Phương Thảo dịch (VNTB) Vào một đêm thứ Bảy tại thành phố Hồ Chí Minh giới trẻ đang bắt đầu tập trung tại nhà thờ Tin lành Tân Thuận, quận 7. Họ đi đến trên những chiếc xe máy sáng bóng, quần áo gọn gàng, tóc bóng mượt. Họ có vẻ nhút nhát trước người lạ, chào đón bạn bè một cách hồ hởi, và ngồi lên trên các băng ghế dài.
Nhà thờ Tin Lành Tân Thuận |
” Ở đây, tình huynh đệ gần gũi, tôi có rất nhiều bạn bè”, Tin, 24 tuổi nói, Tin tham gia buổi lễ thứ bảy dành cho giới trẻ thường xuyên cùng với người anh trai 27 tuổi tên Định .
Mỗi tuần một buổi tối, buổi lễ nhà thờ này chỉ dành cho thanh thiếu niên. Một đêm dành cho các thành viên mới. Một đêm dành cho người già. Cũng có các buổi cầu nguyện sáng sớm mỗi ngày và một số các buổi lễ vào ngày chủ nhật. Trong tuần còn có các buổi truyền đạo để rao giảng Tin Mừng.
Sự việc ở đây rất khác biệt so với tỉnh Quảng Ngãi ở miền trung Việt Nam, nơi mà chính quyền thường xuyên ngăn chặn việc đi lễ ở nhà thờ và ngăn cấm các chuyến đi rao giảng Tin Mừng.
Nhà thờ phát triển
Đạo Tin Lành phát triển mạnh ở Việt Nam . Điều tra dân số của chính phủ cho thấy có sự gia tăng từ 410.000 năm 1999 lên 734.000 tín đồ trong vòng một thập kỷ. Ngày nay, chính phủ ước tính con số này vào khoảng 1 triệu, trong khi nhà thờ cho rằng có gần hơn tới 2 triệu tín đồ. Nhà thờ tự ghi nhận sự bùng nổ tín đồ, với các buổi lễ ngày chủ nhật các thành viên mới thường chen chúc tràn ra cả ngoài cửa.
Bất chấp những nỗ lực của các nhà chức trách, Đạo Tin Lành đã tăng trưởng đặc biệt ở các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong khi số liệu thống kê đáng tin cậy không tồn tại, Bộ Ngoại giao Mỹ đã viết trong báo cáo tự do tôn giáo cuối cùng là ” dựa trên các ước tính của các chuyên viên, hai phần ba số giáo dân Tin Lành là dân tộc thiểu số.”
Nhưng sự tăng trưởng đó đã bất chấp những trở ngại lớn. Trong khi đạo Tin lành là một trong số 38 tôn giáo được chính phủ Việt Nam công nhận chính thức, các hoạt động tôn giáo lại thường xuyên bị chính quyền địa phương cấm đoán. Hầu hết hoạt động truyền giáo bị coi là bất hợp pháp và các thành viên cho hay các hoạt động của họ bị giám sát và cắt giảm. Chính phủ đã gây áp lực để ngăn chặn sự hợp nhất của giáo hội Tin Lành miền Bắc và miền Nam, một động thái nhằm giữ phía Bắc (vốn còn rất nhiều hạn chế hơn và đã không nhìn thấy được sự phát triển của miền Nam) dưới tầm kiểm soát.
Tại các khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các vùng cao, đầy rẫy đàn áp. Một báo cáo được công bố trong tháng sáu của Tổ chức Quan Sat Nhân Quyền Thế Giới- Human Rights Watch- có đề cập đến một cuộc đàn áp có hệ thống và các Kitô hữu người dân tộc thiểu số “đã phải chịu sự giám sát liên tục và các hình thức hăm dọa, bắt bớ và ngược đãi khác nhau trong khi bị lực lượng an ninh giam giữ.”
Ngay cả ở thành phố Hồ Chí Minh tương đối cởi mở, các Kitô hữu đã phải đối mặt với ngăn chận. Mục sư và các tín đồ nhận thấy việc di chuyển của họ bị theo dõi và đã bị bắt bớ. Những tín đồ caa hội không được chính phủ chính thức công nhận đã phải đối mặt với áp lực cụ thể. Trong tháng Giêng, một mục sư vốn là mục tiêu bị chính quyền theo dõi đã lâu đã bị tấn công dã man và thủ phạm không bao giờ bị bắt. Năm ngoái, trường giảng Kinh Thánh của ông bị lục soát bảy lần khác nhau.
Vấn đề bức hại
Cánh Cửa Mở, một tổ chức Kitô hữu phi chính phủ giám sát đàn áp, đã xếp hạng Việt Nam là một trong những quốc gia tồi tệ cho các tín đồ Kitô trong Danh sách Theo dõi Toàn Cầu. Việt nam được xếp hạng 16 trong số 50 và được đánh dấu “khủng bố nghiêm trọng.”
Mục sư Hoàng cho biết dù thành phố Hồ Chí Minh có bầu không khí cởi mở, mục sư thậm chí đã bị bắt giam nhiều lần.
” Một lần tôi đang rao giảng tôn giáo trong một khu vực gần đó và cảnh sát đã ‘mời’ tôi và đã cho tôi một bài giảng trong bốn giờ đồng hồ. Họ nói rằng tôi không thể truyền bá tôn giáo và tôi nói: mọi người hỏi nên tôi trả lời … Điều này đã xảy ra ba lần,” ông nói.
Trong khi tình hình đã được cải thiện nói chung, ông cho biết, nhưng chính phủ vẫn còn kiểm soát ở khắp nơi.
” Có ít mối đe dọa từ bên ngoài hiện giờ, nhưng từ bên trong họ vẫn muốn hành động,” ông nói.
Mục su Quang ở nhà thờ Tân Thuận cho hay có sự kiểm soát chặt chẽ. Nhưng “điều diệu kỳ lạ là chính quyền càng gây áp lực cho các tín đồ thì càng có nhiều người muốn trở thành tín đồ.”
Nguồn: Eurasiareview