Anh Khoa dịch
(VNTB) – Khi nào triết lý của ông ấy sẽ có một cái tên gọi chính thức hấp dẫn hơn?
28 tháng 8 năm 2021
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, hầu như không bao giờ nói trước công chúng những gì ông ấy nghĩ. Một vài cuộc trả lời phỏng vấn của ông ấy đã được dàn dựng rất kỹ lưỡng. Nhưng đội ngũ tuyên truyền đã và đang xây dựng một mạng lưới các viện nghiên cứu tư tưởng của Tập Cận Bình. Vào tháng 6, một tổ chức được thành lập để nghiên cứu “Tư tưởng Tập Cận Bình về nhà nước pháp quyền”. Tháng sau, hai công ty khác được thành lập để phân tích các tuyên bố về kinh tế học và phát triển xanh. Đây là đợt huy động giới học giả lớn nhất nhằm phân tích các bài phát biểu của một lãnh đạo đang tại vị kể từ thời Mao Trạch Đông.
Trung Quốc hiện có 18 trung tâm nghiên cứu tư tưởng Tập Cận Bình. Nhiều nơi trong số đó tập trung vào một chủ đề cụ thể như chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, tôn giáo, ngoại giao hoặc an ninh quốc gia. Các ý tưởng của Tập Cận Bình về những vấn đề này tạo thành cái được chính thức gọi là “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc cho kỷ nguyên mới”. Đảng Cộng sản đã chấp nhận các ý tưởng này là một trong những triết lý chỉ đạo tại đại hội đảng 2017. Các trung tâm nghiên cứu đầu tiên đã được mở ngay sau đó.
Các trung tâm này được hưởng địa vị chính trị cao. Một số giám đốc trung tâm là quan chức đảng cấp cao. Trung tâm mới chuyên về kinh tế là thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan lập kế hoạch của chính phủ. Theo phương tiện truyền thông nhà nước, đây sẽ là “một cơ quan tư duy quan trọng”. Trong phần lớn thời kỳ hậu Mao, thủ tướng giám sát chính sách kinh tế. Dưới thời Tập Cận Bình lại không phải như vậy. Trên thực tế, Tập Cận Bình đã loại bỏ thủ tướng đương nhiệm. Thủ tướng Lý Khắc Cường có bằng tiến sĩ kinh tế.
Trung tâm pháp quyền mới do Hiệp hội Luật sư Trung Quốc điều hành, đây là câu lạc bộ chính thức của các chuyên gia pháp lý. Một trong những thông điệp chính của Tập Cận Bình về chủ đề này là đảng lãnh đạo cơ quan tư pháp và những quan niệm như phân lập quyền lực hoặc độc lập tư pháp là những dị giáo lấy cảm hứng từ phương Tây. Trong một bài phát biểu vào tháng 12, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, Guo Shengkun, đã sử dụng cụm từ “tư tưởng Tập Cận Bình về pháp quyền” 27 lần. Trung tâm của Bộ Giáo dục đang nghiên cứu việc thúc đẩy tư tưởng của Tập Cận Bình trong các trường học.
Việc khai trương hàng loạt trung tâm nghiên cứu tư tưởng Tập Cận Bình phản ánh nỗ lực đánh bóng hình ảnh vốn đã rất hoành tráng của Tập Cận Bình trước đại hội đảng tiếp theo. Đại hội dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm tới sẽ là một trong những đại hội có tầm quan trọng quyết định. Không lâu sau kỳ đại hội gần đây nhất, Vào năm 2018, quốc hội bù nhìn đã bỏ giới hạn nhiệm kỳ mười năm của chủ tịch nước. Động thái này làm dấy lên suy đoán rằng Tập Cận Bình có kế hoạch tiếp tục làm lãnh đạo Trung Quốc ít nhất 5 năm nữa sau năm 2022 (Tập Cận Bình cũng kiêm chức tổng bí thư, một vai trò quan trọng hơn nhiều mà chưa bao giờ có giới hạn nhiệm kỳ, thường một lãnh đạo kiêm nhiệm cả hai chức). Trong những tháng tới, có khả năng quan chức đảng sẽ để Tập Cận Bình tiếp tục cai trị. Những trung tâm trên sẽ tham gia vào việc này.
Tóm lại
Các nhà phân tích sẽ theo dõi các dấu hiệu cho thấy cụm từ gồm 16 từ rườm rà được sử dụng để mô tả tư tưởng của Tập Cận Bình đang được sửa đổi để đặt Tập Cận Bình ngang hàng với Mao Trạch Đông (Mao cũng đã cai trị cho đến khi qua đời). Tập Cận Bình đã vượt qua những người tiền nhiệm khác. Tư duy của hai người trong số đó, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, cũng được ghi lại trong điều lệ đảng nhưng không có ghi tên. Đặng Tiểu Bình cũng được nhắc đến tên, nhưng ý tưởng của Đặng Tiểu Bình chỉ được gọi là “lý thuyết”. Lãnh đạo Trung Quốc duy nhất có triết lý được đặt tên là Mao và được gọi đơn giản là Tư tưởng Mao Trạch Đông. Nếu tư tưởng của Tập Cận Bình được rút gọn lại tương tự, thì đó sẽ là một dấu hiệu khác cho thấy khả năng nắm quyền của Tập Cận Bình khó mà suy giảm trong năm tới. Không ai tin rằng quyền lực của ông ta sẽ suy giảm.
Ý tưởng của Tập Cận Bình rất rộng và thường mơ hồ đến mức bất chấp định nghĩa sẵn có (mặc dù ý tưởng rằng đảng phải kiểm soát mọi thứ kể cả học thuật, được thể hiện rất rõ trong các bài phát biểu của Tập Cận Bình). Nhưng những người có thắc mắc có thể xem tờ Nhân Dân Nhật Báo của đảng. Tờ báo này đang trong quá trình xuất bản loạt sách được bắt đầu tung ra vào tháng 2 với tựa đề “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc cho kỷ nguyên mới: Hỏi Đáp dành cho người học”. Mỗi ngày tờ báo xuất bản vài bài mới trên trang nhất. Bất chấp những mối liên hệ, tờ báo này dường như không thuyết phục được chính Tập Cận Bình giải thích.
Nguồn: The economist