VNTB – Chấm phá đời tôi (06)

VNTB – Chấm phá đời tôi (06)

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào những ngày giữa tháng chín. Sau những ngày nắng nóng, tuy không còn cái oi nồng của mùa hè nhưng vẫn khó chịu vì cái nóng ẩm của Hà Nội thì dự báo mấy hôm tới, vào dịp cuối tuần mưa sẽ trở lại, cầu Trời!

Sáng mùng 5/9 học sinh tựu trường, tôi ghé NXB Mỹ thuật Phố Hàm Long thăm QV, cũng để nhắc vụ biên tập cho cuốn HK tập I. May quá anh em đang ngồi uống cà phê thì bỗng thấy một cô cháu xinh tươi chạy vội lên (tầng 5, tầng chót, sắp lên đến Trời rồi, hay ngược lại, rơi tõm xuống Đất để về với Đất Mẹ. vừa thay Tổng biên tập, nghe nói ông này có mang theo ê-kíp của mình, chắc chắn ngày ra đi của QV không tính bằng ngày thì cũng là tháng, về hưu cũng đã tròn 2 năm) báo, cháu đang mi những trang cuối, chú Tâm xếp lung tung quá! QV bèn bảo: „Ra ngoài hiệu photo in nhé, máy cơ quan hết mực rồi, xong đóng lại đưa chú biên tập“, ơn Trời!

Sớm mùng bẩy lên VHLKH&CNVN để hỏi rồi xin địa chỉ email các bạn cũ vốn thuộc hàng ngũ lãnh đạo viện này. Khi anh NVH làm viện trưởng VVL thì tôi cũng đã là trưởng phòng ở đó mà, cũng có đến nỗi thua kém lắm đâu, nhưng càng về cuối đời thì càng bết quá, ai bắt dám chống sếp, ở đâu cũng phải giơ đầu chịu báng thôi, đâu cũng vậy chứ làm gì chỉ có ở Việt Nam ta? ĐVM thì đã có địa chỉ rồi, nhưng NKS, phó cho anh ấy, và cũng còn đến nguyên viện trưởng các viện con cơ mà. Để gửi giấy mời dự lễ ra mắt sách, lâu la gì, 2 tuần nữa thôi! Lại còn là lễ kỷ niệm 65 năm đi Đức tại chi nhánh Đông Nam Á của DAAD, trong ĐHBKHN, ít ngày sau đó, cũng phải giới thiệu cuốn sách. Quá nhiều việc phải làm, lắm lúc cảm thấy như chẳng càn kham nổi nữa, cứ cố hết sức thôi!

Còn ghé NXB Tri thức lấy mấy cuốn „Việt Nam, tình yêu của tôi“ của Ernst Frey mà QV cần cho ít anh bạn. Cứ tưởng sắp bán hết rồi, nhưng hỏi ra mới biết còn cả đống, buồn quá, sức đọc của dân Việt ta cứ thấp lè tè thế này thì biết bao giờ vươn lên như Phù Đổng đây? Lãnh đạo thì cứ mặc sức phét lác, chắc chắn chỉ khi có tự do báo chí mới biết sự thật, mà không có nó thì cứ bịt mắt nhau mà hoang tưởng! Nhớ câu để đời của TS. Nguyễn Hữu Liêm quá! Lấy 6 cuốn mà QV chỉ cần 4, thôi mang 2 đi biếu vậy!

Đến đêm thì trời mưa như trút nước xuống, khỏi cần dùng điều hòa, rồi sau cũng vậy, tuy mưa không nặng hạt nữa nhưng vẫn lai rai làm dịu bầu không khí, thứ bẩy đã Rằm Trung Thu rồi mà, thời gian trôi qua nhanh lắm. 

Ngồi rỗi, gọi điện cho NHC hỏi ông em, gia đình đi nghỉ trong Đà Nẵng ra sao, không ngờ, hay đúng hơn là, mua vé giá rẻ của Vietjet là có vấn đề ngay mà. Không có khách nên hãng đẩy xuống ngày hôm sau mới bay đi Nha Trang. Mà ở lại cũng chết vì mất buồng khách sạn rồi, đi tìm khách sạn mới chẳng bõ, mà lại có khi tiền mất tật mang, ‚Việt kiều’ yêu nước sẽ hết yêu nước ngay thôi! May quá rồi cả 3 người thống nhất được với nhau để lấy chuyến bay vào SG rồi từ đó đi đường bộ ra Nha Trang, C không nói nhưng tôi hiểu là H to béo thế chắc chắn không chịu đi xe khách mà phải dùng tàu hỏa, phương tiện giao thông này trong ấy tốt hơn ngoài Bắc nhiều mà! Lại còn chuyện giao cho H đặt phòng khách sạn, cô ấy lớ ngớ thế nào để họ dụ vào khu Chợ Đầm, đi tắm biển xa mà bãi cũng chẳng sạch đẹp, lại toàn nhà cũ nâng cấp. Tôi đến thành phố này nhiều lần vì ham đi mà cũng do làm tourguide cho nên thời gian tổng cộng ở đây cũng khá lâu nên quá rõ. Đành khuyên cậu em chữa cháy bằng cách tranh thủ thời gian gần một tuần còn lại đi thăm thú đây đó, Nha Trang cũng nhiều điểm du lịch lắm, nào Tháp Ponagar, Nhà thờ lớn, Viện Biển… chưa nói đi thăm các đảo và đi xa hơn xuống Cam Ranh. Nhưng cậu em đã bảo, tốn ‚xèng’ đấy.. Đi du lịch mà ít tiền là khổ vậy, đã thế thì lấy tour cho xong. Tôi cũng chẳng hiểu cậu em sống tại Munich ra sao, trên 30 năm chứ ít đâu, chắc chắn gần đây, khi đi đâu xa, chẳng hạn đến chỗ con gái tôi ở Praha, thì đã có chiếc Toyota của ông con NHM, không tốn tiền.

NXHoài cũng đang nghỉ ở Nha Trang, từ đó báo ra cho tôi: „Thằng Tài đi rồi, nhưng tao ở đây nên không đi viếng được vì trong SG mà“, tôi bèn bảo: „Tài nào, có phải anh em tourguide mình không?“ H bảo: „Đâu nào, dân Moritzburg chúng mình đó, nhưng tao không chơi với thằng này“. Tôi bèn gọi cho PĐHùng trong SG thì H. nói ngay, nó vừa đi, mai tao đi viếng. Thế là tôi chợt nhớ ra ngay. Anh này người nhỏ nhắn, Moritzburger thứ thiệt chứ không như chúng tôi, cũng có bằng TS từ  sớm, nên tôi bảo H: „Tao nhớ ra rồi, thậm chí còn nhớ là hồi sau này, sau khi đã làm TS xong khá lâu, tao có dịp sang dự Hội nghị Laser Quốc tế ở Dresden mấy hôm, có thời gian rỗi do Hội nghị tổ chức cho đi thăm viếng thành phố, mà tao biết quá kỹ nên tình cờ thế nào, lại biết Tài đang ở đây nên gọi cho hắn, và Tài còn lấy chiếc moto to đùng đưa tao về thăm lại 2 trường Maxim Gorki Heim và Moritzburg, quên sao được vì được thăm chốn cũ?“ H bèn nhắc tôi: „Tài cũng được đi làm TS sớm lắm, chắc chắn cỡ thời gian như mày và tao thôi, có lẽ khi đó hắn sang hợp tác hay làm việc ngắn hạn với TU Dresden thôi. Bố hắn là nguyên bí thư tỉnh ủy Tây Ninh kia mà. Tôi mới chợt nhớ ra, bên Moritzburg phần nhiều là con em chính trị gia, chứ không như lứa bọn tôi sang sau, con em trí thức là chính. Bố P Công cũng đã kể trước rồi. Còn bố TĐ cũng nguyên hiệu trưởng Trường Đảng Thanh Hóa, không ủy viên TW thì bét ra cũng phải tỉnh ủy viên. Thôi bây giờ nhắc lại cho biết thôi chứ đều trên dưới 80 cả rồi. Ra đi lúc nào là do số mệnh mà thôi, sống quá đủ rồi, ăn lẹm vào tiền của của nhân dân khá nhiều rồi đấy…           

Quay lại với thời gian ở ZOS, trước khi nói về thày, bạn Đức ở đấy tôi cố gắng ôn lại những cảm giác ở Berlin nửa thế kỷ về trước. Có lẽ cái đầu tiên phải nói đến, Berlin đến với tôi hồi đó là một thành phố vô cùng lớn với những đường phố nhiều làn xe thẳng tắp mà xe ào ào chạy, miệt mài không nghỉ. Cây cối um tùm như lạc giữa rừng, mà đúng là Berlin nhiều rừng và hồ, hơn hẳn các thành phố khác. Ba thành phố mà tôi ở lâu trước đó là Nam Ninh, Hà Nội và Dresden làm sao có thể sánh một với Berlin. Nói đến đây, tôi lại phải nhắc lại câu nổi tiếng của Tổng thống JF Kennedy, thốt ngay ra bằng tiếng Đức  khi ông đến thăm thành phố ngày 26. 06. 1963, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày lập cầu hàng  không với Tây Berlin khi thành phố bị chia thành 4 phần theo Hiệp ước Potsdam của 4 cường quốc Mỹ, Anh, Pháp, Nga (không có Trung Quốc vì lúc đó nước này chưa vươn lên được, vẫn còn nghèo khó y như Việt Nam): „Ich bin Berliner-Tôi là người Berlin“. Quá là đáng tự hào. Đêm hôm tôi từ sân bay về ngôi nhà mình ở trong 4 năm tới, có 2 anh ở cùng căn hộ ở Fischerinsel, lại vốn cùng làm ở Viện Vật Lý  Hà Nội là Phan Vĩnh Phúc và Ngô Dương Sinh ra đón, từ Schönefeld về trung tâm thành phố, ngay dưới chân đài truyền hình vừa xây xong ít năm trước đó, mà cho đến nay vẫn là biểu tượng của Berlin, con đường dài có 30 km mà sao tôi thấy dài thế, toàn rừng là rừng. Bây giờ từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố cũng dài như thế nhưng hoàn toàn khác. Phía ngoài thành phố cũng là những khoảng trống như tất cả các thành phố lớn cỡ trên triệu dân trên thế giới này với xa lộ và vườn hoa, ruộng đồng, chứ không phải là rừng. Sắp tới sân bay Long Thành của SG sẽ ra sao thì chưa biết. Thế cho nên tuy ở một thành phố lớn nhưng cảm giác vẫn gắn bó với thiên nhiên, mà tôi ở đấy gần 4 năm cơ mà, sau này cũng trở lại nhiều lần, có lần hàng 4, 5 tháng. Đó cũng là vì thành phố có xe metro, đi lại dễ dàng ngay từ trung tâm ra ngoại ô, chỉ trong vòng một tiếng đổ lại, Hà Nội có nằm mơ cũng biết đến bao giờ mới thấy?

Tôi khá nhiều bạn bè Đức ở Berlin, mà chắc chắn với các bạn Moritzburger khác cũng thế thôi, nửa người Đức rồi mà. Chúng tôi không gặp khó khăn về ngôn ngữ bởi rào cản đó, mà ngay rào cản văn hóa cũng gần như không khi bọn tôi từ nhỏ đã quen sống phát triển thày, bạn Đức và cũng đã từng đến nhiều gia đình Đức rồi nên chẳng ngại chuyện đó. Với người Hồi giáo mà đặc biệt là Ả Rập thì không thế, chuyện tôi sẽ kể sau khi qua Algérie.  

Mà nhà TS. Weidner ngay ga Friedrichsfelde-Ost, cách trung tâm  chỉ 15 min với metro, sau này cậu em NHC cũng thuê nhà ở ngay gần đó, nhà của 2 ông bà là chắc độ 10 chung cư xây tôi không biết năm nào nhưng cũng đã khá lâu, còn C là nhà vườn thôi, ngay giữa ruộng ngô, mà đi bộ ra ga metro cũng chỉ 10min thôi. Mới thấy quy hoạch đô thị của Tây hay thật, khen Tây cứ khen suốt ngày.

Lại phải nói vì sao tôi quen vợ chồng này, mà tôi đến nhà họ hàng chục lần và cha tôi cũng có ghé thăm một buổi tối dịp ông qua Berlin chữa bệnh. Hồi đó tôi mắc đau răng ghê gớm, có lẽ cũng do làm việc nhiều, chứ bây giờ có thấy đau răng đâu, hay còn răng đâu nữa mà đau? Đi bệnh viện xa mất thời gian tôi rất ngại, thế là ra ngay ngoài phố bên kia đường tàu ga S-Bahn-metro Adlershof, mà bên này là các cơ quan nhà nước như Đài truyền hình, Viện Hàn lâm Khoa học và Trung đoàn Công An Biên phòng Djerzinskji, xa hơn nữa đã là Tây Berlin với nhiều dãy nhà cao tầng màu trắng rất đẹp, mà tôi đã có dịp kể, còn bên phố là đủ các hàng quán, nhà dân kiểu cổ gạch màu đỏ, giống hệt như các thành phố Pháp hay Anh thời trước,và dĩ nhiên phòng khám tư ê hề. Tôi đi sâu vào bên trong khu phố, tìm nơi kín đáo nhất có thể vì mình người ngoại quốc mà. May quá, bà bác sĩ chắc chỉ hơn tôi độ mươi tuổi, người nhỏ nhắn, hơi mập một chút nhưng trông rất hiền hậu, đầy nét Đông Âu chứ hoàn toàn chẳng có nét Tây Âu của người Đức. Mà chữa răng cho tôi hết sức tử tế, không đau khi chữa mà về nhà cũng vậy. Bạn đọc chắc chắn hiểu, khi ốm đau mới thấy hết giá trị của nghề y. Thế là thân quen. Nói chuyện thoải mái. Tôi mới đánh bạo buông một câu mà chỉ quen mới dám nói, mà nhất là đàn ông với phụ nữ: „Sie sind doch keine Deutsche, ich merke gleich vom ersten Tag an Ihrem Dialekt! Bà không phải người Đức, tôi biết ngay từ giọng thổ âm của bà“. Thế là bà bật cười to mà bảo, ngay người Đức cũng chẳng dám đưa ra nhận xét đó, nhưng ông thật tinh. Vợ chồng tôi vốn là người Đức ở Latvia. Mãi sau Thế chiến mới về lại đất tổ nên họ hàng ở đây cũng chẳng có. Họ sống kín đáo, gần như là dân ngụ cư nên chuyện mời tôi lại chơi vào dịp cuối tuần chỉ là lẽ đương nhiên. Hai vợ chồng không có con nên tôi tới chơi nhiều buổi tối cuối tuần là lẽ đương nhiên.

Nhắc đến bạn Đức thời đó có lẽ còn nên kể tới ông bà Franz và Irène Faber, người dịch cuốn tiểu thuyết bằng thơ tiếng Nôm  „Kiều“ của Nguyễn Du ra tiếng Đức. Như tôi đã kể thì tôi quen ông bà từ khi còn học ĐHTHHN, hay đến chơi nhà ông bà ở cái villa rất đẹp ở góc Nguyễn Du-Yết Kiêu khi ông là đại diện Thông tấn xã CHDC Đức ADN tại Hà Nội để chúng tôi nói khi tiếng Đức khi tiếng Việt vì tôi muốn ôn luyện tiếng Đức cho khỏi quên còn ông bà muốn luyện tiếng Việt cho quen khi đang ở Việt Nam, nhưng cũng phải nói, chủ yếu là do chỗ thân tình giữa cha tôi và họ. Nhưng có lẽ cũng do „duyên Trời“, tức số phận đưa đẩy và cái chính là hợp nhau. Cũng nên nói là ông đã viết cuốn „Hồi ký“ có rất nhiều ảnh minh họa „Rot leuchtet der Song Cai – Sông Hồng rực đỏ“ mà tôi rất mê khi còn học ở Dresden. Nhà ông bà là một villa nhỏ nhưng đẹp, có bãi cỏ và trồng ít cây ăn quả như táo, anh đào, tức là một ngôi nhà bình thường ở châu Âu nhưng đáng nói ở trong nội thành Berlin, tôi nhớ đi metro từ chỗ tôi cũng chỉ mất nửa tiếng, 45 phút là chuyện bình thường ở tất cả các thành phố lớn, mạn Mahlsdorf, hình như quá Hoppegarten, tức là bắt đầu ra phía ngoại ô với nhiều đồng có chứ chắc chắn trong thành phố Berlin chẳng ai canh tác nông nghiệp gì. ông bà có con trai, con lớn có gia đình ở riêng rồi, cậu nhỏ mất sớm vì tai nạn xe máy lúc 14-15 tuổi nên rất mến khách, lại ở châu Á lâu (cũng có thời gian dài ở Campuchia). Tôi đến thì cũng chẳng khó khăn cho ông bà vì có gì ăn nấy mà ăn tối châu Âu khá đơn giản, nguội là chính mình nên bánh mỳ với xúc xích hay đồ hộp, ít sa-lat và hoa quả thôi. Bạn Vũ Việt Nam, cũng Moritzburger như tôi và lại còn cũng đã làm ở VKH&CNVN lâu như tôi, nhưng đi làm TS sau tôi, khi tôi đã về nước, vì có bố từng là cán bộ lãnh đạo ở VNTTX, sau này cũng đến chơi nhà ông bà Franz và Irène Faber nhiều lần, có thể bổ sung thêm khi bài này ra. Kỷ niệm đáng nhớ nhất nhất là có dịp ông bà đưa 2 cháu (cũng 2 đứa con trai do gen nhà, hay con gái tôi cũng 2 trai là vậy, Chúa đã an bài mà) xuống thành phố Magdeburg thăm họ hàng, mà tôi có anh bạn Nguyễn Ngọc Thọ, cũng đã kể ở trên, đang làm TS ở đó nên đưa tôi xuống đó luôn thể, thật sự là kỷ niệm đáng nhớ. Tôi vốn vẫn quan niệm thành phố này chỉ là thành phố thuần túy công nghiệp, mà công nghiệp nặng nữa cơ với máy Diesel của Otto von Guericke, thế nhưng hoàn toàn không phải thế, đây là thành phố cổ kính có truyền thống văn hóa lâu đời bên dòng Elbe hiền hoà, trên nhiều khía cạnh chắc chắn chẳng thua kém gì thành phố nghệ thuật Dresden mà tôi biết quá kỹ khi đã ở đó tới 6 năm. Nghỉ cuối tuần đến 2 ngày nên Thọ cũng đã đưa tôi đi thăm thú khá nhiều nơi trong thành phố.

Cùng nên kể thêm về gia đình GS. Horst Oehlke. ông này là giáo sư lý thuyết mỹ thuật nổi tiếng của CHDC Đức ở trường Mỹ thuật công nghiệp Burg Giebichenstein/Halle (khi ở ZOS tôi cũng nhiều lần xuống thành phố Halle vì thường xuyên có bạn bè đồng hương làm TS ở trường này, đi xe hỏa thời ấy ở CHDC Đức rất thuận tiện và rẻ), ông này đã nhiều lần qua trường Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội dạy mà tôi, qua sự giới thiệu của bạn LHV đều đến dịch cho ông từ trước khi sang ZOS, nên rất quen thân. Ông bà cũng ở một biệt thự nhỏ cũng na ná như của ông bà Faber, nhưng vùng này hồ đầm nên không có rừng cây nhiều như nơi ông bà Faber ở, mà theo bây giờ tôi còn nhớ, ngay gần Müggelsee nên là khu vực tôi biết cũng khá kỹ của thành phố Berlin nên tôi rất hay đến. Hai con lớn đều đã thành lập gia đình nên ít về, tôi hầu như không bao giờ gặp mà nếu có cũng chỉ thoáng qua. Sau này khi vợ đầu của tôi ĐHS qua Berlin làm TS cũng rất thân với họ. Họ cũng đã vài lần đưa đi chơi xa vào dịp cuối tuần bằng xe hơi cho S và con gái tôi NGL, khi tôi đưa Linh sang mổ tim mà tôi có kể. GS. Horst Oehlke thậm chí còn tạo thêm thu nhập cho tôi ở Berlin khi một tạp chí Mỹ thuật Đức có một bài giới thiệu mỹ thuật Việt Nam mà do một chuyên gia Việt Nam viết, nhờ ông tìm người dịch, thì ông nhớ đến tôi và đã chuyển ngay cho tôi bài ấy.

Còn một mối liên hệ nữa với Việt Nam mà tôi cũng có đến thăm gia đình một ít lần là gia đình ông Chiến sĩ, một hàng binh Lê Dương nổi tiếng mà bây giờ tôi quên tên tiếng Đức, ông có vợ người Việt và mấy người con mà sau đó hình như cũng về Đức cả, một cô thậm chí còn là nghệ sĩ ballet. Đáng tiếc tôi không thân, và vì với người đã về hưu thì CHDC Đức có chính sách cho sang chơi tây Berlin thoải mái nên ông đã tận dụng nó và khi quá quen, theo tôi sau này biết, thì đã vĩnh viễn bỏ vợ con ở lại bên này. Thế mới thấy, con người khi về già tính khí cũng thay đổi khó lường ra trò. 

Một anh bạn Đức tôi muốn kể là TS. Werner Schramm, cùng ở ZOS với tôi nhưng khác chuyên môn nên ít nói chuyện ở viện mà khi về nhà anh là chính. Anh hơn tôi 2 tuổi, làm kỹ thuật ở Viện, vốn học đại học kỹ thuật TH Ilmenau, nơi cũng có nhiều sinh viên Việt Nam theo học mà lúc đó có lẽ anh cũng quý vì chúng ta nói chung chăm chỉ và khiêm tốn, mà lúc ấy chưa có dịp tiếp xúc, nên sau khi nói qua loa ở viện thì mời tôi về nhà ngay. Cũng phải nói thêm tại sao tôi ít tiếp xúc chuyên môn vì anh là laser khí của Phòng GS Hertz, nhưng là KS nên anh có song song làm luận án TS, nhưng chắc chắn là dạng hàm thụ, và có lẽ là ở trường cũ với thày cũ, chứ không ở ZOS. Cũng vì ở tít dưới Ilmenau lên, ‚dân ngụ cư’ nên anh không có nơi ở trong thành phố.      

Một anh bạn người Việt thời đó tôi muốn nhắc nữa là bạn TĐ, nhân nói đến ông bà Faber, đang làm đại diện Việt Nam Thông tấn xã tại Berlin, cũng Moritzburger như tôi, hơn nữa là Moritzburger đích thực, chứ không ‚giả cầy’ như tôi, vì chỉ đến đó chụp ảnh với „bác Hồ’, và lại còn cũng trên sơ tán Đại Từ, Thái Nguyên 3 năm như tôi. Nhưng anh học Văn chứ không vật lý như tôi, nên sau tốt nghiệp về VNTTX trong khi tôi về VVL. Anh cũng có thời gian dài đóng ở Vĩnh Linh tuyến lửa thì phải nên khi tôi sang ZOS thì anh đã ở đó rồi, cùng vợ con nên có một căn hộ tầng một rất đẹp ở một căn nhà chung cư 10 tầng mới xây ngay Leninplatz-Quảng trường Lenin. Khi đó VHLKH CHDC Đức  cũng có mấy că hộ ở gần đó mà có mấy anh bạn Việt Nam ở đó nên chúng tôi cũng hay lại chơi. Phải nói lúc ấy có vị trí và chỗ ở như thế là mơ ước nhiều người. Nhưng sau đó anh và tôi đều bận nên cũng ít gặp nhau. Chỉ sau này, tức sau 1995, tôi về nước thì chúng tôi có hay gặp nhau vì anh cũng theo đuổi dịch thuật, nhưng anh và tôi theo 2 mảng khác nhau nên có gặp thì cũng chỉ về mặt tình cảm xa xưa, chứ không phải vấn đề chuyên môn học thuật, như Quang Chiến mà ở trước tôi dành cả một bài cho anh khi anh mất. Hai người này khác nhau nhiều tuy cùng có năng khiếu văn học từ thời để chỏm, tôi nhớ hồi ấy chúng tôi ai cũng đều có nhắc đến đến họ với những bài thơ, chắc chắn cũng na ná như Trần Đăng Khoa học, nhưng sau này mỗi người đi mỗi con đường. TĐ học trong nước như tôi nên đi làm phần nào theo nghề đã học, anh có tay nghề nên chắc chắn sử dụng tiếng Việt thành thạo hơn tôi và hơn nữa ghi chép nghiêm chỉnh, chứ không như tôi, nên anh cũng ra nhiều cuốn sách dịch và ít nhiều cả viết nữa. Đáng tiếc gần đây có thể do bệnh tật nên anh khá kín tiếng.                              

Trở lại phần điểm báo Đức. Tờ Spiegel 28 số ra ngày 09.07.2022 có tựa đề: „Die eine Lüge zuviel-Một lời nói dối quá nhiều“ với chân dung Boris Johnson, nguyên Thủ tướng Anh, tai đeo dải băng Quốc kỳ Nga ngụ ý lời nói dối về vấn đề cuộc chiến tranh Nga-Ucraina. Dưới là giải thích: „Der Clown geht, das Chaos bleibt: Boris Johnson toxisches Vermächtnis-Gã hề ra đi, nhưng cuộc hỗn loạn vẫn còn ở lại: Di chúc độc hại của Boris Johnson“. Rèm đã được kéo lên, màn kịch cuối cùng của Boris Johnson ở Nghị viện Anh diễn ra, đầy kịch tính, và nó cũng nói lên được những sóng gió ở nước Anh dưới thời Johnson. Sau không đầy 3 năm ông ta đã làm thay đổi nó rất nhiều. Bây giờ EU chỉ cần nước Anh, dù hay chính vì không còn là thành viên EU nữa, về mặt quân sự và chiến lược. Cũng có bài rất hay phỏng vấn nhà chính trị học Tim Bale, đang dạy ở  đại học Queen Mary University of London về Di chúc của Boris Johnson. Ông nói hồi ký của Johnson cũng sẽ rất đặc biệt đấy. Ngoài sự hỗn loạn, Johnson còn để lại mối liên hệ rạn nứt với tất cả các đối tác EU. Có khi Johnson lại là bài học cho nước Anh. Lời cảnh báo, chót bầu cho ai đó mà sau đó người ấy lại ít quan tâm tới sự thật hay các quy tắc. Về lâu dài thì điều đó hay cũng nên.

Cũng còn bài đáng đọc là về ngoại giao, phỏng vấn Jean Asselborn, Luxemburg, Bộ trưởng ngoại giao kỳ cựu nhất EU và Annalena Baerbock, đồng nghiệp người Đức của ông, về mối liên hệ của ông với bà này, một già một trẻ, và nhất là Baerbock vốn xuất thân vận động viên chuyên nghiệp rồi mới chuyển sang hoạt động chính trị. Câu hay của ông là: „Chúng tôi được trả lương cho việc chúng tôi tin vào ngoại giao“. Và câu hay của bà là: „Chúng ta không được phép thành lập một câu lạc bộ tách biệt bên trong EU“.              

Và bài: „Nói chuyện với những kẻ tội phạm chiến tranh“. Ứng xử với Putin đã trở nên trò đu dây. Biden không còn nói chuyện với tên xâm lược. Scholz vẫn cố, bởi vì càng ngày càng thấy cần những sáng kiến ngoại giao. Nhưng cái gì quan trọng hơn, đạo đức hay Realpolitik-nền chính trị thực dụng.   

Mục ‚Vật lý’ có bài quá hay, xin giới thiệu cùng bạn đọc

 

Vụ thử va đập đắt nhất thế giới

Sau kỳ nghỉ 3 năm, máy bắn hạt cơ bản ở CERN gần thành phố Genève lại bắt đầu hoạt động. Liệu các nhà nghiên cứu cuối cùng có thành công với chuyến đột phá vào một ngành vật lý mới – hay thời đại các siêu máy gia tốc đã chấm dứt?

Từ thứ ba rồi, các nhà vật lý lại cho nổ ở Trung tâm nghiên cứu CERN gần thành phố Genève sát biên giới Pháp-Thụy Sỹ. Họ bắn mạnh các hạt cơ bản vào nhau rồi hy vọng có cái gì mới đó nảy sinh. Các hạt proton bay với vận tốc 11200 vòng/s qua cái ống dài 27km của máy gia tốc vòng Large Hadron Collider-Máy va chạm hạt cơ bản (LHC) chỉ nhằm mục đích lúc nào đấy tự hủy nhau bởi các cú va chạm trực diện cực mạnh.

Ở CERN đã nghỉ các hoạt động từ 3 năm nay để các cán bộ nghiên cứu và kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng và cải tiến các thiết bị. Họ đã tinh giản các detector, hội tụ chùm hạt cơ bản mạnh hơn và gia tăng năng lượng của chúng. CERN tuyên bố, qua đó đã „gia tăng năng lực phát hiện“. Chắc chắn phải cần điều đó rồi. Bởi vì cho đến nay hiệu quả của LHC kém đến mức đáng ngạc nhiên. Niềm hưng phấn khi khởi động máy cách đây 12 năm tan biến từ lâu rồi. Hans Magnus Enzensberg (một trongnhững nhà văn đương đại nổi tiếng nhất nước Đức) khi ấy từng mô tả CERN là „Nhà thờ Đức Bà của ngành Vật lý học“, và những nhà nghiên cứu ở đấy được coi như là các thày tu cao cấp của khoa học chẳng hứa hẹn gì kém hơn là giải mã những bài toán khó nhất của vũ trụ.

Thực ra chỉ sau 2 năm hoạt động bình thường, nhóm nghiên cứu LHC, đúng ngày này trước đây 10 năm, đã công bố phát kiến lớn của họ: chứng minh thành công hạt higgs-boson và qua đó là thành phần cuối cùng của vật chất đã biết. Các nhà vật lý hy vọng, bây giờ qua đó sẽ bắt đầu đi vào vùng đất mới. Họ dự tính rằng chắc chắn trong ngọn lửa bùng cháy những proton bắn ra sẽ còn phát hiện ra nhiều hạt cơ bản còn chưa biết. Nhưng dù họ có cố gắng đến bao nhiêu đi nữa thì cũng chẳng tìm thấy gì dù chỉ một hạt mới.

Liệu bây giờ, sau cú tân trang máy gia tốc và detector, cuối cùng sẽ xuất hiện ngành vật lý mới đang kỳ vọng đến thế? Đợt thí nghiệm tới dự định sẽ kéo dài đến 2025, sẽ là trận quyết tử cho các nhà vật lý. „Nếu bây giờ họ không tìm thấy cái gì thì lĩnh vực nghiên cứu bị khai tử“, nhà vật lý hạt cơ bản Juan Collar của Đại học Chicago nói như vậy với tạp chí khoa học „Science“.

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa: môn vật lý năng lượng cao bị rơi vào vụ khủng hoảng giải thích. Việc xây LHC ngốn hơn 3 tỷ Euro, ngân sách năm của CERN là 1,2 tỷ Franken. Đối với việc trả lời những câu hỏi như đánh đố của vũ trụ thì như thế chưa phải là nhiều tiền, nhưng chỉ vô vọng đi tìm những câu trả lời như thế thì lại là nhiều.

Thêm vào đó còn là câu hỏi, liệu có phải là lãng phí nhân tài không khi hàng ngàn nhà vật lý hết sức tài năng dùng tất cả công sức và thời gian để không tìm ra một cái gì. Tên tất cả các nhà khoa học tham gia một thí nghiệm ở LHC còn dài hơn một bài viết trên tờ Spiegel. Những người giỏi nhất trong những người giỏi này phải dành tài năng của mình cho những nhiệm vụ cần thiết hơn chăng vào thời điểm mà thế giới đang trượt khỏi đường ray thường ngày?

Nhiều thập niên nay, phương pháp mà với nó các nhà vật lý đi vào tận gốc rễ các bí mật của vật chất vừa đơn giản nhưng cũng vừa hiệu quả: họ gia tốc các hạt cơ bản mang điện – ưu tiên cho điện tử, proton nhưng cũng cả positron – lên năng lượng càng ngày càng cao hơn rồi để chúng va đập vào nhau. Với những detector thích hợp họ thu thập những mảnh vỡ xuất hiện sau cú va đập và tìm trong số ấy những hạt cơ bản mà họ còn chưa biết.

Có thể chê phương pháp này là thiếu sáng kiến, nhưng thành công lại chứng tỏ là các nhà vật lý đúng. Vào thập niên những năm 1940, 1950, 1960, thiên nhiên ban cho họ những cái mới hầu như vô tận. Các hạt cơ bản pion, sigma, omega, delta, chẳng bao lâu đã nhiều tới mức người ta phải nói tới „vườn bách thú hạt cơ bản“. Các nhà lý thuyết gặp rất nhiều khó khăn ở việc lập trật tự cho mớ hỗn độn này.

Mãi đến những năm của thập niên 1970, cuối cùng họ mới thành công ở việc ấy. Tinh hoa nhận thức của họ: thế giới bao gồm tất cả là 12 quarks, điện tử và neutrino khác nhau mà nhờ toàn bộ các hạt gọi là boson khác nhau, sẽ tác động lên nhau. Các nhà vật lý lý thuyết mô tả những tương tác này nhờ những phương trình toán học mà chúng thống nhất lại tất cả những gì mà thế giới hạt cơ bản có để giới thiệu. Cái „mô hình chuẩn của vật lý hạt cơ bản“ này cho đến ngày hôm nay vẫn giữ nguyên giá trị. 

Thế nhưng nếu năng lượng va chạm càng cao thì việc tìm kiếm càng khó. Càng ngày càng hiếm thấy hơn những hạt cơ bản mới, vì thế nên các nhà vật lý rất mừng là cho đến năm 2000 thì cuối cùng, cũng đã tìm thấy các hạt top-quark và tau-neutrino. Qua đấy thì các hạt cơ bản của mô hình chuẩn là trọn bộ – tất cả cho tới hạt cuối cùng, hạt thứ mười ba của các boson. Đồng thời thì đấy là hạt có khối lượng lớn nhất và độc đáo nhất trong số chúng: hạt higgs-boson.

Rồi khi các nhà vật lý của LHC cũng tìm thấy cả dấu ấn của hạt này ở những dữ liệu của họ, thì họ được phép ăn mừng sự kiện đó như là chiến thắng. Đồng thời họ cũng đã gắn vương miện lên cho mô hình chuẩn. Chỉ một năm sau, phát kiến đã được trao tặng giải Nobel danh giá.

Thế nhưng đối với tập thể LHC thì hạt higgs mới chỉ là phần bắt buộc của cuộc thi. Phần thao diễn tự chọn phải là các hạt cơ bản mới. Những hạt như thế nào mà chúng không tìm thấy chỗ đứng trong mô hình chuẩn. Những hạt như thế nào mà chúng sẽ phải lý giải cho một ngành vật lý mới. Thế nhưng thay vì thế, các nhà nghiên cứu lại bắt gặp một chỗ trống trơn không hề có hạt mà chẳng ai biết cái sa mạc này còn kéo dài tới đâu.

Có vẻ như đáng ngạc nhiên rằng các nhà vật lý chưa hài lòng với phát kiến ra hạt higgs. Vì sao với họ thì các công thức thần tiên của mô hình chuẩn vẫn là chưa đủ, mà lẽ ra chúng đã bao hàm tất cả những gì mà trong thế giới các hạt cơ bản cho phép quan sát? Liệu đó là máy chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân, máy laser, bom nguyên tử hay quá trình phân hủy phóng xạ: tất cả những cái ấy thì nhờ mô hình chuẩn mà có thể giải thích được.

Nhưng các nhà vật lý muốn nhiều hơn, và họ có lý khi muốn nhiều hơn. Bởi lẽ dù cho khi mô tả thế giới vi mô, các công thức của mô hình chuẩn không thể sai sót đến thế, thì chúng lại thất bại thảm hại ở việc giải thích thế giới ở tư cách là một cái toàn bộ. Chẳng hạn cho đến nay được coi như là đã chứng minh rằng, khoảng 80% vật chất của vũ trụ cấu thành từ cái được gọi là vật chất tối mà cái này lại không xuất hiện ở mô hình chuẩn của vật lý hạt cơ bản. Thế nhưng một lý thuyết mà nó phủ nhận bốn phần năm vũ trụ, không thể là hoàn chỉnh được.

Một vấn đề khác liên quan tới phản vật chất. Trong mô hình chuẩn thì nó là vật đối xứng chính xác của vật chất: với mỗi hạt lại có một phản hạt mà nó giống cái đầu ở tất cả mọi tính chất của nó, chỉ trừ là điện tích của nó có dấu ngược. Thật sự thì sự tương ứng chính xác của vật chất và phản vật chất đúng là cái mà các nhà vật lý hạt cơ bản đã quan sát được. Chẳng có thí nghiệm nào mà cho đến nay họ đã thực hiện, lại mâu thuẫn với tính đối xứng này. 

Thế nhưng thực tế lại khác. Bởi lẽ nếu tính đối xứng của vật chất và phản vật chất là thật sự hoàn hảo thì lập tức ngay sau vụ nổ gốc cả hai đã phải tự hủy diệt lẫn nhau. Vũ trụ ngày hôm nay lẽ ra đã phải hoang vu và trống trơn, chỉ gồm bức xạ trong lúc đó đã bị nguội đi; lẽ ra đã không có vật chất – các thiên hà, các sao, các hành tinh. Bằng cách nói khác: Tuy mô hình chuẩn mô tả chính xác ứng xử của tất cả các hạt cơ bản nhưng nó lại không giải thích, vì sao thật ra lại có chúng.

Những thiếu sót như thế cho thấy rằng, mô hình chuẩn chưa hoàn hảo; rằng phải có một ngành vật lý ở bên ngoài những công thức đã biết. Và các nhà nghiên cứu CERN muốn tìm ra ngành vật lý này.

Họ tin chắc rằng, sự thật nằm ở đâu đó bên ngoài bãi sa mạc của các hạt cơ bản mà cái bãi này xuất hiện ở miền năng lượng phía trên higgs-boson. Câu hỏi chỉ là: việc bắn nát đầy tính vũ phu các hạt cơ bản với những chiếc máy bắn càng ngày càng lớn hơn có thật sự dẫn đến miền đất hứa của ngành vật lý mới chăng? Loạt thí nghiệm tới đây của LHC sẽ cho thấy điều ấy.

Hy vọng với máy gia tốc này thật sự tìm ra được những hạt mới trong khi đó lại giảm dần. Phần lớn các nhà vật lý coi rằng, nhiều khả năng hơn là họ sẽ bắt gặp những chỉ dẫn mà chúng cho phép quy về tác động gián tiếp của những hạt như vậy. Trên thực tế là đã có những dữ liệu đo đầu tiên mà chúng chỉ ra rằng, đã xuất hiện những vết nứt trong cấu trúc của mô hình chuẩn. Nếu như tất cả xảy ra đúng theo mong ước, thì do nhờ LHC đã được trang bị lại, các nhà khoa học sẽ có thể nghiên cứu những chỉ dẫn này kỹ hơn. 

Tuy nhiên cũng có khả năng rằng, những chỉ dẫn này lại tỏ ra chỉ là điều kiện hão huyền và đến cuối loạt thí nghiệm 3 năm sắp tới, các nhà vật lý của CERN lại trắng tay. Trong trường hợp như thế thì hầu như sẽ không còn tưởng tượng được rằng họ sẽ còn tìm ra những nhà tài trợ cho ước mơ của họ có một thế hệ tiếp theo cho LHC. Đường hầm của „Furure Circular Collider-Máy va chạm tròn tương lai“ (FCC) sẽ dài 100km, tiền xây dựng ước tính sẽ là 20 tỷ Euro. 

Nhưng nếu giấc mộng này vỡ ra thì sao? Loại trừ khả năng các nhà vật lý bỏ cuộc. Họ coi đó là trách nhiệm của mình, phải giải mã câu đố của vật chất. Việc tuyên bố rằng cái ấy không giải được, sẽ đồng nghĩa với thất bại của môn khoa học của họ.

Có nghĩa là họ chẳng còn gì khác nữa là phải tìm ra những con đường mới, xem có thể vượt qua bãi sa mạc của các hạt cơ bản bằng cách nào – thực tiễn đến thế nào khi họ giỏi đến thế trong việc vượt qua những rào cản có vẻ như chẳng bao giờ vượt qua được. Chẳng hạn hiện nay một số người đang hì hục tìm những phương pháp, để vẫn có thể bơm những năng lượng cực kỳ lớn cho điện tử trên những đoạn đường rất ngắn. Bước phát triển còn đang ở bước khởi đầu, nhưng nếu như nguyên tắc được gọi là máy gia tốc Kielfeld tỏ ra đáng tin cậy, thì đấy có thể là con đường có thể đi đến lĩnh vực FCC thế nào mà không phải đào hầm qua phần lớn của dãy núi Jura nằm gần CERN.

Một khả năng khác là ở việc quay trở lại với các thí nghiệm vũ trụ. Ở những ngôi sao nơtron, ở các vụ nổ supernova, ở lỗ đen và đặc biệt là ở chính vụ nổ gốc thì vật chất phải chịu những điều kiện cực đoan mà chẳng có phòng thí nghiệm nào trên Trái Đất cho phép sản xuất ra. Những kính viễn vọng càng ngày càng mạnh hơn của các nhà vật lý thiên văn cho phép nghiên cứu các quá trình ở những phòng thí nghiệm tự nhiên này với độ chính xác các chi tiết càng ngày càng cao hơn.

 Thực ra trong những năm vừa qua, thiên văn học đã phát triển lên thành một thể loại như khoa học dẫn đường cho môn vật lý các hạt cơ bản. Đã thấy: phải tìm câu trả lời cho nhiều câu hỏi về thế giới của các hạt quark và nơtrino trên trời. Tuần tới các nhà thiên văn học một lần nữa lại chứng minh, những nhận thức của họ hiện nay tiến nhanh đến mức nào: ngày thứ ba họ sẽ giới thiệu những bức ảnh đầu tiên của chiếc kính viễn vọng vũ trụ „Webb“ mới.

 


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)