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam) là một doanh nghiệp tư nhân đăng ký hoạt động ở TP.HCM, và ông chủ tư nhân này đã chấp nhận ván cược mạo hiểm khi đàm phán mua 30 triệu liều AstraZeneca từ cuối năm ngoái, để rồi đến khi bùng dịch dữ dội, Chính phủ đã ‘vận động’ doanh nghiệp này ‘nhượng lại’ với ‘giá gốc’, không lợi nhuận.

Trong chiều ngày 19-8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì họp báo cung cấp thông tin về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP, cũng không thấy nhắc đến tiến độ chích ngừa từ vắc xin Vero Cell của Trung Quốc hiện đang như thế nào.

Diễn biến khác được ghi nhận từ ý kiến một cựu tổng thư ký tòa soạn, liên quan việc báo chí Sài Gòn dường như đã mạnh dạn từ chối ‘định hướng tuyên truyền’ cho cổ súy dân chúng đi chích vắc xin Vero Cell, Trung Quốc.

Đại khái câu chuyện mà cựu tổng thư ký này nói đến, đó là hô hào kêu gọi người dân tiêm vắc xin nào khi thứ vắc xin đó đang có sẵn là việc của nhà nước, chỉ có nhà nước mới có tư cách, thẩm quyền kêu gọi, vì nhà nước phải chịu trách nhiệm trước dân, chớ các nhà báo thì chịu trách nhiệm gì với ai?.

Còn muốn tiêm vắc xin hay không và tiêm loại vắc xin nào thì do mỗi cá nhân tự quyết định, ông Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng đã nói rõ là chẳng những không có bắt buộc mà cần nhắc lại với dân chúng là đang chích loại vắc xin gì, nếu không đồng ý, người dân có quyền trở lại chích vào các đợt sau với vắc xin khác.

Còn cái này là nói thêm vì liên quan chuyện phân bổ vắc xin.

Trưa ngày 19-8-2021, báo Lâm Đồng đưa tin, “Lâm Đồng đăng ký mua khoảng 800.000 liều vắc xin phòng Covid-19”. Bài báo cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã ký văn bản gởi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đăng ký mua vắc xin phòng Covid-19 từ nguồn ngân sách tỉnh, nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác với số lượng khoảng 800.000 liều trong năm 2021.

Được biết, tỉnh Lâm Đồng cũng phê duyệt kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn với năng lực tiêm chủng hơn 742.500 liều/tháng.

Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên (dự kiến trên địa bàn có 901.167 người trên 18 tuổi) được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021; trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến hết quý 1 năm 2022. Tổng số liều vắc xin dự kiến cần để tiêm là 1.976.800 liều.

Số liệu trên Cổng Thông tin tiêm chủng Covid-19, cho biết số liều vắc xin trong tháng 8-2021 được Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Lâm Đồng là 111.150.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)