Thạch Lam Trần (VNTB/ Bloomberg) Cao tốt nghiệp từ một trong những trường có uy tín nhất của Việt Nam, và với 22 tuổi, anh dường như có một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, triển vọng nghề nghiệp của của Cao có vẻ bị bó hẹp bởi di sản của cuộc chiến tranh.
Hai người chú của ông phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau khi đất nước được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mẹ của ông đã bị từ chối nhập học vào một đại học vì có quan hệ với “chính quyền miền Nam. ” Ngay cả khi Việt Nam nới lỏng quy định cũ, liên quan đến chế độ cũ, thì nhiều người ở miền Nam cho rằng hệ thống vẫn ủng hộ những người có mối quan hệ cộng sản.
![]() |
Vũ Tiến, một sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, giữ hình ảnh của cha mình – người đã từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà (1954-1975).Nguồn: Bloomberg News |
Thảo luận mối quan hệ với chính quyền Sài Gòn cũ là một chủ đề nhạy cảm và Cao yêu cầu chỉ sử dụng tên họ của mình. Cuối cùng, Cao đã tìm được việc tại một công ty bất động sản tư nhân. “Nếu doanh nghiệp nhà nước quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của tôi, tôi chắc chắn tôi sẽ không có việc làm”, anh nói.
Vết nứt cuộc chiến
Ngay cả khi mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã cải thiện đáng kể kể từ khi quan hệ ngoại giao hai nước được khôi phục vào năm 1995, vết thương trong long xã hội Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn bình phục từsau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Việt Nam vẫn là một quốc gia phân tầng liên quan đến di sản quá khứ, và sự phân biệt đối xử.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt, trong đó 1,8 triệu triệu người vẫn bị chia rẽ bởi người cộng sản. Nhiều người không muốn đầu tư tiền và chuyên môn tại quê hương vì chính quyền vẫn nhìn họ với ánh mắt nghi ngờ, Nguyễn Thịnh, người từ bỏ cơ hội tại thung lũng Silicon để bắt đầu một công ty phần mềm tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
“Trừ khi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhận thấy nỗ lực hòa giải, còn không thì Việt Nam sẽ không thu hút được những tinh túy đó [chất xám],” ông nói.
Một trở ngại lớn cho phát triển kinh tế của Việt Nam là một thiếu hụt đội ngũ lao động có kỹ năng bởi vì hệ thống đại học vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của một nền kinh tế hiện đại, Trinh Nguyễn nói. “Một trong những cách dễ nhất cho Việt Nam là phát triển các chính sách thu hút và giữ chân người Việt có tay nghề cao ở nước ngoài.”
![]() |
Cờ Tổ quốc và biểu ngữ chào mừng Đảng Cộng sản trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Justin Mott / Bloomberg |
“Chế độ hiện tại đã không bao giờ thực sự suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề hòa giải”, ông Đức nói. “Họ luôn luôn khẳng định mình là người chiến thắng của cuộc chiến.”
Sau chiến tranh, sự tin cậy của Đảng Cộng sản vẫn dành cho những người miền Bắc và Đảng viên Đảng cộng sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đã từ chối các câu hỏi về hòa giải.
Trong dịp kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước tại Tp. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi người Việt trong và ngoài nước “nêu cao chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước, truyền thống nhân đạo, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc.”
Phản ứng cuộc chiến
Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh và hơn 1 triệu người, bao gồm cả những người phục vụ trong quân đội Mỹ hoặc trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũ, đã được gửi đến trại giáo dục, theo một Cao Ủy viên Liên Hiệp quốc về người tị nạn.
Các gia đình, dù ba thế hệ đã trôi qua, đã được coi là có “lý lịch xấu” bởi vì các mối quan hệ của họ với chính phủ trước đó. Hệ thống kiểm tra lý lịch, liên quan đến giấy tờ xin việc và nhập học đã khiến 1 triệu người Việt Nam tị nạn, và đến nay vẫn còn tồn tại.
“Đảng viên phải không có cha mẹ hoặc cha mẹ chồng làm việc cho chế độ cũ”, Vũ Tiến, một sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, người có cha từng phục vụ trong quân đội miền Nam Việt Nam, đã quyết định tìm đến phương Tây vì thấy triển vọng kinh tế tốt hơn cho bản thân. “Thật vô nghĩa với một chính sách bất công, khi cuộc chiến đã kết thúc 40 năm.”
Trong nhiều cách, hận thù đã được xoa dịu, và có những yếu tố mất cân bằng về chính trị và kinh tế. Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng là y tá trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đã kết hôn với một người Mỹ gốc Việt tên là Henry Nguyễn, người từng có cha làm việc cho chính phủ miền Nam Việt Nam. Và những người Việt từng có quan hệ với chế độ cũ bây giờ có thể nắm giữ một số vị trí trong chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, mặc dù họ có thể không có thể ở vị trí hàng đầu.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp, đặc biệt là những người ở miền Nam, thích làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài như Intel Corp hay Samsung Electronics Co. – khu vực kinh tế mà chính phủ dự báo sẽ mở rộng 6,7% trong năm tới, tốc độ nhanh nhất trong chín năm – cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Nhiều chuyên gia trẻ ở miền Nam cũng cho biết họ không có ý định gia nhập Đảng Cộng sản.
Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính của Việt Nam và cố đô miền Nam cũ, tạo ra gần ¼ GDP của cả nước. Hà Nội, ngược lại, đóng góp 10% GDP.
Dù thế, sự ưu ái vẫn dành cho bên chiến thắng, từ việc tuyển dụng của các quan chức chính phủ chủ chốt, đến các doanh nghiệp nhà nước có trụ sở ở miền Bắc nhận được sự ưu đãi nguồn vốn từ Chính phủ. Cần nhắc lại, doanh nghiệp nhà nước chiếm 50% đầu tư công, 60% khoản vay ngân hàng, nhưng chỉ đóng góp 1/3 GDP, theo số liệu của chính phủ.
Vấn đề trung thành
Lý lịch vẫn được yêu cầu khai báo khi nhập học hay tìm việc, trong đó liệt kê các thành viên trong gia đình đã làm gì “trước và sau ngày 30 tháng 4, 1975.” Và đến nay, thuật ngữ “ngụy”, “chế độ bù nhìn” vẫn còn trong sử dụng trong cách giao tiếp thông thường.
Một luật sư được hỏi về việc, một người có thể kết hôn với một sĩ quan công an nếu họ có các thành viên gia đình từng phục vụ chế độ “ngụy”. Câu trả lời là, điều đó không được phép của Bộ Công an. Một người đàn ông cũng đã yêu cầu trợ giúp pháp lý sau khi các quan chức tỉnh từ chối nhận ông vào làm việc, với lý do cha ông đã từng phục vụ chính quyền Sài Gòn trong cương vị như một kế toán.
Trong khi đó, các cựu chiến binh và những người “đóng góp với cách mạng” – vẫn được nhận sự trợ cấp hàng tháng, bao gồm bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi trong tuyển sinh học hành và việc làm. Thậm chí, những cựu chiến binh cộng sản vẫn được ưu tiên lối đi riêng khi lên máy bay.
Lợi ích kinh tế
Chủ nghĩa lý lịch và sự chia rẽ thời hậu chiến vẫn còn hiện diện thông qua hình ảnh nghĩa trang của hàng ngàn lính VNCH, với những ngôi mộ mất bia, nắp, và nhân viên bảo vệ sử dụng nghĩa trang để nuôi gà. Trên một đường cao tốc gần đó, những ngôi mộ của các cựu chiến binh Cộng sản được chăm sóc cẩn thận và được bao quanh là những luống hoa trong khuôn viên gọi là “nghĩa trang liệt sỹ.”
Việc hoà giải sẽ trợ giúp nền kinh tế Việt Nam, ông Tương Lai, một giáo sư xã hội học và thành viên Đảng Cộng sản, người từng là cố vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho hay.
“Để hội nhập với thế giới, Việt Nam cần hòa giải và trở thành bạn bè với những người mà họ coi là kẻ thù,”. “Nếu không có một sự hòa giải thực sự trong nước, làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó với thế giới?”