Phạm Tuân (VNTB) Video về công an Lương Việt Hà lan trên mạng xã hội như bão,bất kỳ ai xem đều thấy bức bối và căm phẫn, rồi đây dưới áp lực dư luận anh công an này sẽ bị xử phạt nặng, tuy nhiên sẽ thật bất công nếu chỉ thấy mình anh ta có lỗi, phần trách nhiệm phải có cả các cán bộ quản lý xã hội cụ thể là ông Đinh La Thăng một uỷ viên bộ chính trị và bí thư thành phố. Rộng hơn nữa thì trách nhiệm thuộc về nhà nước và người đứng đầu là ông Tổng bí thư.
Công an Hà được cho là đánh ngã người bán hàng rong. Ảnh: Cắt từ clip. |
Để trị bệnh phải điều trị vào nguyên nhân, chứ không xức thuốc căn cứ theo triệu chứng và…
Hàng rong anh là ai?
Những người bán hàng rong đa phần xuất phát từ nông thôn, họ là những nông dân hôm qua oằn mình gánh vác đóng góp cho mấy cuộc chiến tranh, hôm nay hoà bình bị hất ra khoi mảnh đất cấy trồng ngàn đời để trơ thành bụi phố, thành dân bán hàng rong phiêu bạt kiếm ăn.
Hàng rong anh là ai? Họ là những người bỏ ruộng vì hạt lúa làm ra bị ép giá, con gà họ nuôi gánh 17 thứ thuế phí chất chồng.
Hàng rong anh từ đâu? Họ là những người bỏ quê ra phố vì bị cường hào mới o ép, không có quyền được chôn khi chết vì nợ thuế nông nghiệp,họ là những người bị ám ảnh bởi:” nửa đêm thuế thúc trống dồn” từ thời Pháp sang thời ta…thuế chi ly đến mức trong từng hạt thóc cũng cõng cả phí giao thông vì có ai bơm tưới mà không cần đến xăng dầu.
Hàng rong, những nông dân bỏ quê ra phố vì mái tranh nghèo bị đè sụp bởi những biệt điện xa hoa, những bộ ghế ngồi như chiếc ngai vàng của đầy tớ, những chiếc xe hơi bằng cả vụ mùa…
Hàng rong, thân phận ly hương cố bám lề đường gom chút tiền còm cho học phí của con cái với hy vọng đời sau thay đôi nhờ học vấn.
Hàng rong, thân phận mong manh có quyền bình đẳng là được chia đều quyền lợi gánh 29 triệu nợ công của quốc gia trên đôi vai của họ.
Hàng rong… nước mắt của phận nghèo và sự xấu hổ của những nguyên thủ quốc gia có lương tri.
Hàng rong dưới góc nhìn của nhà quản lý
Hàng rong làm xấu mỹ quan đô thị, hàng rong làm mất trật tự, hàng rong gây cản trở giao thông… vô vàn lý do để các quan chức ra lệnh cấm hàng rong…
Không còn con đường sống nào khác, và cũng chăng sung sướng gì khi chọn cho mình phận bán hàng rong, chỉ là lao động lương thiện đổ mồ hôi, sôi nước mắt sao bị xua đuổi…và cao hơn cả là quyền được sống dường như bị tước đoạt đã làm nên tâm lý phản kháng ngầm trong tâm thức những người lang thang kiếm ăn trên phố…
Những anh công an trật tự, những dân phòng vất vả chạy quanh, hình ảnh ngày càng xấu xí trong mắt người dân…tất cả như đèn cù xoay quanh cái trục ngày này quanh ngày khác…
Giá như có một lần ông tổng bí thư, ông chủ tịch nước, bà chủ tịch quốc hội…đến và sống cùng với một gia đình bán hàng rong như cái thời đảng cộng sản còn hàn vi cho đảng viên thực hiện vô sản hoá để hoà đồng giai cấp và trả lời câu hỏi: “nếu như các vị đó rơi vào hoàn cảnh ít học, mất ruộng, nghèo, và quá tuổi lao động trong các khu công nghiệp thì để sống các vị chọn thành người bán hàng rong hay đi trộm chó…?”. Rồi mới xây dựng chính sách quản lý thì có lẽ những chính sách sẽ thuyết phục hơn.
Nếu phải lựa chọn sinh ra một người bán hàng rong và một kẻ bất lương vì đường cùng cơm áo thì người quản lý xã hội sẽ chọn điều gì?
Những nước phát triển cũng có người làm nghề bán hàng rong, nó là thực tế cuộc sống là quy luật cung cầu, các bài học về quản lý của họ có áp dụng được ở ta không?
Có bớt đi được thân phận hàng rong nếu bớt đi những tượng đài nghìn tỷ, những vỉa hè lát đá, bờ sông làm đường lát gỗ, và biệt điện xa hoa?.
Người dân mong lắm các vị trả lời những câu hỏi ấy, thay vì cấm và phạt…
Suy cho cùng thân phận anh hàng rong và anh công an trật tự kia chẳng khác nhau mấy trong guồng quay của cơ chế thời đại rực rỡ ta đang sống.
Một chính quyền là công bộc của dân… bao giờ cho đến bao giờ
Một thành phố tệ nạn trộm cắp, cướp giật không đươc bảo vệ bởi những công an mặc sắc phục ăn lương bằng tiền thuế của dân… các hiệp sỹ từ dân phải chung tay gánh vác.
Một đất nước có vô vàn giáo sư tiến sỹ ngủ quên, để dành các sáng chế phục vụ cho sản xuất cho các nông dân i tờ
Một đất nước người dân muốn sáng chế phát minh phải được cấp phép, muốn nói thật phải bị chấp nhận bị gán hai từ “phản động” và các đầy tớ thì sung sướng hơn các ông chủ nhiều lần.
Một đất nước mà dân khiếu kiện ngày càng nhiều, số người xếp hàng chờ gặp thanh tra chính phủ, gặp lãnh đạo nhà nước cả năm không gặp, liệu có thể công bằng và hạnh phúc?
Biết bao giờ trống đăng văn có từ thời cha ông được treo lại và biết bao giờ có một Bao Công?
Chính quyền của dân, do dân, vì dân, cán bộ là đầy tớ của dân… bao giờ cho đến bao giờ?