Tiến sỹ Lê Thu Hương, ngày 02/6/2016
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)
(người dịch: Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi””, Tổng thống Barrack Obama trích dẫn Nguyễn Du, nhà thơ lớn nhất của Việt Nam, tại Hà Nội vào tháng trước 2.000 người Việt.
Ông khuyến khích chính phủ Việt Nam chấp nhận quan điểm chính trị khác biệt, ủng hộ việc trao quyền cho phụ nữ và thanh niên, và kích thích tinh thần dân tộc với tuyên bố rằng các quốc gia lớn không nên nạt những quốc gia nhỏ hơn. Với bài phát biểu đầy cảm hứng trong cuộc gặp gỡ với những doanh nghiệp trẻ hay ăn bún chả ở một quán ăn ở Hà Nội, ông Obama đã chinh phục trái tim người Việt Nam. Chuyến thăm của ông tới Việt Nam, nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, tăng cường nền tảng cho chính quyền kế tiếp và xây dựng lòng tin chiến lược, là một thành công. Trong thực tế, quan hệ Mỹ-Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông có thể nói là tốt hơn bao giờ hết. Nhiều năm trước đây, không ai có thể tưởng tượng một tổng thống Mỹ mỉm cười và bắt tay với lãnh đạo cộng sản Hà Nội trước tượng của Hồ Chí Minh và rằng hàng nghìn người đã chờ đợi trong các đường phố trong nhiều giờ, dưới ánh mặt trời nóng nực hoặc mưa tầm tã, để chào đón Obama.
Mỗi thành phố mà ông Obama đã đến thăm, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong ba ngày 23-25/5, khái quát nhiều khía cạnh khác nhau của mối quan hệ song phương. Điểm đến đầu tiên- thủ đô của quốc gia – đánh dấu tầm cao mới của quan hệ khi Obama gặp gỡ giới lãnh đạo hàng đầu (Chủ tịch nước Trần Đại Quang của Việt Nam, Quốc hội Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người ông gặp năm ngoái tại Washington) và bàn bạc về hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, quốc phòng, ngoại giao và thương mại. Tại Sài Gòn, với ít phần hình thức hơn, Obama tập trung vào việc thu hút giới trẻ và cộng đồng doanh nghiệp.
Tạo đà cho quan hệ song phương
Tầm quan trọng của chuyến thăm có thể được nhìn thấy ở hai cấp độ: song phương và khu vực. Trung tâm của sự chú ý của báo giới là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương – một quyết định được ca ngợi là một mốc quan trọng trong con đường hướng tới việc khép lại quá khứ chiến tranh khốc liệt. Ý nghĩa tượng trưng của việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là củng cố niềm tin, một việc cần thiết để mở cửa cho hợp tác an ninh hơn nữa và mở đường để nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện ký năm 2013 thành đối tác chiến lược. Ngoài ra, Washington đã cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam 18 tàu tuần tra và Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác quốc phòng giảm mối đe dọa và Sáng kiến An ninh Hàng hải (MSI) của Bộ Quốc phòng Mỹ, một sáng kiến khu vực mà Mỹ đã cam kết tài trợ 425 triệu USD trong 5 năm. Đối với Việt Nam, quốc gia đã kêu gọi nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí trong nhiều năm, quyết định có bốn cấp độ của ý nghĩa: nó tượng trưng cho việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Mỹ- với ý nghĩa là Việt Nam đã đạt được sự quốc tế hóa đầy đủ và ra khỏi “danh sách đen”, cho phép Hà Nội có được những giải pháp thay thế trong việc tìm kiếm các biện pháp tự vệ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông, và cho phép Việt Nam có thể nâng cấp và hiện đại hóa kỹ thuật và đào tạo quốc phòng, không chỉ vì mục đích tự vệ mà còn có lợi cho việc tham gia đầu tiên của Việt Nam trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc vào năm 2017.
Về kinh tế, kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, thương mại hai chiều đã tăng gần 100 lần, tăng từ 18.5 tỷ USD năm 2010 lên 45 tỷ USD năm 2015. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á vào thị trường Mỹ. Cùng với an ninh và hợp tác quốc phòng, hai chính phủ tái khẳng định những nỗ lực chung để tăng cường hợp tác trong giáo dục, y tế, và môi trường, đặc biệt trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng nước trong lưu vực sông Mê Công. Trong số các thỏa thuận đã đạt được là một đơn đặt hàng của VietJet, hãng hàng không tư nhân giá rẻ của Việt Nam, với việc mua 100 máy bay Boeing trị giá 11,3 $ tỷ USD . Tại một cuộc họp báo, ông Obama khẳng định cam kết của Mỹ với các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ông tin rằng hiệp định sẽ được phê chuẩn bởi vì “đó là một điều phải làm.” Khi TPP được thông qua, quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ được tích hợp thêm. TPP cũng mang lại một lời hứa về cải cách hệ thống kinh tế của Việt Nam và sự đa dạng hóa để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Vị trí mới của Việt Nam ở khu vực
Ở cấp độ khu vực, mặc dù vẫn còn phải xem xét từng trường hợp cụ thể, quyết định của Washington cho phép Việt Nam có thể xây dựng sức mạnh của quốc gia này. Quyết định của ông Obama trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự hóa trên Biển Đông sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ cho khu vực. Tại cuộc họp báo ngày 23/5 với sự có mặt của người đồng nhiệm Trần Đại Quang, Obama nói rằng rằng quyết định này không dính dáng với Trung Quốc, thay vào đó, ông nói, nó phản ánh sự trưởng thành của mối quan hệ song phương Mỹ-Việt Nam. Ông đã chia sẻ mối quan ngại về an ninh hàng hải, nhắc lại tầm quan trọng của tự do hàng hải và phương hướng để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.
Chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á đã nâng tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực kể từ năm 2010, khi bà Hillary Clinton công bố khái niệm “trục châu Á” tại Hà Nội trong Diễn đàn Khu vực ASEAN. Việc cho phép bán vũ khí cho Hà Nội là phù hợp với chính sách của Mỹ ở châu Á. Việt Nam có thể sớm trở thành một trong những đối tác an ninh quan trọng của Mỹ trong khu vực. Trong môi trường chính trị hiện nay ở khu vực Đông Nam Á, nhiều nhà lãnh đạo giảm tầm quan trọng của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Gần đây sự đồng thuận bốn điểm đạt được giữa Trung Quốc với Lào, Campuchia, và Brunei đặt ra câu hỏi cho việc đồng thuận giữa mười quốc gia ở Đông Nam Á. Và nếu Philippines, nguyên đơn năng động nhất trong tranh chấp ở Biển Đông, có kế hoạch “lùi một bước” trong chính sách ở Biển Đông dưới thời tổng thống mới Rodrigo Duterte, sự ổn định chính trị của Việt Nam hứa hẹn sự nhất quán cần thiết trong cách tiếp cận chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và tranh chấp hàng hải. Washington công nhận tầm quan trọng của việc có một lập trường mạnh mẽ hơn trong khu vực Đông Nam Á và hỗ trợ Hà Nội để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Trong khi cuộc tấn công quyến rũ của ông Obama đã có hiệu quả và Việt Nam vẫn trong “cơn sốt Obama”, lãnh đạo Hà Nội đang thận trọng quan sát phản ứng của Bắc Kinh. Sự phấn khích về những đỉnh cao mới của quan hệ với Washington sẽ không thay thế việc đánh giá cẩn thận của Hà Nội như thế nào để tránh khiêu khích người láng giềng khổng lồ. Mặc dù lạc quan về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, vẫn còn đó những câu hỏi liệu Trung Quốc – một yếu tố quan trọng trong việc làm nóng quan hệ song phương – là đủ cho một tình bạn lâu dài.
Một hành trình dài ở phía trước
Trong chuyến thăm, Tổng thống Obama phải đối mặt với thách thức kép của việc cải thiện quan hệ với chính phủ Việt trong khi không bỏ qua tiếng nói của xã hội dân sự Việt Nam. Khi một số người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã bị ngăn cản gặp tổng thống, các vấn đề nhân quyền đã bị cho là không nhận được đủ sự chú ý. Quyết định của ông dỡ bỏ cấm vận vũ khí đã bị chỉ trích bởi các nhóm nhân quyền, rằng ông ưu tiên lợi ích chiến lược và kinh tế. Thời điểm của chuyến thăm cũng rất nhạy cảm với nhiều cuộc biểu tình gần đây tại Việt Nam về vụ cá chết hàng loặt và sự thiếu phản ứng kịp thời và tính minh bạch của chính phủ.
Nhưng phát biểu của Obama, trong đó trích dẫn thiền sư Thịnh Nhất Hạnh “Trong cuộc đối thoại thực sự, cả hai bên lắng nghe,” mời gọi một lời giải thích mang tính xây dựng hơn. Quyết định của ông cho thấy rằng Hoa Kỳ đã học bằng cách tương tác với các quốc gia Đông Nam Á. Các quyền con người và dân chủ ít được chú ý hơn ở Đông Nam Á, đặc biệt khi sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực được tăng cường. Một số còn cho rằng thái độ đó của Washington đối với những giá trị đó ảnh hưởng đến vị trí của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á so với Trung Quốc. Với việc nới lỏng lệnh cấm vận kinh tế đối với Myanmar và hủy bỏ cấm vận vũ khí của Việt Nam, chính quyền Obama đã ‘xã hội hóa’ ý tưởng rằng sự chỉ trích trong khu vực ASEAN có thể được coi là sự can thiệp. Trong thực tế, biện pháp trừng phạt và cấm vận đã được chứng minh là không thành công trong việc gây sức ép với chính phủ Việt Nam để cải thiện hồ sơ nhân quyền của nước này. Việc tham gia mạnh mẽ hơn với các tổ chức khác nhau, thông qua các kênh khác nhau, hoặc là quan hệ kinh tế như TPP, hoặc thông qua hợp tác giáo dục như Peace Corps, có thể có hiệu quả hơn. Sau chuyến viếng thăm của Obama, kỳ vọng về thay đổi trở nên mạnh mẽ ở Việt Nam.
Trong chặng thứ hai của chuyến thăm, Tổng thống Obama đã đến Sài Gòn. Đã từng bị tàn phá bởi chiến tranh, thành phố này giờ đây nhộn nhịp với phát triển kinh tế. Obama đã gặp gỡ đại diện xã hội dân sự và nhiều thành viên của lãnh đạo trẻ Đông Nam Á Initiative (YSALI). Ông dường như dành thời gian như nhau để gặp quan chức bộ và người dân.
Sau khi thăm TP Hồ Chí Minh, ông Obama đã đi đến Nhật Bản để trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima, thêm bằng chứng rằng Hoa Kỳ có một khả năng để biến ám ảnh xung đột trong quá khứ thành quan hệ đối tác có ý nghĩa. Với sự bình thường hóa với Cuba và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, ông Obama đã để lại một di sản của sự hòa giải lịch sử, đẩy chính sách đối ngoại ngoài ý thức hệ của Hoa Kỳ. Quỹ đạo hiện tại của mối quan hệ Mỹ-Việt Nam là động lực tối ưu, liên kết thương mại và kinh tế chặt chẽ thiết lập một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu dài mà có thể tồn tại với sự thay đổi địa chính trị. Nếu thay đổi thế hệ là không thể tránh khỏi, thì Tổng thống Obama dường như thành công trong việc đảm bảo có sự tin tưởng từ thế hệ trẻ của Việt Nam.
Tiến sĩ Hương Lê Thu (le2huong@gmail.com) là một nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapre) và là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đài Loan. Lĩnh vực nhiên cứu của cô bao gồm mối quan hệ đương đại Việt Nam-Trung Quốc-Hoa Kỳ.