Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chính trị Việt Nam khi không còn Nguyễn Phú Trọng

Ngọc Lan dịch 

 

(VNTB) – Tập Cận Bình tôn vinh Nguyễn Phú Trọng là một người đồng chí tốt, một người anh em tốt, và một người bạn tốt.

Chính trị Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên mới sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Việt Nam trong hàng chục năm, Nguyễn Phú Trọng đã giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trong 13 năm với ba nhiệm kỳ. Việt Nam là một nhà nước độc đảng theo chế độ độc tài do ĐCSVN lãnh đạo, Tổng Bí thư là người nắm giữ vị trí cao nhất trên thực tế tại Việt Nam. Kỷ nguyên mới này, với một Tổng Bí thư mới, đang được cả trong nước và quốc tế theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng trong khu vực.

Chính trị Việt Nam vẫn ổn định mặc dù có nhiều thay đổi về chức vụ chủ tịch nước và thủ tướng, vì đại hội toàn quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đưa ra các quyết định quan trọng định hình hướng đi của đất nước. Trong thập niên qua, Nguyễn Phú Trọng được ghi nhận là người chỉ đạo các chính sách quan trọng như chính sách chống tham nhũng. Ông được cho là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của Việt Nam từ thời ông Hồ Chí Minh. Nguyễn Phú Trọng trở thành tổng bí thư của đảng cầm quyền vào năm 2011 và đã tạo nên lịch sử khi nắm giữ được nhiệm kỳ năm năm thứ ba vào năm 2021. Nguyễn Phú Trọng cũng là chủ tịch nước Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2020. Bất chấp những thay đổi nhanh chóng trong chức vụ chủ tịch nước và thủ tướng, ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản vẫn ổn định, giúp duy trì chế độ cộng sản của đất nước. Tuy nhiên, một số bất ổn đang xuất hiện ở Hà Nội sau cái chết của Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng để lại một di sản chính trị và kinh tế hỗn hợp: tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và cuộc đàn áp tham nhũng “nóng bỏng”.

Nhiệm vụ tạm thời được chuyển giao cho Tô Lâm, 66 tuổi, người đã trở thành chủ tịch nước vào tháng 5 và cựu Bộ trưởng Bộ Công An Việt Nam. Tô Lâm được nhiều người coi là người kế nhiệm ông Trọng, đặc biệt là vì tham gia chiến dịch chống tham nhũng đầy tham vọng của Nguyễn Phú Trọng. Kể từ năm 2016, chiến dịch này đã đánh đổ 40 thành viên của Ban Chấp hành Trung ương đảng và hàng chục tướng lĩnh quân đội và công an. Mặc dù cuộc đàn áp đã nhận được sự ủng hộ của công chúng, việc loại bỏ sáu trong số 18 uỷ viên Bộ Chính trị kể từ tháng 12 năm 2022, trong đó có 3 trong số năm nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam kể từ tháng 3, đã làm dấy lên mối lo ngại về đấu đá nội bộ phe phái và lo ngại về một cuộc khủng hoảng kế nhiệm tiềm tàng. Tô Lâm sẽ giữ chức vụ này cho đến Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 14 vào tháng 1 năm 2026. Trong 17 tháng tới, sẽ có không có nhiều hoạt động hoạch định chính sách vì ĐCSVN tập trung vào việc lựa chọn nhân sự mới và chuẩn bị cho Đại hội.

Bất chấp tình hình chính trị bất ổn, không có thay đổi nào kỳ vọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, với việc Hà Nội vẫn kiên trì trung lập và duy trì quan hệ kinh tế sâu sắc với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ cùng các đồng minh. Các nhà quan sát nhìn chung đánh giá tích cực về “Ngoại giao Cây Tre” thực dụng của Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng, vì chính sách này cân bằng khéo léo mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong bối cảnh rạn nứt ngày càng sâu sắc với quốc gia láng giềng phía bắc ở Biển Đông. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bên ngoài. Các điểm nóng tiềm ẩn như sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, quan hệ xấu đi với Campuchia, và những thay đổi có thể xảy ra trong chính sách của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền mới. Bất chấp những khác biệt, Nguyễn Phú Trọng luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau có thông báo về cái chết của Trọng, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình đã gởi lởi chia buồn, tôn vinh Nguyễn Phú Trọng là một người đồng chí tốt, một người anh em tốt, và một người bạn tốt.

Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng, mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ và Nga cũng đạt đến những tầm cao mới. Trong 10 tháng qua, bất chấp các vấn đề về sức khỏe, Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đón cả Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Hà Nội và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6. Hà Nội cũng đã thúc đẩy mối quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và các nước láng giềng ASEAN.

Nguyễn Phú Trọng đã làm rất nhiều để định hình hướng đi của đất nước và khả năng sửa đổi các chính sách của ông hoặc thay đổi lộ trình là rất khó xảy ra. Vẫn chưa biết ai sẽ là người kế nhiệm Tổng bí thư và Bộ Chính trị không tiết lộ gì vì hầu hết những người bổ sung vào Bộ Chính trị gần đây đều có xuất thân là quân nhân và có khả năng sẽ ngoan ngoãn hơn, ít tranh chấp hơn. Dự kiến trong quá trình kế nhiệm ​​sẽ không có xung đột nào. Tuy nhiên, với Việt Nam, những năm khó khăn vẫn đang ở phía trước, và mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ bị thử thách khi căng thẳng gia tăng trong khu vực.

_________________

Nguồn: Vietnamese Politics After Nguyen Phu Trong

 


 



Tin bài liên quan:

VNTB – Tô Lâm là ai? ( Bài 8)

Do Van Tien

VNTB – Vì sao cần thuyết phục ông Nguyễn Phú Trọng không nên “chống dịch” như “chống giặc”?

Phan Thanh Hung

VNTB – Triết học của Việt Nam phục vụ yêu cầu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo